4.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG
4.2.1 Tình hình cho vay từ năm 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013
4.2.1.1. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010 là
183.347 triệu đồng; đến năm 2011 là 225.510, tăng 42.163 triệu đồng tương đương tăng 23% so với năm 2010. Sang năm 2012 cho vay đối với hộ nghèo giảm xuống còn 141.644 triệu đồng, giảm 83.866 triệu đồng tương đương giảm 37,19% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay đạt 163.259 triệu đồng, tăng về giá trị tuyệt đối là 7.786 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 5,01%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm qua các năm có thể được chia thành 3 giai đoạn.
Trong năm 2011: Đây là giai đoạn doanh số cho vay đối với hộ nghèo tăng, mức tăng tương đối cao tương đương 23%. Điều này được giải thắch là do các hộ nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh ở các năm trước đã tới ngày trả nợ gốc và lãi, sau khi thanh toán hết các khoản lãi và gốc của năm cũ họ tiếp tục xin vay thêm ở năm mới để phục vụ cho chu kỳ sản xuất tiếp theo hoặc mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh đang trên đà làm ăn có lời. Ngoài ra, một số hộ vay mới được thêm vào danh sách được vay vốn dành cho hộ nghèo cũng làm do doanh số cho vay tăng lên tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể.
Trong năm 2012: Đây là giai đoạn doanh số cho vay đối với hộ nghèo giảm, tỷ lệ giảm cao tương đương với 37,19%. Điều này được giải thắch là do,
Bảng 4.2: Tình hình tắn dụng từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang Đơn vị tắnh: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T2012/6T2013 +/- % +/- % +/- % DS cho vay 183.347 225.510 141.644 155.473 163.259 42.163 23 83.866 37,19 7.786 5,01 DS thu nợ 156.669 224.284 139.485 183.774 109.187 67.615 43,16 -84.799 37,81 -74.587 -40,59 Dư nợ 413.246 414.472 416.631 418.240 470.703 1.226 0,3 2.159 0,52 52.463 12,54 Nợ quá hạn 23.921 23.197 21.368 20.455 22.479 -724 -3,03 -1.829 -7,89 2.024 9,89
Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 500.000 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Tr iệ u đồ ng DS cho vay DS thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn
Nguồn: Phòng kế hoạch nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang
Hình 4.2: Tình hình tắn dụng từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang
trong năm 2011 số hộ nghèo vay vốn chủ yếu là vay trung hạn nên thời gian để được tiếp tục vay vốn tối thiểu là sau 2 năm nữa, khiến cho số hộ nghèo cũ được vay vốn ở năm 2012 bị giảm xuống rất nhiều lần, đa phần trong các hộ này là những hộ vay chương trình ngắn hạn, một số khác kết thúc chương trình vay trung hạn ở những năm trước. Một số khác là những hộ tái nghèo được bổ sung lại trong danh sách. Nguyên nhân khiến các hộ nghèo vay lại một phần do họ muốn phục vụ tiếp chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, những hộ sau khi được vay vốn làm ăn có lãi nhưng vẫn chưa thật sự thoát nghèo nên cần nguồn vốn hỗ trợ để tiếp tục công việc sản xuất kinh doanh đang thuận lợi. Ngoài ra, còn do có những hộ đã thoát nghèo không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện vay thêm nữa nhưng do trong những năm tiếp theo việc làm ăn thua lỗ, quá trình sản xuất gặp phải khó khăn khiến họ tiếp tục trở lại cảnh nghèo nên phải làm thủ tục xin vay lại.
Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 163.259, tăng 5,01%, đạt giá trị 7.786 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân là do Chắnh phủ điều chỉnh cho vay đối với hộ nghèo nếu có con, em là học sinh sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn từ mức 1.000.000 đồng/tháng/sinh viên lên mức mới là 1.100.000 đồng/tháng/ sinh viên. Nhìn chung, doanh số cho vay tăng qua các năm (riêng năm 2012 có sự sụt giảm mạnh) đều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước về vấn đề nghèo đói và tình hình kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Doanh số cho vay tăng cao cũng kéo theo nợ quá hạn tăng nhưng Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang luôn cố găng duy trì ở mức dưới 5%, riêng sáu tháng đầu năm 2013, nợ quá hạn tăng cao lên mức 9,89% là do Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang tiến hành phân loại nợ theo Thông tư 02/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
4.2.1.2. Doanh số cho vay thông qua Hội đoàn thể
Để tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, cùng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng, thì việc thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn là yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện dân chủ công khai công tác tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay thông qua Hội Đoàn thể năm từ 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013
Đơn vị tắnh: Triệu đồng
Hội đoàn thể 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012
+/- % +/- % +/- %
Hội phụ nữ 55.730 77.090 47.511 56.102 53.814 21.360 38,33 -29.579 -38,37 -2.288 -4,08
Hội nông dân 61.525 66.635 44.824 44.254 47.147 5.110 8,31 -21.811 -32,73 2.893 6,54
Hội cựu chiến binh 43.174 53.315 33.510 37.472 40.582 10.141 23,49 -19.805 -37,15 3.110 8,30
Đoàn thanh niên 22.918 28.470 15.799 17.645 21.716 5552 24,23 -12.671 -44,51 4.071 23,07
Tổng Doanh số cho
vay 183.347 225.510 141.644 155.473 163.259 42.163 23,0 -83.866 -37,19 7.786 5,01
Trong những năm qua Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn thực hiện công tác ủy thác cho vay hộ nghèo thông qua các 4.613 Tổ tiết kiệm và vay vốn do các Hội đoàn thể quản lý. Hiện tại, toàn Tỉnh đã thành lập 1.840 tổ do Hội Nông dân quản lý, Hội phụ nữ 1.844 tổ, Hội Cựu chiến binh 679 tổ, Đoàn thanh niên 250 tổ. Các chỉ tiêu dưới đây sẽ thể hiện hoạt động tắn dụng của Ngân hàng qua các Hội đoàn thể.
