- Thẩm định chi phí: Sử dụng bảng phụ lục 7
Nhận xét: Bảng doanh thu và chi phí đều được cán bộ thẩm định kiểm tra cẩm thận, nêu các chỉ tiêu đều cụ thể. Tổng doanh thu bình quân: 100,248 tr. đồng. Tổng chi phí bình quân: 32.714 tr. đồng. Đối với chi phí của dự án thì chủ yếu là chi phí biến đổi và tổng chi phí tăng qua các năm cũng phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. Doanh thu tăng mạnh qua các năm, bảng doanh
thu đã phản ánh cụ thể.
d. Thẩm định chỉ tiêu hiệu quả:Sử dụng bảng phụ lục 9
Nhận xét: Qua bảng hiệu quả tài chính: Khi doanh thu bình quân 1 năm của dự án đạt đến 13.252 tr.đồng hoặc dự án đạt đến 13,21% công suất thì doanh thu = chi phí.
- Dự án trên có NPV = 134.268 triệu đồng > 0, đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
- Hiện tại lãi suất cho vay tính trong dự án là 10,5%/năm. Dự án trên có IRR = 18,29% cao hơn lãi suất hiện hành.
- Khi Biến phí tăng thêm 10% và doanh thu giảm 10%, Dự án trên luôn đảm bảo NPV >0, IRR cao hơn lãi suất hiện hành. Như vậy, dự án có thể đầu tư được. Phương diện tài chính được cán bộ thẩm định rất chi tiết từ việc thẩm định mức độ hợp lý của vốn đầu tư, nguồn vốn huy động cho dự áncho đến việc xác định các khoản mục chi phí… Các phương pháp và kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đều chính xác. Tuy nhiên việc phân tích độ nhạy của dự án lại chưa được tiến hành. Điều này sẽ không cho biết dự án có hiệu quả chắc chắn về mặt tài chính không (nghĩa là khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án thay đổi trong một giới hạn nhất định thì dự án vẫn đạt hiệu quả tài chính). Đây là một thiếu sót lớn cần bổ sung trong việc thẩm định khía cạnh tài chính của dự án... Dự án cũng nên tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn của dự án để thấy rõ hơn tính khả thi của dự án.