Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách marketing cho trung tâm dạy nghề lái xe và công nghệ ô tô sao vàng (Trang 75 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Môi trường vi mô

a. Doanh nghiệp

Sản phẩm dạy nghề lái xe của SVAC ước tính chiếm khoảng 9,84% thị trường dạy nghề lái xe. Lưu lượng của Trung tâm đạt hơn 4.000 học viên ô tô và hơn 8.000 học viên mô tô mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của SVAC tăng đều hàng năm từ 10 – 15% mỗi năm, cộng với thương hiệu của SVAC đã có chỗ đứng trên thị trường thì khả năng, tiềm lực để mở rộng hoạt động kinh doanh.

b. Nhà cung cấp

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của SVAC rất lớn và đa dạng, gồm: trang thiết bị máy vi tính, văn phòng phẩm, xăng, nhớt, phụ tùng xe, các bộ phận thay thế của xe… Đối với SVAC, quan hệ với các nhà cung cấp văn phòng phẩm và thiết bị tin học dựa trên cơ sở đấu thầu giá của các công ty, đại lý cung cấp tại thời điểm phát sinh nhu cầu.

- Đối với các thiết bị tin học, SVAC mua ở các hãng có uy tín như DELL, HP, IBM thông qua các nhà cung cấp trung gian hoặc các công ty làm đại lý.

- Đối với văn phòng phẩm, SVAC mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau tuỳ theo giá cả hợp lý.

- Đối với nhớt, phụ tùng xe, các bộ phận thay thế của xe thì SVAC mua và đặt hàng ở các đại lý lớn trên địa bàn thành phố. SVAC ưu tiên mua hàng những hãng có chất lượng, tên tuổi và chiết khấu cao.

Việc giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ gặp nhiều thuận lợi về thời điểm số lượng, chất lượng và giá cả khuyến mãi… giúp cho SVAC có nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh.

c. Trung gian marketing

Do đặc thù của dịch vụ đào tạo nghề lái xe là cung cấp dịch vụ, không có hàng tồn kho và phải là đào tạo trực tiếp nên chỉ có thể sử dụng phương thức các trung gian cung cấp các dịch vụ marketing như hiện nay SVAC đang thực hiện. Các trung gian marketing của SVAC chỉ có nhiệm vụ quảng cáo và tuyển sinh cho SVAC. Hiện nay, SVAC đã có uy tín lớn đối với các cơ sở liên kết tuyển sinh nên việc tuyển sinh ở các trung gian marketing rất phát triển. SVAC cần mở rộng thêm mạng lưới trung gian trên địa bàn.

d. Khách hàng

Áp lực từ phía học viên đối với các Trung tâm dạy nghề lái xe là tương đối lớn khi nhu cầu về chất lượng đào tạo, nhu cầu được phục vụ liên tục được đòi hỏi đáp ứng xu hướng, thị hiếu của học viên ngày một gia tăng. Mỗi trung tâm đều có thế mạnh riêng của mình tuy nhiên các sản phẩm đào tạo lại giống nhau nên sự cạnh tranh hiện tại giữa các trung tâm là rất lớn.

Vì thế khi xây dựng chính sách Marketing, SVAC cần nghiên cứu lối sống, thị hiếu, động cơ học lái xe của từng khu vực thị trường. Học viên của

SVAC phân thành hai nhóm phổ biến nhất là học viên học nghề lái xe để chạy xe gia đình và học viên học nghề lái xe để làm việc.

