KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 33)

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG 3.4.1. Chỉ tiêu về doanh thu

Thu nhập của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang là toàn bộ các khoản thực thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ và hoạt động khác. Nhìn chung thu nhập qua 3 năm của Ngân hàng không ngừng tăng, cụ thể năm 2010 thu nhập đạt 64.173 triệu đồng, đến năm 2011 thu nhập đạt 87.618 triệu đồng, tăng 23.445 triệu đồng so với năm 2010 tương đương tăng 36,53%. Đến năm 2012 thu nhập đạt 103.601 triệu đồng tăng 15.983 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tăng 18,24%.

Đến sáu tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu là 60.053 triệu đồng, so với cùng kỳ của năm 2012 là 55.682 triệu đồng, tăng tương đương 7,85% so với sáu tháng đầu năm 2012. Thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2013 tăng chủ yếu là do tăng thu từ lãi cho vay.

Nguyên nhân nguồn thu này tăng là do quy mô hoạt động tắn dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng, dư nợ ngày càng tăng nên số lãi thu được cũng tăng theo. Đồng thời Ngân hàng đã kắ kết với các sở Ban ngành, các hội đoàn thể nhận ủy thác trong việc đôn đốc, vận động người vay trả nợ, trả lãi đúng hạn. Bên cạnh đó cán bộ tắn dụng cũng rất tắch cực xuống các địa điểm, các cơ sở để thu lãi, điều này đã góp phần nào tiết kiệm được thời gian và chi phắ cho người dân.

3.4.2. Chỉ tiêu về chi phắ

Chi phắ của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng tăng liên tục, cụ thể năm 2010 chi phắ là 38.722 triệu đồng, năm 2011 chi phắ tăng lên 46.876 triệu đồng, tăng 8.154 triệu đồng tương đương tăng 21,06% so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng chi phắ của Ngân hàng là 52.189 triệu đồng, tăng 5.313 triệu đồng tương đương tăng 11,33% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 chi phắ của Ngân hàng là 21.572 triệu đồng, so với sáu tháng đầu năm 2012, chi phắ giảm 6.593 triệu đồng, giảm tương đương với 23,41% so với cùng kỳ.

Các khoản chi chủ yếu của Ngân hàng bao gồm: chi hoạt động quản lý (giấy in, máy móc, thiết bị,Ầ), chi trả tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, chi cho cán bộ khi họ giao dịch lưu động tại các xã. Đặc biệt do đặc thù của là hầu hết các chương trình cho vay được thực hiện ủy thác thông qua

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tắnh: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Doanh thu 64.173 87.618 103.601 55.682 60.053 23.445 36,53 15.983 18,24 4.731 7,85 Chi phắ 38.722 46.876 52.819 28.165 21.572 8.154 21,06 5.313 11,33 - 6.593 -23,41 Lợi nhuận 25.451 40.472 51.412 27.517 38.841 15.291 60,08 10.670 26,19 10.964 39,84

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

64173 87618 103601 55682 60053 21572 38841 28165 52819 46876 38722 27517 51412 40472 25451 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Tr iệ u đồ ng

Doanh thu Chi phắ Lợi nhuận

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

Hình 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

các Hội đoàn thể và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, do đó phải chi hoa hồng phắ cho các Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn và Hội đoàn thể để khuyến khắch hoạt động, khoản chi này chiếm khoảng 1/4 từ tiền lãi thu được. Trong các khoản chi của Ngân hàng thì chi trả tiền lương chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đó là chi trả phắ ủy thác và hoa hồng phắ (phần này nằm trong khoản mục chi phắ hoạt động dịch vụ) cũng chiếm tỷ trọng cao do tiền lãi thu được tăng thì chi phắ này cũng tăng, và đây là khoản chi gần như là chi phắ cố định mà Ngân hàng không thể tiết kiệm được. Còn chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp do đặc thù của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang là vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nguồn vốn, còn phần tiền huy động từ hộ vay được trả lãi không kỳ hạn theo biểu lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng Quản trị hằng năm không giao chỉ tiêu huy động vốn tiền

3.4.3. Chỉ tiêu về lợi nhuận

Do thu nhập và chi phắ đều tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phắ nên lợi nhuận có sự gia tăng. Năm 2011 lợi nhuận đạt 40.742 triệu đồng tăng 15.291 triệu đồng tăng 60,08% so với năm 2010, đến năm 2012 đạt 54.412 triệu đồng tăng 10.670 triệu đồng tăng 26,19% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đạt 38.481 triệu đồng so với cùng kỳ là 27.517 triệu đồng, tăng tương ứng với 39,84%. Kết quả đó đã thể hiện sự tăng trưởng của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, đồng thời thể hiện sự cố gắng không ngừng của cán bộ, nhân viên trong việc tăng thu, tiết kiệm tối đa chi phắ theo tiêu chắ của ngành và Tỉnh giao, góp phần giảm cấp bù của Ngân sách Nhà nước.

Từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 qua cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng luôn phát triển rất tốt. Tổng thu luôn lớn hơn tổng chi nên chênh lệch thu chi luôn thặng dư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Ngân hàng trong thời gian sắp tới.

3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

3.5.1. Thuận lợi

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang nằm tại trung tâm thành phố Rạch Giá nên có vị trắ thuận lợi.

Được sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám đốc cùng với sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tắn dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ

được vận hành khá chặt chẽ đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu được giao.

Hầu hết các địa phương đều đã xây dựng được các mô hình kinh tế có hiệu quả để sử dụng nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện để người nghèo, nhất là nông dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm tại chỗ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cơ chế cho vay đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang được thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

3.5.2. Khó khăn

Công tác thu hồi nợ vay từ các chương trình nhận bàn giao gặp nhiều khó khăn do hộ vay vốn bỏ địa phương đi lâu năm và hộ làm ăn xa thường xuyên vắng nhà, các hộ vay vốn kinh doanh không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ, học sinh sinh viên ra trường chưa có việc làm cũng chưa thể trả nợ.

Công tác huy động vốn còn yếu do yếu tố cạnh tranh từ các Ngân hàng thương mại.

Lãi suất cho vay quá ưu đãi tạo sự ỷ lại của một bộ phận hộ vay vốn. Một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo kịp cộng đồng; Năng lực sản xuất, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này làm trở ngại lớn trong việc cho vay đối với hộ nghèo và nó cũng làm hạn chế hiệu quả đầu tư vốn tài trợ cho người nghèo.

3.6. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI

GIAN TỚI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung giải ngân cho các chương trình còn nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện Tỉnh cho các đối tượng là hộ nghèo, sinh viên, các hộ vay nước sạch và vệ sinh môi trường, vay nhà ở 167.

Tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ của những hộ vay có khả năng trả nợ nhưng không trả, tập hợp xử lý theo quy định.

Luôn sẵn sàng nguồn vốn để chuẩn bị cho các chương trình vay sắp tới mà trung ương giao xuống.

Tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ Hội đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm Giao dịch, đảm bảo Giao dịch đúng giờ như đã niêm yết, công khai kịp thời đầy đủ các thông tin chủ trương, chắnh sách pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tỉnh, Huyện, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 100% các xã, phường, thị trấn, nhằm kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót, khuyết điểm trong quá trình hoạt động từ cơ sở.

Phối hợp với Ban xóa giảm nghèo và Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã thực hiện củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, kiểm tra, đối chiếu, xử lý nợ xấu.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

4.1. TỔNG NGUỒN VỐN

Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng nó quyết định đến khả năng hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn hoạt động tốt trước tiên phải có nguồn vốn phù hợp.

Được sự quan tâm của Chắnh phủ, các Ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các Ngân hàng thương mại quốc doanh mà nguồn vốn của Ngân hàng trong ba năm qua tăng trưởng nhanh chóng, tạo điều kiện giúp đỡ các tầng lớp dân cư nghèo khổ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của họ có thể tự vươn lên để thoát nghèo, từ đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, con người ngày càng hoàn thiện hơn. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 nãm nhý sau

Từ bảng số liệu trên trên ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang là 1.321.535 triệu đồng, năm 2011 là 1.532.928 triệu đồng, tăng 211.393 triệu đồng, tốc độ tăng là 16% so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn là 1.730.623 triệu đồng, tăng thêm 197.695 triệu đồng, tương ứng tăng 12,9% so với 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn tăng lên 1.923.070 triệu đồng, tăng thêm 243.849 triệu đồng, tốc độ tăng là 14,52% so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tổng nguồn vốn cho vay năm sau cao hơn năm trước do Chắnh phủ phối hợp cùng một số Bộ, ngành là thành viên trong Hội đồng quản trị thống nhất mở rộng một số chương trình cho vay, điển hình như nâng mức cho vay học sinh sinh viên lên 1.100.000 đồng/tháng/học sinh Ờ sinh viên.

