Đánh giá tình hình tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 75 - 78)

4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG

4.2.5Đánh giá tình hình tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh

Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 dựa trên các chỉ số tài chắnh

Nhìn chung, hệ số thu nợ của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang luôn ở mức cao, trên 95% luôn đạt yêu cầu cũng như kế hoạch đề ra, riêng sáu tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ là 66,88%, nguyên nhân là do các hộ vay sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hoặc hoạch nông sản, hoặc không phải là vụ sản xuất chắnh nên chưa có thu nhập trả nợ.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ không đều qua các năm, cụ thể năm 2010 chiếm 5,79% tổng dư nợ. Năm 2010, 2011, 2012 nợ không có biến động lớn là do doanh số cho vay, doanh số thu nợ luôn có tỷ lệ gần bằng nhau về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Phần nợ luôn gần như thuộc về nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn làm đại lý cho vay với nguồn vốn giải ngân từ ngân sách Chắnh phủ, các hộ vay hiện đã không còn cư trú tại địa phương, hoặc không có người thừa kế để trả nợ thay, phần nợ kéo dài nhiều năm đó hiện chưa có cơ chế xóa nợ và luôn phản ánh vào tỷ lệ nợ trong các bảng đánh giá, tổng kết cuối năm của Ngân hàng. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 nợ có phần giảm mạnh hơn, nguyên nhân chắnh do Chắnh phủ điều chỉnh cho vay đối với hộ nghèo nếu có con, em là học sinh sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn từ mức 1.000.000 đồng/tháng/sinh viên lên mức mới là 1.100.000 đồng/tháng/ sinh viên. Phần cho vay này chưa tiến hành thu nợ gốc, mà chỉ thu lãi theo tháng. Mở rộng chương trình cho vay là nguyên nhân chắnh làm pha loãng tỷ lệ nợ . Nhưng xét về giá trị tuyệt đối nợ tăng từ 21.368 triệu đồng năm 2012 lên 22.479 triệu đồng sáu tháng đầu năm 2013, tăng với tỷ lệ 5,2 % là do Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang tiến hành phân loại nợ theo năm nhóm theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bảng 4.12: Các chỉ số tài chắnh đánh giá hoạt động tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

Chỉ số tài chắnh Đơn vị tắnh 2010 2011 2012 6T2012 6T2013

Doanh số cho vay Triệu đồng 183.347 225.510 141.644 155.473 163.259

Doanh số thu nợ Triệu đồng 156.669 224.284 139.485 183.774 109.187

Dƣ nợ Triệu đồng 413.246 414.472 416.631 418.240 470.703 Nợ quá hạn Triệu đồng 23.921 23.197 21.368 20.455 22.479 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.321.535 1.532.928 1.730.623 1.679.221 1.923.070 Hệ số thu nợ % 85,45 99,46 98,48 118 66,88 Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ % 5,79 5,6 5,13 4,89 4,78 Số vòng quay vốn tắn dụng Vòng 0,38 0,54 0,33 0,44 0,23

Số vòng quay vốn tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013

Nhìn chung, số vòng quay vốn tắn dụng không ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2010 là 0,38 vòng, năm 2011 là 0,54 vòng, năm 2012 là 0,33 vòng, sáu tháng đầu năm 2013 là 0,23 vòng, sáu tháng đầu năm 2012 là 0,44 vòng, năm 2011 doanh số thu nợ tăng đột biến nguyên nhân là do Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang đào tạo, nâng cao kỹ năng đòi nợ cho cán bộ tắn dụng và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, và mức chi thù lao cho tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn cao hơn nên cũng khuyến khắch họ tham gia cộng tác với Ngân hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó năm 2011 là năm được mùa và trúng giá, giá nông sản thế giới tăng cao, trong đó có mặt hàng thủy sản đánh bắt, lúa gạo mà tỉnh Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về hai mặt hàng trên, do đó nâng cao thu nhập của hộ vay và hộ vay có điều kiện trả nợ.

Năm 2012, tình hình xuất khẩu gạo và mặt hàng thủy sản đánh bắt khó khăn do khó khăn chung của kinh tế thế giới và tình hình mất mùa ở một số huyện trong địa bàn tỉnh, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng trả nợ. Sáu tháng đầu năm 2013, số vòng quay vốn tắn dụng giảm một cách đột biến là do Chắnh phủ điều chỉnh mức cho vay học sinh, sinh viên từ 1.00.000đồng/sinh viên/tháng lên 1.100.000đồng/sinh viên/tháng, chương trình cho vay học sinh sinh viên thời hạn đến 48 tháng và 12 tháng ân hạn cho sinh viên ra trường tìm việc làm. Với mức lãi suất thấp và thời hạn vay quá dài, trong thời hạn vay không tiến hành thu nợ gốc mà chỉ thu lãi, và dư nợ học sinh sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn chiếm đến 29,079% tổng dư nợ toàn Tỉnh (dư nợ 528.377 triệu đồng trên 1.817.018 triệu đồng tổng dư nợ) cũng ảnh hưởng đến doanh số thu nợ và cuối cùng như hưởng đến vòng quay vốn tắn dụng.

CHƢƠNG 5

THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI NGUYÊN NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

5.1. THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 75 - 78)