2. Kiến nghị
3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 2 1– 33 ngày tuổi
Nhìn vào biểu đồ 3.4 ta thấy bổ sung chế phẩm Ig Guard Swine và Focus SW12 với các mức lần lượt là 0,2% và 0,05% vào khẩu phần cho lợn con giai
đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi đã có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn con trong giai đoạn này và mức bổ sung 0,05% chế phẩm Focus SW12 cho hiệu quả cao nhất.
Qua các kết quả trên chúng tôi nhận thấy lợn con được bổ sung kháng thể 0,05% Focus SW12 dạng vi bọc có tác dụng giúp tăng khả năng sinh trưởng tốt hơn so với bổ sung 0,2% Ig Guard Swine dạng bột.
3.4.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 21 - 33 ngày tuổi
Đối với lợn con cai sữa, tính chất (mùi, vị,...) của thức ăn quyết định rất lớn
đến lượng thức ăn ăn vào. Lợn con sau cai sữa chưa quen hoàn toàn với nguồn thức
ăn bên ngoài nên thức ăn phải có mùi vị của sữa lợn mẹđể kích thích tính thèm ăn, từđó nâng cao được lượng thức ăn thu nhận.
Tuy nhiên, lợn con giai đoạn sau cai sữa hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên ảnh hưởng rất nhiều đến lượng thức ăn thu nhận hằng ngày. Đặc biệt, trong khoảng một tuần đầu sau cai sữa, lợn con thường bị giảm ăn, giảm khối lượng, hay bị nhiễm bệnh và tỷ lệ hao hụt đàn cao. Một nguyên nhân nữa là sau khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 cai sữa lợn con thường bị stress do chuyển môi trường sống, do ghép đàn, thức ăn của lợn con cũng thay đổi,... dẫn đến làm giảm lượng thức ăn thu nhận của lợn con.
Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng, tính đồng đều cũng như khả năng kháng bệnh của lợn con. Khẩu phần nào có khả năng thu nhận cao đồng nghĩa với có khả năng tiêu hóa cao, có mùi vị hấp dẫn và có tính ngon miệng cao sẽ kích thích được tính thèm ăn của lợn. Đặc biệt, với lợn con sau cai sữa, nguồn dinh dưỡng hoàn toàn lấy từ thức ăn, việc chế
biến và phối hợp được khẩu phần có lượng thức ăn thu nhận cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao, tăng khả năng kháng bệnh là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khẩu phần có khả năng thu nhận thức ăn cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và khả
năng tiêu hóa thấp.
Chính vì vậy, chúng tôi đã thí nghiệm sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn con phối trộn với mức bổ sung 0,2% Ig-Guard Swine và 0,05% Focus SW12 để tìm ra khẩu phần có mức bổ sung hiệu quả nhằm ăng khối lượng cơ
thể, tăng khả năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn đối với lợn con cai sữa 21 - 33 ngày tuổi. Kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn con ở các lô thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.12.
Qua bảng 3.12 ta thấy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con giai đoạn từ 21 - 33 ngày tuổi cao nhất ở lô TN2 là: 259,60 ± 2,67 g/con/ngày; sau đó là lô TN1: 233,30 ± 18,30 g/con/ngày; và thấp nhất ở lô ĐC 227,58 ± 6,32 g/con/ngày. Sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận hàng ngày giữa lô ĐC với 2 lô TN không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Qua các chỉ tiêu trên chúng tôi nhận thấy khả năng thu nhận thức ăn của lợn con
ở 2 lô TN đều cao hơn với lô ĐC; cụ thể: lô TN1 cao hơn 2,51%; lô TN2 cao hơn 14,07% so với ĐC. Như vậy, lợn con ở lô TN1 sử dụng mức 0,2% Ig-Guard Swine và TN2 sử dụng mức 0,05 % Focus SW12 có hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao và cao nhất là lô lợn con được bổ sung 0,05% Focus SW12.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Bảng 3.12. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi (n = 90)
Chỉ tiêu ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) X ± SE Cv (%) Lượng thức ăn thu nhận từ 21 - 33 ngày tuổi (g/con/ngày) 227,58 ± 8,30 6,32 233,30 ± 18,30 13,56 259,60 ± 2,67 1,78 Chênh lệch so với ĐC (%) 0 + 2,51 + 14,07 Tăng trọng từ 21 – 33 ngày tuổi (kg/con) 1,90 b ± 0,07 6,33 2,40a ± 0,05 3,67 2,58a ± 0,09 5,83 Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TĂ/kg tăng trọng) 1,32 a ± 0,002 0,26 1,06b ± 0,108 17,43 1,11b ± 0,049 7,85
Chú thích: Các giá trị trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê với P<0,05
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
3.4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12
đến bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi
Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở lợn con trong giai đoạn sau cai sữa đến 56 ngày tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy cho lợn con trong giai đoạn này rất đa dạng trong đó E.coli và Salmonella chiếm vai trò chủđạo. Lợn con khi bị tiêu chảy thì khả năng tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng kém, giảm khối lượng cơ thể nhanh chóng và rất dễ bị chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt khác sau khi điều trị khỏi, tốc độ sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy.Tuần đầu tiên sau cai sữa là một trong 3 giai đoạn lợn con có khả năng bị tiêu chảy cao nhất. Tuy nhiên, bệnh vẫn thường xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của lợn và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát dục của lợn con. Do vậy, việc phòng chữa bệnh tiêu chảy trong giai đoạn này là hết sức quan trọng. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu do vi khuẩn E.coli và Salmonella.Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi
Chỉ tiêu ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12) Tổng số lợn con (con) 90 90 90
Số ngày theo dõi (ngày) 12 12 12
Số con tiêu chảy(con) 32 23 22
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 35,56 25,56 24,44 Chênh lệch so với ĐC (%) 0 - 10,00 - 11,12 Số ngày điều trị (ngày) 3 2 2 Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy (%) 100 100 100 Tỷ lệ chết do tiêu chảy (%) 0 0 0 Tỷ lệ sống tới 33 ngày tuổi (%) 100 100 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Từ kết quả bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con ở giai
đoạn 21 - 33 ngày đã giảm một cách rõ rệt, cụ thể: cao nhất lô ĐC là 33,56%; sau
đó đến lô TN1 là 25,56%; và thấp nhất là lô TN2 24,44%. Mức bổ sung 0, 2% Ig Guard Swine và 0,05% Focus SW12 trong khẩu phần đã giảm được số lợn con mắc bệnh tiêu chảy. Đặc biệt lô lợn thí nghiệm được bổ sung 0,05% Focus SW12 làm giảm tỷ lệ tiêu chảy tốt hơn lô lợn được bổ sung 0,2% Ig Guard Swine; cụ thể: lô TN1 giảm 10,00%, TN2 giảm 11,12% so với ĐC. Qua đây chúng tôi nhận thấy các chế phẩm đã có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, kích thích được khả năng tiêu hóa thức ăn.
3.5. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Ig - Guard Swine và Focus sw12 cho lợn con giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi lợn con giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi
Chăn nuôi lợn với quy mô công nghiệp lớn như hiện nay thì chi phí cho thức
ăn luôn được các trang trại đặt lên hàng đầu vì nó chiếm hơn 70% chi phí đầu vào trong chăn nuôi. Thức ăn tốt ngoài việc cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng
được cho sinh trưởng và phát triển tốt thì hiệu quả khi sử dụng thức ăn đó đem lại là yếu tố quyết định thức ăn đó có được sử dụng hay không. Chính vì vậy, việc bổ
sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 vào khẩu phần ăn mà công ty đang sử dụng cần được xác định hiệu quả kinh tế.
Mục đích cuối cùng trong chăn nuôi lợn con là đem lại hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn từ 7 – 21 ngày lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con chưa cao, việc tăng khối lượng hàng ngày của lợn con phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy, trong đề tài này chúng tôi chỉ tính hiệu quả kinh tế khi bổ
sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 cho lợn con giai đoạn 21 - 33 ngày tuổi. Hiệu quả kinh tế của lợn con giai đoạn từ 21 - 33 ngày tuổi được thể hiện qua sự chênh lệch giữa thu và chi khi xuất bán lợn con lúc 33 ngày tuổi.
Các chi phí khi nuôi lợn con thí nghiệm trong giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi bao gồm chi con giống lúc 21 ngày tuổi, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, vaccine, chi phí mua chế phẩm cho lợn con được tính theo giá tại thời điểm đã chi tại Trại. Tại thời điểm thí nghiệm, giá thành 1kg Ig-Guard Swine là 360.000
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 trộn vào khẩu phần thí nghiệm sẽ làm tăng giá 1kg thức ăn hỗn hợp của lô TN. Mặc dù giá 1kg chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 khá cao nhưng sự chênh lệch giữa các lô trong thí nghiệm không nhiều. Điều này được giải thích là do tỷ lệ phối trộn chế phẩm vào trong khẩu phần ăn của lợn con rất nhỏ, cụ thể là lô TN1: Ig- Guard Swine là 0,2% và lô TN2: Focus SW12 là 0,05% thức ăn. Kết quả tính toán hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm được chúng tôi trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Hiệu quả của bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 đối với lợn con từ 21 - 33 ngày tuổi
Chỉ tiêu theo dõi Đơn vị
ĐC (Đối chứng) TN1 (Ig-Guard Swine) TN2 (Focus SW12)