4.1.1. Nguồn vốn trung ƣơng

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế của toàn tỉnh, đề nghị của các phòng giao dich trong tỉnh, Ngân hàng sẽ chủ động lập kế hoạch xin nguồn vốn cho vay và sẽ được Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam cân đối và phân bổ. Nhìn chung, nguồn vốn Trung ương phân bổ cho Ngân hàng đều tăng

Bảng 4.1: Nguồn vốn cho vay từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh Kiên Giang. Đơn vị tắnh: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T/2012/6T/2013 +/- % +/- % +/- % Vốn trung ƣơng 1.280.483 1.479.258 1.657.242 1.598.632 1.842.359 198.775 15,52 177.984 12,03 243.997 15,27 Vốn huy động 8.506 21.336 44.926 50.697 55.357 12.830 150,83 23.590 110,56 4.390 8,61 Vốn ủy thác 32.546 32.334 28.455 29.892 25.354 - 212 - 0,66 - 3.879 - 12,0 -4.538 -15,18 Tổng cộng 1.321.535 1.532.928 1.730.623 1.679.221 1.923.070 211.393 16,0 197.695 12,9 243.849 14,52

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.

1280483 1479258 1657242 1598632 1842359 55357 50697 44926 21336 8506 28455 29892 25354 32334 32546 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000 2000000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Tr iệu đ ồn g Vốn trung ương Vốn huy động Vốn ủy thác

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.

trưởng qua 3 năm và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, bình quân chiếm 96,37% trên tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 1.280.483 triệu đồng, năm 2011 là 1.479.258 triệu đồng tăng 198.775 triệu đồng, tăng 15,52% so với năm 2010, đến năm 2012, nguồn vốn Trung ương chuyển về là 1.657.242 triệu đồng, tăng 177.984 triệu đồng, tương đương tăng 12,03% so với năm 2011. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 nguồn vốn trung ương là 1.842.359 triệu đồng, tăng thêm 243.849 triệu đồng, tương đương với 14,52% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân nguồn vốn Trung ương tăng cao qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn qua các năm là do đặc thù của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam là sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách được Bộ Tài chắnh cấp hằng năm để hoạt động theo quy mô và mở rộng các chương trình cho vay theo Chỉ định của Chắnh phủ, hằng năm Chắnh phủ thường xem xét tăng mức cho vay tùy theo chương trình, nâng mức cho vay điều chỉnh theo lạm phát hàng năm. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012, nguồn vốn tăng đột biến là do Chắnh phủ yêu cầu Ngân hàng Chắnh sách Xã hội mở rộng chương trình cho vay.

4.1.2. Nguồn vốn huy động từ Hội Đoàn thể và dân cƣ

Nguồn vốn huy động được hình thành do Ngân hàng nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, huy động tiền tiết kiệm của người nghèo. Ngân hàng Chắnh sách Xã hội cũng là một Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tắn dụng 2005, cũng có đầy đủ các chức năng hoạt động của một ngân hàng, do đó phải có khâu huy động vốn từ dân cư - huy động tiền gởi có kỳ hạn, do đặc thù riêng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam, lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay, phần bù lãi phải trả cho phần vốn huy động được Bộ Tài chắnh cấp bù.

Do nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam hoạt động không vì mục đắch lợi nhuận nên lãi suất cho vay đối với hộ nghèo rất thấp, dao động từ 0,1%/tháng đến 0,65%/ tháng, riêng lãi cho vay mua nhà trả chậm ở cụm tuyến dân cư và cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg là 0,25%/tháng.

Trong khi đó để nhận được tiền gửi của các khách hàng thì Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất phù hợp, bằng lãi suất của huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần, việc huy động vốn phải tương ứng với khả năng bù đắp chênh lệch lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chắnh nên huy động vốn phải thực hiện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch phân công của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam, Bộ Tài chắnh nếu huy động cao hơn hoặc thấp hơn chỉ tiêu điều ảnh hưởng đến kế hoạch của toàn hệ thống.

Năm 2011, huy động vốn tăng từ 8.506 triệu đồng lên 21.336 triệu đồng, tăng 12.830 triệu đồng, tốc độ tăng 150,83%, tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn tăng từ 0,64% lên 1,39%. Đến năm 2012, huy động vốn tăng lên 44.926

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 33)