GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 80)

LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG

5.2.1. Tăng cƣờng huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cƣ và trong cộng đồng ngƣời nghèo để chuyển khoản khi đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi

Ngân hàng Chắnh sách Xã hội phải mở rộng hình thức thu nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cư, trong cộng đồng người nghèo để tạo lập nguồn vốn của mình phục vụ nhu cầu vay vốn của các đối tượng chắnh sách. Nguồn vốn huy động hiện nay vẫn còn rất thấp, bình quân chỉ chiếm khoảng 1,54% trong cơ cấu nguồn vốn. Để mở rộng cũng như gia tăng nguồn vốn huy động này trước mắt cần thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch huy động tiết kiệm hàng năm, giao chỉ tiêu cho chắnh quyền, Hội nhận uỷ thác cấp xã để tuyên truyền vận động các tổ chức tổ chức, cá nhân, dân cư trên địa bàn tham gia gửi tiền tiết kiệm, đồng thời giao chỉ tiêu huy động tiết kiệm thông qua Tổ phấn đấu trên 90% tổ; 90% tổ viên tham gia gửi tiết kiệm.

5.2.2. Khắc phục tình trạng nợ quá hạn tồn đọng ở những năm trƣớc

Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi ở ngững năm trước còn tồn đọng đến thời điểm hiện tại, trong đó bao gồm: phần nợ thuộc các chương trình nhận bàn giao, những trường hợp hộ vay bỏ địa phương lâu năm, nợ bị chiếm dụng nhận bàn giao, nay người chiếm dụng bỏ trốn khỏi địa phương, đi tù, hoặc quá nghèo không trả được nợ,Ầ.cần có sự ban hành cơ chế xử lý kịp thời từ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam để có thể giảm đi những khoản nợ quá hạn gây ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ, cơ cấu nợ của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Tỉnh trong giai đoạn sắp tới.

Bên cạnh việc khắc phục tình trạng nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, để tránh tình trạng tạo thêm nhiều khoản nợ quá hạn như trước đây đòi hỏi Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang cần tăng cường nâng cao công tác xử lý nợ bằng việc: thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ tắn dụng đặc biệt tập trung vào việc phòng ngừa và xử lý rủi ro cho vay đến các cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, các tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn và các Hội đoàn thể nhận ủy thác cũng cần được sự quan tâm nhiều hơn trong công tác nghiệp vụ tắn dụng đối với hộ nghèo từ ngân hàng;

phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa cán bộ tắn dụng với các tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, Hội đoàn thể trong công tác xét duyệt, kiểm tra, kiểm soát việc cho với hộ nghèo.

5.2.3. Tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn vay, có sự quan tâm kịp thời đến tình hình vay vốn của các hộ nghèo.

Trước tình hình tình nợ quá hạn, nợ quá hạn trong tổng dư nợ còn tương đối cao; công tác kiểm ta kiểm soát việc sử dụng vốn vay là rất cần thiết đối với những món vay hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới. Việc kiểm soát chặt chẽ tình hình vay vốn mà cụ thể là thường xuyên quan tâm đến hoạt động sử dụng nguồn vốn để làm ăn của các hộ vay, có các biện pháp đôn đốc nhắc nhỡ và xử lý đối với những trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ về lãi hàng tháng và gốc theo định kỳ. Công tác này cần phải được thực hiện trong suốt quá trình vay vốn của hộ nghèo để tránh tình trạng đến khi nợ không trả quá nhiều, quá thời hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và hộ vay không còn khả năng trả. Để thực hiện tốt việc kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ tắn dụng Ngân hàng với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng sự quan tâm của chắnh quyền địa phương.

Trước hết cán bộ tắn dụng cần thường xuyên trao đổi với đại điện các Hội đoàn thể nhận ủy thác cũng như các tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn về tình hình sản xuất kinh doanh, hoàn cảnh sinh sống của các hộ vay trên địa bàn mình quản lý trong thời gian vay vốn. Từ đó có thể nhìn nhận rõ hơn thực trạng hộ nghèo ở địa phương để có sự can thiệp kịp thời trong những trường hợp gặp phải khó khăn cần giải quyết. Công tác nhắc nhở, đôn đốc việc trả nợ không chỉ thuộc về trách nhiệm của các Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn mà còn là một phần trách nhiệm của cán bộ tắn dụng. Trong các ngày giao dịch định kỳ hàng tháng ở các phường xã khi giải ngân và thu lãi, gốc là dịp để các bộ tắn dụng trực tiếp tiếp xúc, hướng dẫn, thăm hỏi cụ thể về mục đắch, tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay.

Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn: đây là những người có sự gắn kết mật thiết với tình hình địa phương cũng như giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát tình hình sử dụng vốn của các hộ vay. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa Hội và các tổ trưởng với nhau để kịp thời nắm tình hình của các hộ vay nhằm báo cáo kịp thời với cán bộ tắn dụng để tránh tình trạng tồn tại những khoản nợ tồn đọng như trước kia.

Chắnh quyền địa phương cũng là những người có trách nhiệm trong việc vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn. Khi đã phê duyệt danh sách hộ nghèo cho các tổ tiết kiệm và vay vốn trình lên, chắnh quyền cần có một phần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các hộ nghèo, cụ thể: có hướng giải quyết kịp thời đối với những trường hợp hộ nghèo vay vốn lâm vào hoàn cảnh quá khó khăn cần sự giúp đỡ của chắnh quyền địa phương. Kết hợp với các cơ quan chuyên trách thực hiện các chương trình có ý nghĩa thiết thực nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, hướng dẫn các mô hình trồng trọt chăn nuôi đang mang lại hiệu quả caoẦđể họ có hướng đi đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chắnh đáng.