Khối lượng lợn con 21 ngày tuổi kg/con 6,57 6,58 6,56 Khối lượng lợn con 33 ngày tuổi kg/con 8,47 8,99 9,13 Tăng khối lượng lợn con giai đoạn TN Kg/con/kỳ 1,90 2,41 2,57 Giá thành thức ăn VNĐ/kg TA 16.740 17.460 17.170 Hiệu quả sử dụng thức ăn kgTA/kgTT 1,32 1,06 1,11 Chi phí thức ăn/kg TT VNĐ/kgTT 22.097 18.529 19.078 Chi phí thức ăn trong giai đoạn TN VNĐ/con/kỳ 43.643 44654 44.127 Chi phí thuốc thú y VNĐ/con 9.000 9.000 9.000
Chi phí vaccine đồng/con 3.200 3.200 3.200
Chi con giống lúc 21 ngày tuổi đồng/con 1.050.000 1.050.000 1.050.000 Tổng chi phí đồng/con 1.105.843 1.106.854 1.106.327 Tổng tiền bán lợn lúc 33 ngày tuổi đồng/con 1.375.000 1.400.000 1.405.000
Chênh lệch giữa thu và chi đồng/con 251.157 293.146 298.673
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Từ kết quả ở bảng 3.14 ta thấy: chi phí thuốc thú y,vaccine và con giống có giá giống nhau; giá thành 1kg thức ăn giữa các công thức có sự khác nhau: cao nhất là lô TN1 17.460 VNĐ/kg TA; sau đó đến lô TN2 17.170 VNĐ/kg TA; và thấp nhất là lô ĐC 16.740 VNĐ/kg TA. Chi phí thức ăn/kg TT cao nhất ở lô ĐC (22.097 VNĐ/kg TT), sau đó đến lô TN2(19.078 VNĐ/kg TT), và thấp nhất là lô TN1 (18.529 VNĐ/kg TT). Mặt khác, tổng chi phí đầu vào gần tương đương nhau, trong khi đó tổng tiền bán lợn thu về tại cùng một thời điểm ở 2 lô TN cao hơn hẳn so với lô ĐC. Đặc biệt, cao nhất ở lô TN2 là 298.673 VNĐ/con; sau đó là lô TN1 293.146 VNĐ/con; và thấp nhất là lô ĐC 251.157 VNĐ/con. Như vậy, hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn ở các lô TN cao hơn lô ĐC và đạt hiệu quả cao nhất khi bổ
sung 0,05% Focus SW12, sau đó là 0,2% Ig – Guard Swine.
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả khi bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine và Focus SW12 cho lợn con từ 21 - 33 ngày tuổi
Nhìn vào biểu đồ 3.5 ta thấy bổ sung 0,2% chế phẩm Ig Guard Swine và 0,05% chế phẩm Focus SW12 vào thức ăn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho lợn con giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi. Đặc biệt lô lợn thí nghiệm được bổ sung 0,05% Focus SW12 đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua kết quả thí nghiệm thức ăn có bổ sung 2 loại kháng thể Ig Guard Swine và Focus SW12 cho lợn con giai đoạn 7- 33 ngày tuổi chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
- Đối với lợn con giai đoạn theo mẹ:
+ Tăng khả năng tăng trọng của lợn con: Lô bổ sung 0,05% Focus SW12 có tăng trọng cao nhất là 296,43 g/con/ngày, sau đó là lô bổ sung 0,2% Ig – Guard Swine là 290,00 g/con/ngày, và thấp nhất là lô ĐC là 263,57 g/con/ngày.
+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lô TN1 đã giảm 10,66% so với lô ĐC; và lô TN2 giảm 12,00% so với lô ĐC.
Như vậy, bổ sung 0,2% Ig – Guard Swine và 0,05% Focus SW12 vào khẩu phần cho lợn con từ tập ăn đến 21 ngày tuổi đều cho kết quả tốt hơn ĐC.
- Đối với lợn con giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi:
+ Cải thiện tốc độ tăng trọng hàng ngày của lợn con: Cao nhất là lô TN2 có tăng trọng là 234,34 g/con/ngày; sau đó là lô TN1 là 218,18 g/con/ngày; và thấp nhất là lô ĐC 172,73 g/con/ngày.
+ Tăng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con: cao nhất là lô TN2 259,60 g/con/ngày, sau đó là lô TN1 233,30 g/con/ngày và thấp nhất là lô ĐC 227,58 g/con/ngày.
+ Giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của lợn con: Thấp nhất là lô TN1 là 1,06 kg thức ăn/kg tăng trọng, sau đó đến lô TN2 là 1,11 kg thức ăn/kg tăng trọng và cao nhất là lô ĐC là 1,32 kg thức ăn/kg tăng trọng.
+ Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con: Lô ĐC có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là 35,56%; sau đó các lô TN1 và TN2 giảm xuống chỉ còn 25,56% và 24,44%.
+ Hiệu quả sử dụng chế phẩm: Mức bổ sung 0,05% Focus SW12 cho lợi nhuận cao nhất là 298.673 VNĐ/con; sau đó đến mức bổ sung 0,2% Ig-Guard Swine cho lợi là 293.146 VNĐ/kg và thấp nhất là lô ĐC 251.157 VNĐ/kg.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Như vậy, bổ sung chế phẩm Ig-Guard Swine; Focus SW12 vào khẩu phần ăn cho lợn con đã làm tăng tốc độ tăng trọng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn 7 - 33 ngày tuổi và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đặc biệt, bổ sung 0,05% Focus SW12 cho kết quả tốt nhất.
2. Kiến nghị
Đề nghị sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp trên đàn lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa được bổ sung 0,05% Focus SW12 đưa vào sản xuất tại Nhà máy Chế
biến thức ăn chăn nuôi DABACO Hoàn Sơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh, công tác chăn nuôi lợn con của các trại thuộc công ty Dabaco và trại lợn ở