TỔNG NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 39 - 43)

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng nó quyết định đến khả năng hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động tốt trước tiên phải có nguồn vốn phù hợp.

Được sự quan tâm của Chắnh phủ, các Ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh mà nguồn vốn của Ngân hàng trong ba năm qua tăng trưởng nhanh chóng, tạo điều kiện giúp đỡ các tầng lớp dân cư nghèo khổ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của họ có thể tự vươn lên để thoát nghèo, từ đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 nãm nhý sau

Từ bảng số liệu trên trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang là 1.321.535 triệu đồng, năm 2011 là 1.532.928 triệu đồng, tăng 211.393 triệu đồng, tốc độ tăng là 16% so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn là 1.730.623 triệu đồng, tăng thêm 197.695 triệu đồng, tương ứng tăng 12,9% so với 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn tăng lên 1.923.070 triệu đồng, tăng thêm 243.849 triệu đồng, tốc độ tăng là 14,52% so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tổng nguồn vốn cho vay năm sau cao hơn năm trước do Chắnh phủ phối hợp cùng một số Bộ, ngành là thành viên trong Hội đồng quản trị thống nhất mở rộng một số chương trình cho vay, điển hình như nâng mức cho vay học sinh sinh viên lên 1.100.000 đồng/tháng/học sinh Ờ sinh viên.

4.1.1. Nguồn vốn trung ƣơng

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế của toàn tỉnh, đề nghị của các phòng giao dich trong tỉnh, Ngân hàng sẽ chủ động lập kế hoạch xin nguồn vốn cho vay và sẽ được Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam cân đối và phân bổ. Nhìn chung, nguồn vốn Trung ương phân bổ cho Ngân hàng đều tăng

Bảng 4.1: Nguồn vốn cho vay từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang. Đơn vị tắnh: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T/2012/6T/2013 +/- % +/- % +/- % Vốn trung ƣơng 1.280.483 1.479.258 1.657.242 1.598.632 1.842.359 198.775 15,52 177.984 12,03 243.997 15,27 Vốn huy động 8.506 21.336 44.926 50.697 55.357 12.830 150,83 23.590 110,56 4.390 8,61 Vốn ủy thác 32.546 32.334 28.455 29.892 25.354 - 212 - 0,66 - 3.879 - 12,0 -4.538 -15,18 Tổng cộng 1.321.535 1.532.928 1.730.623 1.679.221 1.923.070 211.393 16,0 197.695 12,9 243.849 14,52

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.

1280483 1479258 1657242 1598632 1842359 55357 50697 44926 21336 8506 28455 29892 25354 32334 32546 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Tr iệu đ ồn g Vốn trung ương Vốn huy động Vốn ủy thác

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.

trưởng qua 3 năm và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, bình quân chiếm 96,37% trên tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 1.280.483 triệu đồng, năm 2011 là 1.479.258 triệu đồng tăng 198.775 triệu đồng, tăng 15,52% so với năm 2010, đến năm 2012, nguồn vốn Trung ương chuyển về là 1.657.242 triệu đồng, tăng 177.984 triệu đồng, tương đương tăng 12,03% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn trung ương là 1.842.359 triệu đồng, tăng thêm 243.849 triệu đồng, tương đương với 14,52% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân nguồn vốn Trung ương tăng cao qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn qua các năm là do đặc thù của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam là sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách được Bộ Tài chắnh cấp hằng năm để hoạt động theo quy mô và mở rộng các chương trình cho vay theo Chỉ định của Chắnh phủ, hằng năm Chắnh phủ thường xem xét tăng mức cho vay tùy theo chương trình, nâng mức cho vay điều chỉnh theo lạm phát hàng năm. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012, nguồn vốn tăng đột biến là do Chắnh phủ yêu cầu Ngân hàng Chắnh sách Xã hội mở rộng chương trình cho vay.

4.1.2. Nguồn vốn huy động từ Hội Đoàn thể và dân cƣ

Nguồn vốn huy động được hình thành do Ngân hàng nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động tiền tiết kiệm của người nghèo. Ngân hàng Chắnh sách Xã hội cũng là một Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tắn dụng 2005, cũng có đầy đủ các chức năng hoạt động của một ngân hàng, do đó phải có khâu huy động vốn từ dân cư - huy động tiền gởi có kỳ hạn, do đặc thù riêng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam, lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay, phần bù lãi phải trả cho phần vốn huy động được Bộ Tài chắnh cấp bù.

Do nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam hoạt động không vì mục đắch lợi nhuận nên lãi suất cho vay đối với hộ nghèo rất thấp, dao động từ 0,1%/tháng đến 0,65%/ tháng, riêng lãi cho vay mua nhà trả chậm ở cụm tuyến dân cư và cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg là 0,25%/tháng.

Trong khi đó để nhận được tiền gửi của các khách hàng thì Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất phù hợp, bằng lãi suất của huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần, việc huy động vốn phải tương ứng với khả năng bù đắp chênh lệch lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chắnh nên huy động vốn phải thực hiện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch phân công của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam, Bộ Tài chắnh nếu huy động cao hơn hoặc thấp hơn chỉ tiêu điều ảnh hưởng đến kế hoạch của toàn hệ thống.

