Từ “vitamin” miêu tả một hợp chấp hữu cơ khác với axit amin, carbohydrate, lipit và cơ thể của vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ cho sự tăng trưởng và sinh sản bình thường. Một số vitamin không cần có trong khẩu phần vì chúng có thể được tổng hợp từ các thức ăn hoặc các chất đồng hoá khác hoặc do các vi khuẩn tạo ra trong đường ruột.
Vitamin tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ
thể như : là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp, phân giải các chất dinh dưỡng (trong cơ thể có tới 850 loại enzyme trong đó có khoảng 120 loại có thành phần của vitamin tham gia). Vitamin còn có trong các tế bào cơ thể và giúp lợn sinh trưởng phát dục bình thường. Cơ thể lợn thường xuyên nhận được nguồn vitamin từ
thức ăn. Tuy nhiên với đối tượng lợn khác nhau sẽ có nhu cầu vitamin khác nhau. Vitamin được chia ra thành 2 nhóm: vitamin hoà tan trong mỡ và vitamin hoà tan trong nước. Nhóm vitamin hoà tan trong mỡ bao gồm: các vitamin A, D, E và K. Nhóm vitamin hòa tan trong nước bao gồm: các vitamin nhóm B và vitamin C.
Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô cũng như hình thành nên lớp ngoài của màng nhày của nhiều hệ cơ quan hấp, cơ quan sinh sản và hệ thần kinh, nồng thời nó có chức năng rất quan trọng đối với hoạt động thị giác, nếu thiếu có thể dẫn đến mù. Nhu cầu của vitamin A ở lợn trong 8 tuần tuổi đầu tiên cần 75 - 605mg retinol acetate/kg thức ăn (Sheffy et al., 1954; Frape et al., 1959). Theo NRC (1998), nhu cầu vitamin A của lợn từ 3 - 10 kg là 2200 UI/kg khẩu phần).
Vitamin D có nhiều loại song có 2 loại có giá trịđối với lợn đó là vitamin D2 và D3. Vitamin D tham gia vào chuyển hoá Ca, P, làm tăng sự hấp thu Ca, P ở vách ruột thông qua việc tạo pH thích hợp và tổng hợp nên protein vật mang. Nếu thiếu vitamin D dẫn đến chức năng của cơ không được bình thường do sự méo mó của các xương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 đang phát triển ở lợn con dẫn đến còi xương. Nhu cầu vitamin D của lợn con dùng khẩu phần casein - glucose là 100 UI/kg thức ăn (Miller et al., 1964). Theo NRC
(1998), nhu cầu vitamin D ở lợn con là 220 UI/kg khẩu phần.
Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng đối với lợn. Chức năng của vitamin E là chống ôxy hoá màng tế bào. Thiếu vitamin E dẫn đến hàng loạt các
điều kiện bệnh lý như: suy thoái khung xương, cơ tim, tắc nghẽn mạch, sừng hoá dạ
dày, thiếu máu, hoại tử gan và chết bất ngờ.
Nhóm các vitamin hoà tan trong nước có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất trong cơ thể. Nhiều vitamin thuộc nhóm này có trong nguồn thức ăn tự nhiên, có nồng độ đủ để ngăn ngừa hiện tượng thiếu trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu thiếu các vitamin nhóm này dẫn đến động vật giảm toàn bộ hoạt động trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn cũng như khả
năng thu nhận thức ăn.
Vitamin B1 (Thiamin) tham gia vào quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Miller et al. (1955) ước tính nhu cầu thiamin của lợn từ 2 - 10kg là 1,5 mg/kg thức ăn. Lợn cai sữa lúc 3 tuần tuổi nuôi tới 40kg cần khoảng 1,0 mg thiamin/kg thức ăn (Etten et al., 1940). NRC (1998)
đưa ra nhu cầu thiamin cho lợn từ 5 - 10kg là 1,0 mg/kg thức ăn.
Vitamin B2 (Riboflavin) tham gia vào quá trình ôxy hoá hoàn nguyên, sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hyđrô. Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vào quá trình tạo hemoglubin để phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào sự hình thành axit chlohydric dịch vị và muối mật. Thiếu B2 dẫn đến động vật giảm tốc độ sinh trưởng, viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa. Nhu cầu vitamin B2 của lợn con từ 3 - 5kg là 4 mg/kg khẩu phần, từ 5 - 10kg là 3,5 mg/kg khẩu phần.
Vitamin C là một chất lượng ôxy hoá tan trong nước, tham gia quá trình ôxy hoá các axit amin có vòng thơm. Vitamin C tăng cường sự tạo khung xương và răng. Thiếu vitamin C, vật nuôi sẽ xuất huyết lấm tấm toàn thân.