77090 56102 53814 47511 55730 47147 44254 44824 66635 61525 40582 37472 33510 53315 43174 21716 17645 15799 28470 22918 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm T ri ệ u đ ồ n g
Hội phụ nữ Hội nông dân Hội cựu chiến binh Đoàn thanh niên
Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.
Hình 4.3: Doanh số cho vay thông qua Hội Đoàn thể năm từ 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013
Từ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay đối với hộ nghèo thông qua Hội phụ nữ và Hội Nông dân là cao nhất qua các năm, tỷ trọng bình quân qua 3 năm và sáu tháng đầu năm so với tổng doanh số cho vay trung bình thông qua Hội Phụ nữ chiếm 32,77%, thông qua Hội Nông dân chiếm gần 31%,Hội Cựu chiến binh chiếm gần 24% và Đoàn Thanh niên với tỷ trọng thấp nhất là 12,25%. Sự phân bổ nguồn vốn đến các hộ nghèo thể hiện qua doanh số này sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa các Hội đoàn ủy thác là do số lượng Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thành lập ở mỗi hội đoàn có sự chênh lệch đáng kể, mức chệnh lệch được xem là tương ứng với tỷ lệ Tổ Tiết kiệm và vay vốn được thành lập ở mỗi Hội đoàn thể.
Hội phụ nữ và Hội Nông dân được Ngân hàng ủy thác cho vay với doanh số cao vì đây là hai hội có liên hệ mật thiết đến tình hình kinh tế chủ yếu của tỉnh, gắn kết chặt chẽ với chắnh sách kinh tế xã hội ở các đối tượng mà Nhà nước đặt biệt quan tâm và tạo điều kiện phát triển.
Hội phụ nữ, qua hơn 10 năm thực hiện việc ủy thác tắn dụng đối với hộ nghèo từ Ngân hàng Chắnh sách Xă hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang, Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng, cố gắng nổ lực trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, cung cấp một khối lượng vốn lớn tới phụ nữ nghèo, tạo điều kiện cho hộ vay đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ nghèo trong toàn tỉnh. Riêng với Hội Nông dân, việc ủy thác cho vay đối với hộ nghèo qua Hội là phù hợp với tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh, số hộ nghèo vay vốn Ngân hàng chủ yếu để phục vụ nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa), nuôi trồng thủy sản nên đa số họ là những người nông dân. Vậy nên sự gắn kết và hỗ trợ của Hội với những người này là rất lớn. Với tầm quan trọng vừa nêu việc ủy thác qua hội đã tạo ra nhiều thành tắch đáng biểu dương trong công tác nâng cao đời sống người dân nghèo từ những năm qua.
Cụ thể về sự biến động tăng giảm của doanh số cho vay thông qua 4 Hội đoàn thể được thể hiện như sau:
Doanh số cho vay đối với hộ nghèo thông qua Hội phụ nữ năm 2010 đạt 55.730 triệu đồng, chiếm 30,4% tổng doanh số cho vay thông qua hội đoàn thể, đến năm 2011 doanh số cho vay thông qua Hội đoàn thể tăng lên đến 77.090 triệu đồng, tăng 21.360 triệu đồng tương đương tăng 38,33% so với năm 2010 và chiếm 34,185% doanh số cho vay năm 2011. Năm 2012 doanh số cho vay giảm xuống còn 47.511 triệu đồng, chiếm 33,54% tổng doanh số cho vay năm 2012, giảm 29.579 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 38,37% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay thông qua Hội Phụ nữ là 53.814 triệu đồng, chiếm 32,96% doanh số cho vay năm 2013, giảm tương ứng với 4,08% về tỷ lệ còn 56.102 triệu đồng về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Doanh số cho vay qua Hội Nông dân năm 2010 đạt 61.525 triệu đồng chiếm 33,56% doanh số cho vay năm 2010, năm 2011 doanh số cho vay thông qua Hội Nông dân đạt 66.635 triệu đồng, chiếm 29,55% tổng doanh số cho vay thông qua Hội đoàn thể, tăng 5.110 triệu đồng, tăng tương ứng là 8,31% so với 2010. So với năm 2011, đến năm 2012, doanh số cho vay thông qua Hội nông dân giảm xuống còn 47.511 triệu đồng, chiếm 31,65% doanh số cho vay thông qua Hội đoàn thể, giảm 21.811 triệu đồng tương đương giảm 32,73% so với năm 2011. Đến sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay thông qua Hội Nông dân là 47.147 triệu đồng, chiếm 28,88% doanh số cho vay, tăng 2.893 triệu đồng, tăng tương ứng với 6,54% so với cùng kỳ năm 2012.
