Nợ quá hạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 68 - 75)

4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG

4.2.4Nợ quá hạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

4.2.4.1. Nợ quá hạn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang đối với hộ nghèo từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Mặc dù có sự biến động tăng giảm qua các năm ở chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ nhưng sự suy giảm về nợ quá hạn của Ngân hàng trong giai đoạn này đã phần nào thể hiện tắnh khả quan trong công tác tắn dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng, cụ thể: năm 2010 nợ quá hạn là 23.921 triệu đồng, năm 2011 nợ quá hạn là 23.197 triệu đồng; giảm 724 triệu đồng, tỷ lệ

giảm là 3,03% so với 2010. Năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 21.368 triệu đồng, giảm 1.829 triệu đồng tương đương giảm 7,88% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn là 22.479 triệu đồng, tăng 2.024 triệu đồng so với cùng kỳ 2012, tăng với tỷ lệ là 9,89%. Nguyên nhân của sự sụt giảm khoản nợ này một phần là do sau ảnh hưởng của dịch bệnh và mất mùa vào năm 2009, người dân đã dần dần khôi phục sản xuất, trồng trọt chăn nuôi có hiệu quả hơn nên đã có tiền trả nợ Ngân hàng. Ngoài ra, còn phải kể đến vai trò của các cán bộ tắn dụng trong việc phối hợp cùng các Hội đoàn ủy thác thực hiện công tác xử lý và thu hồi các khoản nợ tồn đọng với tinh thần trách nhiệm cao, ý thức trách nhiệm của các hộ vay đối với khoản vay của mình ngày càng được nâng cao. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang tiến hành phân loại nợ theo năm nhóm theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, do đó cũng là nguyên nhân đẩy nợ quá hạn tăng cao, và một phần do ý thức trả nợ của các hộ vay chưa cao.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện các biện pháp xử lý giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm cũng đang theo chiều hướng giảm tuy khả quan nhưng một thực tế không thể phủ nhận là mức giảm rất thấp và số tiền còn tương đối lớn; khó khăn nhất hiện nay là đối với những món nợ nhận bàn giao trước đây do Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp cho vay trước 2005 không khả năng thu hồi, nhiều hộ vay bỏ địa phương lâu năm chưa có cơ chế xử lý, hộ bỏ đi làm ăn xa không liên lạc được để thu nợ, người lao động thuộc hộ nghèo vay vốn do chương trình xuất khẩu lao động không đáp ứng được tác phong, lối sống công nghiệp, vi phạm pháp luật nước tiếp nhận và trục xuất về nước trước hạn nhưng gia đình thuộc hoàn cảnh khó khăn không có thu nhập ổn định trả nợ, bên cạnh đó nhiều hộ vay quá nghèo không có đất sản xuất, chủ yếu làm thuê sinh sống, không có phương án làm ăn để tạo thu nhập trả nợ và một số hộ người đứng tên vay đang thụ lý án hình sự, người thừa kế không có khả năng lao động, mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc không có người thừa kế để trả nợ.

4.2.4.2. Nợ quá hạn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang thông qua Hội đoàn thể từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là do thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp, làm ăn thua lỗ đẫn đến không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như người dân sử dụng sai mục đắch, không có ý thức trả

Bảng 4.10: Nợ quá hạn thông qua Hội Đoàn thể của NHCSXH Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tắnh: Triệu đồng

Hội đoàn thể 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

+/- % +/- % +/- %

Hội Phụ nữ 8.133 7.887 7.193 6.253 7.547 -246 -3,03 -694 -8,79 1.294 20,69

Hội Nông dân 7.774 7.191 6.835 6.925 7.345 -583 -7,50 -356 -4,95 420 6,06

Hội cựu chiến binh 5.861 5.335 4.915 4.635 5.268 -525 -8,96 -420 -7,87 633 13,66 Đoàn thanh niên 2.153 2.784 2.425 2.642 2.319 -631 29,30 -359 -12,9 -323 12,23 Tổng nợ quá hạn 23.921 23.197 21.368 20.455 22.479 -724 -3,03 -1.829 -7,88 2.024 9,89

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Tri ệu đồ ng Hội Phụ nữ

Hội Nông dân Hội cựu chiến binh Đoàn thanh niên

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

nợ, trốn nợ, chết, mất tắch, bỏ địa phương đi nơi khác, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình khó khăn không còn khả năng trả nợ.

