Phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 55 - 60)

VII Dòng tiền đã chiết khấu (13%) 2.245,29 10.814,

5.Phương pháp thẩm định

5.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Đây là phương pháp phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các dự án được thẩm định tại chi nhánh Cầu Giấy. Bước đầu tiên là tiến hành thẩm định

tổng quát: xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án như tính đầu đủ, hợp lệ và hợp lý của các của các hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư... Việc này giúp cho cán bộ thẩm định biết được quy mô, tầm quan trọng của dự án, biết được các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định, các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản; Từ đó hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án, liên quan đến các đơn vị nào, bộ phận nào, ngành nào, bộ phận nào là chính. Là cơ sở, căn cứ để tiến hành bước thẩm định tiếp theo.

Sau khi thẩm định tổng quát, các cán bộ đi vào thẩm định chi tiết. Thẩm định chi tiết được tiến hành với từng nội dung cụ thể của dự án như: điều kiện pháp lý, thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi một nội dung cán bộ thẩm định lại đưa ra những ý kiến đánh giá của mình là đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được, nêu ra những gì cần bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của dự án mà mức độ tập trung cho các nội dung cơ bản là khác nhau. Khi thẩm định chi tiết thì kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện nghiên cứu nội dung sau. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án không khả thi thì có thể loại bỏ dự án ngay mà không cần phải đi vào thẩm định tất cả các nội dung của dự án.

Sử dụng phương pháp này có nhiều ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, có được cái nhìn tổng quát về dự án cần thẩm định và không quá tốn kém nhiều thời gian và chi phí mà lại mang lại mang lại hiệu quả cao trong việc thẩm định của chi nhánh. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này cũng cần chú ý tránh bị dập khuôn máy móc.

Ví dụ: “Dự án xây dựng Viện Dưỡng Lão Hà Nam”. Cán bộ thẩm định của chi nhánh đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Đầu tiên cán bộ tiến hành thẩm định tổng quát dự án về các mặt: tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư và quy mô vốn vay là 9 tỷ đồng, thời gian vay vốn là 5 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên…

Khi dự án đáp ứng được các yêu cầu cơ bản thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung: thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, khía cạnh kĩ thuật, khía cạnh kinh tế xã hội của dự án, thẩm định về tài sản bảo đảm.

5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu

Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản được áp dụng nhiều trong thực tế. Với phương pháp này các cán bộ thẩm định sẽ so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thích

hợp, thông lệ quốc tế và trong nước cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tốt nhất. Tùy vào từng dự án cụ thể mà chuyên gia thẩm định sẽ lựa chọn chỉ tiêu để so sánh sao cho phù hợp với quy mô và tính chất của dự án. Các chỉ tiêu được chi nhánh sử dụng bao gồm một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vồn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án: NPV, IRR, điểm hòa vốn…

- Phân tích so sánh lựa chọn phương án tối ưu

- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Mặc dù là phương pháp được sử dụng nhiều, nhưng mặt khác, phương pháp này vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, hạn chế ở số lượng các chỉ tiêu được so sánh cũng như cách thức so sánh. Các chỉ tiêu này đã không được so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước, các thông lệ quốc tế, nhưng hiện nay các cán bộ thẩm định vẫn đưa ra các đánh giá, nhận xét. Không những nhiều chỉ tiêu không được so sánh mà các tiêu chuẩn để so sánh cũng sử dụng không hợp lý. Bên cạnh đó, quy trình thẩm định phải tính toán phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Các chỉ tiêu dùng để so sánh cần vận dụng phù hợp đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp,tránh sa vào khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc.

5.3. Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này mặc dù là một phương pháp tiên tiến giúp lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao nhưng lại rất ít được cán bộ của chi nhánh sử dụng. Nếu có sử dụng chỉ sử dụng cho những dự án rất lớn còn các dự án vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hầu như không được sử dụng. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, hay nói cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.

Theo đó khi sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho một yếu tố nào đó như doanh thu hoặc chi phí thay đổi theo hướng bất lợi rồi tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn… Qua đó các cán bộ thẩm định sẽ rút ra kết luận dự án có vững chắc và ổn định về mặt tài chính, làm cơ sở đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án. Tuy nhiên ở đây cán bộ thẩm định nếu tính sẽ chỉ cho một yếu tố nào đó thay đổi và mức thay đổi theo ý kiến chủ quan của mình nên nhiều khi việc phân tích độ nhạy không thực sự phát huy tác dụng.

Có 4 phương pháp phân tích độ nhạy:

+ Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gay nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét

+ Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

+ Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lí dự án chấp nhận được.

+ Phương pháp 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.

Ví dụ: “ Dự án xây dựng Viện Dưỡng Lão Hà Nam”. Dự án có vốn đầu tư ban đầu là 9 tỷ đồng. Lãi suất ngân hàng là 10%/năm. Cán bộ thẩm định đã tính toán lại chỉ tiêu NPV và IRR của dự án khi doanh thu thay đổi theo bảng như sau:

Bảng 2.15: Bảng phân tích độ nhạy của dự án.

-10% -5% -2% 0% 2% 5% 10%

NPV 5,9 6,22 6,84 7,25 7,26 8,28 9,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IRR 19% 21% 22% 23% 23% 24% 26%

(Nguồn:Báo cáo thẩm định dự án Đầu tư xây dựng Viện dưỡng lão Hà Nam)

Nhận xét: Khi doanh thu thay đổi trong khoảng từ -10% đến 10% thì dự án vẫn có NPV>0 và IRR>10%. Như vậy dự án có tính khả thi cao về mặt tài chính.

5.4. Phương pháp dự báo

Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang tính lâu dài nên việc dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là rất quan trọng. Đây là phương pháp dựa trên các số liệu thống kê trong dự án vay vốn của doanh nghiệp đồng thời kết hợp với các phương pháp dự báo như phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, dựa trên thu thập thông tin qua mạng …để dự báo về nhu cầu sản phẩm, nguyên vật liệu, biến động của giá cả, qua đó đánh giá về thị trường, hiệu quả tài chính của dự án. Từ đó rút ra kết luận dự án có khả thi hay không. Phương pháp này có ưu điểm là làm tăng tính chính xác của các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định nhưng nhược điểm là thời gian và chi phí để thực hiện cao.

Các phương pháp dự báo:

+Phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu +Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

+Phương pháp định mức

+Phương pháp ngoại suy thống kê

+Phương pháp mô hình hồi quy tương quan

5.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Dự án đầu tư là hoạt động lâu dài do đó có độ rủi ro cao. Rủi ro có thể xảy ra cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. Vì vậy để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, các cán bộ thẩm định của chi nhánh thường sử dụng phương pháp này để dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để có các biện pháp hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro và phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan.

Thông thường, rủi ro được phân ra làm hai giai đoạn: - Giai đoạn thực hiện dự án:

+ Rủi ro vượt tổng mức đầu tư.

+ Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo.

+ Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ

+ Rủi ro bất khả kháng: như các rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn cảnh chính trị - xã hội khó khăn.

- Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:

+ Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, k đúng tiến độ. + Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh.

+ Rủi ro trong khâu quản lý dự án.

+ Rủi ro bất khả kháng: gặp rủi ro về tài sản và con người như hỏa hoạn, lũ quét...

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy (Trang 55 - 60)