Một số tồn tại nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 78 - 80)

Tỉnh Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Tây Nam bộ, kinh tế xã hội chịu nhiều ảnh hưởng đặc điểm, điều kiện tự nhiên; còn nhiều xã thuộc vùng khó

khăn, xã đặc biệt khó khăn và nhiều xã đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới; nhu cầu về vốn tắn dụng chắnh sách để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Khó khăn nhất hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang là các khoản nợ không có khả năng thu hồi; trong đó phần nợ thuộc các chương trình nhận bàn giao, những trường hợp hộ vay bỏ địa phương lâu năm, lao động về nước trước hạn gia đình không có khả năng trả nợ; nợ bị chiếm dụng nhận bàn giao, nay người chiếm dụng bỏ trốn khỏi địa phương, đi tù, hoặc quá nghèo không trả được nợ. Điều này khiến cho nợ trên tổng dư nợ qua các năm vẫn còn nhiều, tỷ lệ sụt giảm nợ quá hạn còn thấp.

Chắnh quyền cấp xã một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc rà soát bổ sung kịp thời hộ nghèo vào danh sách để vay vốn Ngân hàng Chắnh sách Xã hội, một số nơi công tác xử lý nợ chưa thường xuyên, liên tục, các Tổ đôn đốc xử lý nợ cấp xã một số nơi chưa phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động.

Một bộ phận người vay chỉ quan tâm đến việc vay vốn, chưa quan tâm đến nghĩa vụ cộng đồng tổ nhóm; bên cạnh đó, do đặc tắnh vùng miền; một bộ phận hộ vay chưa biết tắnh toán sử dụng vốn vay hiệu quả và hạn chế trong việc tắch luỹ tiết kiệm trả nợ vay, thiếu ý chắ tự lực vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ vào chắnh sách hỗ trợ của Nhà nước.

Một khó khăn khác thuộc về khách quan, đó là: trong khoảng 4 năm trở lại đây thường xảy ra dịch bệnh, làm cho người dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập, cuối cùng ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ. Đồng thời tình hình lạm phát tăng cao khiến cho đời sống của người dân ngày càng khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động tắn dụng của Ngân hàng.

Nhận thức của người dân nhất là hộ nghèo còn nhiều bất cập, phần lớn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên chỉ đầu tư thuần vào chăn nuôi, trồng trọt là ngành chắnh, hiện nay ngành trồng trọt, chăn nuôi là ngành có lợi nhuận thấp, rủi ro cao nên sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Tuy nhiên cũng có trường hợp làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, chưa được chắnh quyền địa phương xử lý kịp thời.

Chắnh quyền, Hội đoàn thể cấp xã và Tổ tiết kiệm và vay vốn một số nơi chưa quan tâm trong xét duyệt cho vay hộ nghèo do ngại không thu được nợ.

Một số người dân còn mang tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước. Những hộ nghèo lẽ ra vay vốn để đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt hay mua bán nhỏ thì lại mang nguồn vốn đó để mua sắm hay trả các khoản nợ khác. Việc hướng dẫn người dân sử dụng vốn đúng mục đắch và đem lại

hiệu quả là một điều hết sức khó khăn. Một số đối tượng khác thì do vay vốn không cần thế chấp tài sản nên vì thế ỷ lại, dây dưa trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 78 - 80)