Tình hình nợ quá hạn đối với hộ nghèo qua 4 Hội đoàn thể giai đoạn 2010 -2012 và sáu tháng đầu năm 2013 cụ thể như sau:

- Nợ quá hạn thông qua Hội Phụ nữ năm 2010 là 8.133 triệu đồng, đến năm 2011 nợ quá hạn giảm xuống còn 7887 triệu đồng giảm 246 triệu đồng tương đương 3,03% so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục giảm 694 triệu đồng tương đương 7,88% so với năm 2011, chỉ còn 7.193 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn tăng thêm 20,69% từ 6.253 triệu đồng lên 7.547 triệu đồng, tăng thêm 1.294 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

- Nợ quá hạn thông qua Hội nông dân năm 2010 là 7.774 triệu đồng, đến năm 2011 quá hạn giảm xuống còn 7.191 triệu đồng, giảm 583 triệu đồng tương đương 7,50% so với năm 2010. Sang năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục giảm 356 triệu đồng tương đương 4,95% so với năm 2011, chỉ còn 6.835 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn tăng thêm 6,06% từ 6.925 triệu đồng lên 7.345 triệu đồng, tăng thêm 420 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

- Qua Hội Cựu chiến binh năm 2010 nợ quá hạn là 5.861 triệu đồng, đến năm 2011 nợ quá hạn giảm 525 triệu đồng tương đương 8,96% so với năm 2010, còn lại 5.335 triệu đồng. Năm 2012 nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 4.915 triệu đồng giảm 420 triệu đồng tương đương 7,87% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn còn 5.268 triệu đồng, tăng thêm 633 triệu đồng. tăng với tỷ lệ 13,66% so với cùng kỳ năm 2012.

- Qua Đoàn thanh niên nợ quá hạn năm 2011 là 2.784 triệu đồng, tăng 631 triệu đồng tương đương 29,3% so với năm 2010, nợ quá hạn năm 2010 là 2.153 triệu đồng. Đến năm 2012, nợ quá hạn giảm xuống 359 triệu đồng tương đương 12,9% so với năm 2011, còn lại 2.425 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn còn 2.319 triệu đồng, giảm 323 triệu đồng, giảm 12,23% so với cùng kỳ năm 2012.

Từ năm 2010 đến năm 2011, nợ quá hạn qua các Hội Đoàn thể có sự biến động lớn so với tình hình nợ quá hạn chung. Qua Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh nợ quá hạn giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm chung (3,03%), tương ứng: giảm 7,5% và 8,96%. Riêng chỉ có Hội Nông dân tỷ lệ giảm nợ quá hạn là bằng với tỷ lệ giảm của tổng nợ quá hạn. Ngược với tình hình chung và tình hình cụ thể ở 3 hội còn lại, Đoàn thanh niên lại có sự gia tăng về nợ quá hạn, mức tăng trưởng lại tương đối cao: 29% . Tuy nhiên, do số nợ quá

hạn qua Hội là thấp nhất trong số 4 Hội đoàn thể được ủy thác nên tình trạng chuyển biến này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến an toàn vốn của Ngân hàng. Từ năm 2012 đến sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn qua các hội đều giảm, mức giảm tuy có sự chênh lệch so với mức giảm chung không đáng kể. Trong đó tỷ lệ giảm thấp nhất thuộc về các hộ nghèo thuộc sự quản lý của Hội Nông dân: giảm 4,95%. Tỷ lệ giảm cao nhất thuộc về sự quản lý của Đoàn thanh niên: 12,9%. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn thông qua Hội đoàn thể là 22.479 triệu đồng, tăng thêm 2.024 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tăng với tỷ lệ là 9,89 %.

Nhận thấy tình hình nợ quá hạn thuộc sự quản lý của Đoàn trong giai đoạn trước tăng cao, tập thể cán bộ nhận công các ủy thác từ Ngân hàng thuộc Đoàn ở các địa bàn xã phường trong toàn tỉnh đã cố gắng vận động tuyên truyền đến hộ vay về ý thức trách nhiệm đối với các khoản vay của mình, tham gia nhiệt tình hơn trong công tác thu hồi và xử lý nợ cùng với cán bộ tắn dụng đồng thời có các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các hộ nghèo có khả năng trả nợ. Từ sự tận tâm tận lực đó ý thức trả nợ của hộ vay được nâng lên, họ cố gắng phấn đấu làm ăn đồng thời trả được nợ cho Ngân hàng.

Tóm lại, tình nợ quá hạn thông qua các Hội đoàn thể nhận ủy thác đã có những chuyển biến tắch cực, không chỉ cho thấy hiệu quả trong công tác tắn dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng ngày càng được nâng cao mà đây còn là động lực giúp cho cán bộ tắn dụng cũng như cán bộ nhận ủy thác phấn khởi nhiệt tình hơn trong công tác hỗ trợ người nghèo vươn lên trong cuộc sống Ờ một công tác mang ý nghĩa xã hội cao và rất đáng biểu dương.

4.2.4.3. Nợ quá hạn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang theo ngành nghề từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang tiến hành cho vay theo ngành nghề, qua các ngành nghề cũng tồn tại nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ngành nông nghiệp: Nợ quá hạn năm 2010 đạt 10.976 triệu đồng, sang năm 2011 nợ quá hạn đạt 10.593 triệu đồng, giảm 383 triệu đồng giảm tương đương 3,49% so với năm 2010. Đến năm 2012, quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 9.466 triệu đồng, giảm 1.127 triệu đồng tương đương 10,64% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn là 8.958 triệu đồng, giảm 487 triệu đồng, giảm với tỷ lệ 5,16% so với cùng kỳ.

