Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xin vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 35 - 36)

II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án xin vay vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV – Cầu Giấy

1. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xin vay vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

1.3. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xin vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

luận là doanh nghiệp có được vay vốn của ngân hàng hay không. Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, do công tác lập dự án còn nhiều thiếu sót, không tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro… do vậy công tác thẩm định ngoài việc đưa ra quyết định cho vay đối với dự án mà còn đánh giá tính khả thi của dự án, đánh giá các yếu tố rủi ro bất lợi, giúp doanh nghiệp bổ sung những thiếu sót trong dự án và định hướng khắc phục cho dự án để dự án mang tính khả thi cao hơn. Đối với chi nhánh Cầu Giấy nói riêng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, công tác thẩm định đang ngày càng được chú trọng, nâng cao chất lượng và yêu cầu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Thẩm định dự án đóng vai trò đảm bảo mức độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Đặc biệt đối với dự án vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tính rủi ro cao. Kết quả thẩm định lại càng có vai trò quan trọng, kết quả này sẽ đánh giá năng lực của khách hàng, xem xét hoạt động của Doanh nghiệp, quan hệ với các tổ chức tín dụng của Doanh nghiệp, đánh giá mức độ “đáng tin cậy” của Doanh nghiệp, và quan trọng là đánh giá tính khả thi của dự án, hiệu quả về mặt tài chính của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sư phát triển và cơ hội đầu tư của Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thẩm định dự án là cơ sở để xác định số tiền cho vay, hạn mức cho vay, lãi suất, thu nợ gốc và trả lãi của Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng và hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp bên cạnh đó tạo tiền đề cho quan hệ hợp tác giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng.

1.3. Yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án xin vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ nghiệp vừa và nhỏ

Như đã nói ở phần trên, ta có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác thẩm định. Kết quả của quá trình này đều gây ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan, và cụ thể ở đây là doanh nghiệp vừa và nhỏ xin vay vốn và Ngân hàng. Kết quả thẩm định là cơ sở để đưa ra kết luận chấp thuận hay bác bỏ đề xuất vay vốn từ phía Doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần có những yêu cầu đặt ra đối với công tác này.

+ Đảm bảo tính khách quan: Xuất phát từ tình hình thực tế, xem xét các vấn đề liên quan từ đó đưa ra nhận định về tính cần thiết của việc cho Doanh nghiệp

vừa và nhỏ vay vốn.

+ Đảm bảo tính toàn diện: trong quá trình thẩm định cần phân tích dự án trên cơ sở các nội dung, các phương diện, xem xét tính pháp lý của Doanh nghiệp xin vay vốn.

+ Đảm bảo tính chuẩn xác: mức độ tín cậy và có căn cứ của thông tin và các vấn đề nghiên cứu.

+ Đảm bảo tính kịp thời: kịp thời về thời hạn, thời gian thẩm định dự án.

Công tác thẩm định mang những tính phức tạp vì vậy cán bộ thẩm định của Ngân hàng cũng có những yêu cầu cụ thể như sau:

- Nắm vững chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước.

- Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình sản xuất – kinh doanh, các số liệu tài chính của Doanh nghiệp, các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng và Ngân sách nhà nước.

- Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của doanh nghiệp, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định cho vay hay không.

- Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế- kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định.

- Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngời ngành có liên quan ở trong và ngoài nước.

- Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ

- Luôn luôn hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w