Đối với học viên học nghề lái xe, mục đích chung của họ là sau khi học có được bằng lái và kỹ năng chạy xe trên đường. Tuy nhiên động cơ để hai nhóm này đi học lại khác nhau. Với những học viên học nghề lái xe để chạy xe gia đình, những học viên này thường ở trong gia đình có điều kiện, cho nên nhu cầu được phục vụ rất cao. Còn nhóm học để làm việc thì nhu cầu được phục vụ thấp hơn, chỉ chú trọng vào công tác đào tạo. Trung tâm phải nghiên cứu, phân tích chính xác nhu cầu, khả năng thanh toán … của hai nhóm học viên để có thể đưa ra những chính sách Marketing hợp lý.

e. Đối thủ cạnh tranh

- Các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động:

Tính đến năm 2014, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 11 Trung tâm dạy lái xe gồm 3 trung tâm dạy lái xe mô tô và 8 trung tâm dạy lái xe mô tô, ô- tô. SVAC đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hết sức gay gắt. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có thể chia đối thủ cạnh tranh làm ba nhóm chính như:

Nhóm 1: Nhóm các Trung tâm dạy lái xe mô tô, ô tô có quy mô lớn như:

Trường Cao đẳng nghề Số 5; Trường trung cấp nghề Giao Thông công chính; Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô, mô tô Đà Nẵng – STC. Đây là nhóm có các Trung tâm thuộc biên chế Nhà nước hay có vốn đầu tư lớn, luôn dẫn đầu về lưu lượng đào tạo và chất lượng đào tạo.

Nhóm 2: Nhóm các Trung tâm dạy lái xe có quy mô mô tô, ô tô có quy

mô vừa và nhỏ như: Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô, mô tô Liên Chiểu; Trung tâm Đào tạo và Dạy nghề 579; Trung tâm Dạy nghề lái xe ô tô, mô tô Miền Trung; Trung tâm Dạy nghề lái xe ô tô, mô tô Masco; Trung tâm Dạy nghề lái

xe và Công nghệ ô tô Sao Vàng. Đây là nhóm đối thủ cạnh tranh chính, ngang tầm và gay gắt nhất của SVAC.

Nhóm 3: Nhóm các Trung tâm dạy lái xe mô tô như: Trung tâm Đào tạo lái xe mô tô Khuê Mỹ; Trung tâm Đào tạo lái xe mô tô Bến xe; Trung tâm Đào tạo lái xe mô tô Quốc Tiến. Đây là nhóm trung tâm có quy mô rất nhỏ, chỉ chuyên đào tạo lái xe mô tô. Tuy nhiên, nhóm này có lợi thế là đã có mặt ở thị trường Đà Nẵng đã lâu và có thương hiệu cho nên riêng về ngành mô tô nhóm này có lưu lượng đào tạo vượt xa các nhóm khác.

Hiện tại, các đối thủ trên thị trường đều sử dụng chính sách giá để cạnh tranh mà chưa quan tâm nhiều đến các chính sách chất lượng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ và dịch vụ chăm sóc khách hàng và chính sách kênh phân phối sản phẩm.

- Luôn tạo áp lực giá

Khi có nhiều đối thủ cùng cung ứng một loại dịch vụ, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với áp lực giảm giá bán sản phẩm dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh. Các chính sách khuyến mãi cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý doanh nghiệp.

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Trong một thị trường nhỏ như thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều Trung tâm dạy nghề lái xe tham gia hoạt động. Với nguồn cung phong phú như vậy, làm thế nào để sản phẩm dịch vụ của Trung tâm có thể đứng vững và phát triển thị trường? Giá cả là một vấn đề quan trọng, song chất lượng sản phẩm dịch vụ còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Người học không chấp nhận việc bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn để mua một sản phẩm dịch vụ kém chất lượng. Chất lượng của sản phẩm dạy nghề lái xe của SVAC ngày càng được chú trọng nhiều hơn và phải luôn đảm bảo an toàn khi cho học viên tham gia giao thông.

f. Cộng đồng

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, sức ảnh hưởng của cộng đồng rất lớn, đặc biệt là hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng. SVAC đã xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp ở cộng đồng truyền thông và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, SVAC nên xây dựng thêm hình ảnh của cộng đồng nội bộ doanh nghiệp, tạo nét văn hoá doanh nghiệp. Văn hoá SVAC sẽ tác động tích cực đến năng suất làm việc của tất cả mọi người, bao gồm các nhà lãnh đạo, quản lý và cán bộ công nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách marketing cho trung tâm dạy nghề lái xe và công nghệ ô tô sao vàng (Trang 75 - 79)