Năm 2011, huy động vốn tăng từ 8.506 triệu đồng lên 21.336 triệu đồng, tăng 12.830 triệu đồng, tốc độ tăng 150,83%, tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn tăng từ 0,64% lên 1,39%. Đến năm 2012, huy động vốn tăng lên 44.926 triệu đồng, tăng 23.590 triệu đồng, tương đương 110,56% so với năm 2011, tỷ trọng đạt 2,6%.

Từ năm 2010 đến 2012 Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang áp dụng thắ điểm mô hình huy động vốn từ hộ vay để trả nợ gốc và lãi khi đến hạn bằng phương pháp chuyển khoản. Do áp dụng ban đầu nên có những thành công vượt bậc, đó cũng là cách ngân hàng thu nợ trả dần của các hộ vay, để tránh được các trường hợp nợ quá hạn, nợ .

Sáu tháng đầu năm nguồn vốn huy đông tăng lên 55.357 triệu đồng tương ứng với tăng 8,61% so với cùng kỳ, sáu tháng đầu năm 2012 vốn huy động là 50.967 triệu đồng, nguyên nhân nguồn vốn huy động sáu tháng đầu năm tăng thấp là do tình hình biến động của giá cả sản phảm nông nghiệp theo chiều hướng giảm, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, dẫn đến phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, mà phần huy động tiết kiệm đó được trả lãi không kỳ hạn, để chuyển khoản trả lãi hoặc nợ gốc khi đến hạn mà hộ vay không thể trả một lần, không tạo áp lực trả nợ cho hộ vay (tiền lãi được thu hàng tháng tại Ủy ban Nhân dân Xã, Phường, Thị trấn).

Việc thu tiền gốc một lần khi đến hạn là điều khó khăn đối với Ngân hàng và hộ vay do hộ vay bị áp lực trả nợ một lần là một gánh nặng. Do đó Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam áp dụng phương pháp tiền gởi tiết kiệm. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng nhanh trong năm 2010, 2011, 2012 là do Ngân hàng Chắnh sách xã hội áp dụng chương trình tiết kiệm để trả nợ gốc hoặc lãi khi đến hạn và sự quan tâm, tìm hiểu tình hình và vận động hộ vay trả nợ dần của cán bộ tắn dụng.

Sở dĩ nguồn vốn huy động tiền gởi trả lãi cuối kỳ tại địa phương không đáng kể là do, mặc dù chi nhánh Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện các công tác là do:

- Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang về lãi suất, khuyến mãi và đa dạng hình thức trong huy động vốn, các chương trình an sinh, phúc lợi dành cho các đối tương có thu nhập cao và các dịch vụ hậu mãi khác trên địa bàn.

- Cơ sở hạ tầng, chương trình chăm sóc khách hàng không được đầu tư như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

4.1.3. Nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Ủy ban Nhân dân Huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức xã hội ban Nhân dân Huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức xã hội

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chắnh quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chắnh Ờ xã hội, các Hiệp hội, các Hội, các tổ chức phi Chắnh phủ trong và ngoài nước để cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện chương trình mục tiêu xá đói giảm nghèo và tạo việc làm tại địa phương góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống trên địa bàn Tỉnh.

Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn vốn ủy thác giảm dần qua các năm. Năm 2010 là 32.546 triệu đồng, chiếm 2,46% trên tổng nguồn vốn, năm 2011 là 32.334 triệu đồng, tỷ trọng đạt 2,12%. So với năm 2011, nguồn vốn này giảm 212 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 0,65%. Đến năm 2012, vốn ủy thác tiếp tục giảm xuống còn 28.455 triệu đồng và chiếm tỷ trọng thấp nhất là 1,64% trên tổng nguồn vốn, giảm 3.879 triệu đồng, tương đương giảm 11,99% so với năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn ủy thác lũy kế là 25.354 triệu đồng, chiếm 1,32% tổng nguồn vốn, nhưng xét về giá trị so với cùng kỳ năm 2012 là tổng nguồn vốn giảm 4.538 triệu đồng, tương ứng với 15,18% so với cùng kỳ năm 2012.

Từ việc phân tắch trên có thể thấy nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn,nguyên nhân là do nguồn vốn này chủ yếu nhận ủy thác từ ngân sách Tỉnh với số vốn ủy thác hằng năm thường được ấn định trước và tùy thuộc vào Ngân sách Tỉnh. Mặc khác do nguồn vốn Trung ương tăng cao nên tỷ trọng nguồn vốn nhận ủy thác bị giảm. Phần vốn ủy thác phụ thuộc vào Ngân sách Tỉnh, nhưng trong ba năm và sáu tháng đầu năm, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, điều đó ảnh hưởng đến thu ngân sách, do đó tác động phần nào đến nguồn vốn ủy thác và trong ba năm từ 2010, 2011, 2012, ngân sách của tỉnh luôn trong tình trạng bội chi.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 39 - 43)