Ngành nuôi trồng thủy sản: Năm 2010 nợ quá hạn đạt 5.183 triệu đồng, sang năm 2011 là 4.949 triệu đồng giảm 234 triệu đồng giảm tương đương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.11: Nợ quá hạn theo ngành nghề của NHCSXH Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013 Đơn vị tắnh: Triệu đồng Ngành nghề 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Nông nghiệp 10.976 10.593 9.446 9.445 8.958 -383 -3,49 -1.127 -10,64 -487 -5,16 NTTS 5.183 4.949 4.815 4.363 5.185 -234 -4,51 -134 -2,71 422 18,84 TTCN 3.588 3.943 3.163 3.195 4.262 355 9,89 -780 -19,78 1.067 33,40 Kinh doanh 4.174 3.712 3.924 3.452 4.074 -462 -11,07 212 5,71 622 18,02 Tổng NQH 23.921 23.197 21.368 20.455 22.479 -724 -3,03 -1.829 -7,88 2.024 9,89

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

10976 10593 9446 9445 8958 4815 4363 3588 3712 3924 3195 4074 5185 4949 5183 4262 3163 3943 3452 4174 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Tr iệ u đồ ng Nông nghiệp NTTS TTCN Kinh doanh

Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

4,51% so với năm 2011. Năm 2012, nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 4.815 triệu đồng, giảm 134 triệu đồng tỷ lệ giảm là 2,71% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn là 5.185 triệu đồng, tăng 822 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 18,84 % so với cùng kỳ.

Ngành tiểu thủ công nghiệp: Năm 2010 nợ quá hạn đạt 3.588 triệu đồng, sang năm 2011 là 3.943 triệu đồng tăng 355 triệu đồng, tăng tương đương 9,89% so với năm 2010. Năm 2012, nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 3.163 triệu đồng, giảm 780 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 19,78% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn là 4.262 triệu đồng, tăng 1.067 triệu đồng, bằng 133,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngành kinh doanh: Năm 2010 nợ quá hạn là 4.174 triệu đồng, năm 2011 là 3.712 triệu đồng giảm 462 triệu đồng tương đương giảm 11,07% so với năm 2011. Đến năm 2012, nợ quá hạn của ngành là 3.924 triệu đồng, tăng 5,71%, tương đương tăng 212 triệu đồng so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn là 4.074 triệu đồng, tăng 622 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 18,02 % so với cùng kỳ năm 2012.

Giai đoạn 2010 -2011, nợ quá hạn đối với hộ nghèo thuộc ba ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm, riêng chỉ có ngành kinh doanh tỷ lệ giảm có sự chênh lệch nhiều so với mức giảm chung, hai ngành còn lại tỷ lệ giảm thấp tương đối với con số 3,03%. Trong khi đó, nợ quá hạn thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp lại có chiều hướng tăng, tỷ lệ tăng là 9,89%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số công ty xắ nghiệp thu mua các mặt hàng gia công, các loại sản phẩm làm thủ công từ những hộ nghèo đang sản xuất các lại sản phẩm này gặp phải khó khăn trong vấn đề xuất khẩu mặt hàng sang các nước khác, tình trạng cạnh tranh giá cả, Ầkhiến cho các sản phẩm của các hộ chưa thể tiêu thụ được, sau thời gian gia hạn nợ các khoản nợ vẫn không thể hoàn trả được nên bước đầu đã chuyển sang nợ quá hạn.

Giai đoạn 2011 và sáu tháng đầu năm 2013, tình hình nợ quá hạn lại có những chuyển biến mới, trong đó chỉ có nợ quá hạn thuộc ngành kinh doanh tăng lên, tăng 5,71%, ba ngành còn lại là tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản giảm với tỷ lệ lần lượt là: 19,8%; 10,6% và 2,7%. Ở ngành kinh doanh nợ quá hạn lại có chiều hướng tăng là do các hộ vay vốn để kinh doanh buôn bán bị ảnh hưởng bởi giá cả nguyên liệu ngày một tăng, tình trạng cạnh tranh trong kinh doanh; một số hộ kinh doanh không đúng hướng, sử dụng nguồn vốn không đúng cách dẫn đến thua lỗ, vừa không khôi phục được cơ sở kinh doanh vừa không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Còn đối với

ngành tiểu thủ công nghiệp, mặc dù có sự gia tăng nợ quá hạn ở giai đoạn trước nhưng trong giai đoạn này nợ quá hạn đã được giảm xuống với mức độ giảm cao nhất trong bốn ngành. Đạt được bước tiến này là do tình trạng tiêu thụ sản phẩm của những hộ dân đã ổn định trở lại, người dân nhận được tiền nên hoàn trả được các khoản nợ quá hạn lúc trước.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 68 - 75)