Doanh số cho vay thông qua Hội Cựu chiến binh doanh số cho vay đạt 43.174 triệu đồng, chiếm 23,55% doanh số cho vay năm 2010, năm 2011 doanh số cho vay đạt 53.315 triệu đồng chiếm 23,64% doanh số cho vay năm 2011, tăng 10.141 triệu đồng tăng tương đương 23,85% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay giảm xuống còn 33.510 triệu đồng, giảm 19.805 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 37,15% so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 40.582 triệu đồng, tăng 3.110 triệu đồng, tăng tương đương 8,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Doanh số cho vay thông qua Đoàn thanh niên năm 2010 là 22.918 triệu đồng, năm 2011 là 28.470 triệu đồng, tăng 24,23% về tỷ lệ, về giá trị tăng thêm 5.552 triệu đồng, năm 2012, doanh số cho vay đạt 15.799 triệu đồng, giảm 44,51% về tỷ lệ, giảm tương đương 12.671 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đạt 21.716 triệu đồng, tăng 23,07% về tỷ lệ, tăng tương đương là 4.701 triệu đồng.
4.2.1.3. Doanh số cho vay theo ngành nghề trong giai đoạn năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013
Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang cho vay hộ nghèo với rất nhiều mục đắch xin vay vốn khác nhau, tuy nhiên tất cả các khoản vay sau khi phân loại theo ngành nghề đã được phân thành bốn nhóm ngành chắnh: Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh. Cụ thể:
- Ngành nông nghiệp: bao gồm cho vay trồng trọt mà chủ yếu là trồng lúa, trồng rau màu và cây ăn trái, cho vay chăn nuôi gia súc gia cầm.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành nghề từ năm 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang Đơn vị tắnh: Triệu đồng Ngành nghề 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Nông nghiệp 83.727 101.104 64.758 68.052 73.157 17.377 20,75 -36.346 -35,95 5.105 7,5 NTTS 39.144 47.282 30.049 51.703 57.304 8.168 20,88 -17.233 -36,45 5.601 10,83 TTCN 27.502 37.209 21.246 23.651 18.646 9.707 35,29 -15.963 -42,9 -5.005 -21,16 Kinh doanh 33.004 39.915 25.591 12.067 14.152 6.911 20,94 -14.324 -35,88 2.085 17,28 TỔNG DSCV 183.347 225.510 141.644 155.473 163.259 42.163 23,00 -83.866 -37,19 7.786 5,01
Nguồn: Phòng Kế hoạch Ờ Nghiệp vụ tắn dụng Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.
83727 101104 64758 68052 73157 57304 51703 30049 47282 39144 18646 23651 21246 37209 27502 14152 12067 25591 39915 33004 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Tr iệ u đồ ng
Nông nghiệp NTTS TTCN Kinh doanh
Nguồn: Phòng Kế hoạch Ờ Nghiệp vụ tắn dụng Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang.
Hình 4.4: Doanh số cho vay theo ngành nghề từ năm 2010 tới sáu tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang
- Ngành nuôi trồng thủy sản: bao gồm cho vay để nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, nuôi cá lồng bè trên biển.
- Ngành tiểu thủ công nghiệp: cho vay để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đồ lưu niệm tập trung tại các khu du lịch, cho vay sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc các làng nghề truyền thống có thế mạnh cạnh tranh với các sản phẩm khác trong và ngoài tỉnh.
- Ngành kinh doanh: hộ nghèo vay vốn để kinh doanh mua bán rất đa dạng: buôn bán tạp hóa, kinh doanh hộ gia đình, cung cấp dịch vụ cơ bản, đơn giản.
Qua 3 năm doanh số cho vay đối với hộ nghèo thuộc ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân cao nhất: 45,34%. Xếp thứ hai là ngành nuôi trồng thủy sản: 21,16%. ngành tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh chiếm tỷ trọng bình quân gần bằng nhau, tương ứng: 15,61% và 17,89%. Do Kiên Giang là một tỉnh có diện tắch đất sản xuất nông nghiệp đứng đầu cả nước, người dân nghèo chủ yếu vay vốn để phục vụ việc trồng trọt, đa số là trồng lúa và chăn nuôi gia súc gia cầm nên tỷ trọng doanh số cho vay đối với ngành này chiếm tỷ trọng rất cao. Bên cạnh đó, với địa hình giáp biển nên ngoài đánh bắt thủy sản trong những năm gần đây những hộ dân nghèo còn mạnh dạn vay vốn để thực hiện mô hình nuôi cá trên biển với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ phắa trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tỉnh. Mô hình nuôi trồng này đang mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhiều người dân đặc biệt là người dân nghèo từng bước nâng cao đời sống, phấn đấu vươn lên