5.2.4. Chắnh quyền địa phƣơng nên mở rộng chƣơng trình tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, thủ công nghiệp và dạy nghề cho ngƣời nghèo

Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường...

Chắnh vì lẽ đó, Chắnh quyền địa phương cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Hướng làm này đã và đang được thực hiện tại các địa phương trong tỉnh, tuy nhiên không được phủ rộng ở tất cả các địa bàn. Một số nơi do điều kiện đi lại còn khó khăn, còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu các chắnh sách, phương án khoa học kỹ thuật nên việc kết hợp cung ứng vốn tắn dụng với công tác nông nghiệp, thủ công nghiệp và dạy nghề cho người nghèo còn chưa được đáp ứng. Trong thời gian tới, cần có sự quan tâm kịp thời hơn của chắnh quyền địa phương cũng như các bộ phận chuyên trách trong việc mở rộng phương thức này người nghèo ở tất cả các địa phương.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Với phương châm Hoạt động không vì lợi nhuận, hoạt động tắn dụng của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam nói chung và Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho những hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn rẻ, từng bước có thu nhập, cải thiện mức sống của mình, nâng cao dân trắ, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu chung của cả nước: ỘDân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhỢ.

Qua hơn 10 năm hoạt động, công tác tắn dụng của ngân hàng đã dần được hoàn thiện và đạt được những chuyển biến tắch cực. Sự phối hợp giữa cán bộ ngân hàng với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình giữ vững và nâng cao hiệu quả công tác tắn dụng hộ nghèo của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội.

Trong giai đoạn 2010 Ờ 2012, hoạt động tắn dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh được xem là khả quan và đạt được tắnh hiệu quả. Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn có sự biến động tăng giảm qua các năm. Số lượng hộ nghèo được vay vốn, dư nợ bình quân 1 hộ vay ngày càng tăng, điều này cho thấy nhu cầu vốn tắn dụng của người dân đã dần được đáp ứng. Ngoài ra, số hộ thoát khỏi nghèo đói qua các năm tăng lên rõ rệt, đây là tắn hiệu đáng mừng và là động lực thức đẩy hoạt động tắn dụng hộ nghèo của ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần có hướng xử lý kịp thời: nợ quá hạn trong tổng dư nợ vẫn còn nhiều, tỷ lệ giảm qua các năm vẫn chưa cao; chênh lệch tăng dư nợ chưa được đáng kể,ẦCần có những giải pháp kịp thời và sát thực nhằm khắc phục được tình trạng này, có như vậy thì hoạt động tắn dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng mới nâng cao và ngày càng hoàn thiện hơn.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Kiến nghị với Chắnh quyền địa phƣơng

Đề nghị Uỷ ban Nhân dân Tỉnh tiếp tục kiến nghị với Hội đồng Tỉnh hàng năm trắch một phần kinh phắ từ ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chắnh sách khác.

Đề nghị Ủy ban Nhân dân, Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp Huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Ban giảm nghèo xã, Điểm giao dịch xã, Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp Xã phối hợp với Hội đoàn thể cấp xã, Phòng giao dịch cấp huyện thực hiện và quản lý nguồn vốn có hiệu quả; kiên quyết xử lý thu hồi những trường hợp xâm tiêu chiếm dụng vốn, nợ chây ỳ đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước.

Chắnh quyền địa phương cấp xã rà soát bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương, tạo điều kiện để hộ vay vốn Ngân hàng Chắnh sách Xã hội. Bộ máy chuyên trách Ban giảm nghèo giám sát chặt chẽ việc bình xét và xác nhận đối tượng vay vốn; đồng thời tăng cường tham gia đôn đốc xử lý nợ quá hạn trên địa bàn.

6.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam

Kiên Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây Nam bộ có mức dư nợ thấp, đề nghị Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam quan tâm tăng trưởng kế hoạch vốn cho chi nhánh theo kế hoạch tắn dụng hàng năm, đáp ứng nhu cầu vốn vay các chương trình tại địa phương.

Đề nghị Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam xem xét ban hành cơ chế huy động vốn theo hướng linh hoạt về lãi suất, hình thức huy động đa dạng.

Đề nghị Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam kiến nghị với Chắnh phủ sớm có cơ chế xử lý đối với hộ vay vốn đã bỏ địa phương; người chiếm dụng vốn bỏ trốn khỏi địa phương, chết hoặc quá nghèo không còn tài sản để thu nợ; trường hợp người lao động về nước trước hạn, hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa trả được nợ.

Đề nghị có chế độ phụ cấp đối với cán bộ viên chức công tác tại các huyện thuộc vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn nhằm động viên khắch lệ tinh thần phục vụ gắn bó lâu dài của cán bộ đối với Ngân hàng.

6.2.3. Kiến nghị với Chắnh phủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần quan tâm, hỗ trợ Ngân hàng Chắnh sách xã hội nói chung và Ngân hàng Chắnh sách xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang nói riêng trong công tác xữ lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn.

Ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn xữ lý rủi ro để kịp thời xữ lý, giảm bớt khó khăn cho Ngân hàng cũng như cho người vay.

Đề nghị Bộ Tài chắnh xem xét trình Thủ tướng chắnh phủ, bổ sung cơ chế quản lý tài chắnh, cho phép Ngân hàng Chắnh sách xã hội được thực hiện khoản mục chi phắ thu hồi nợ khó đòi.

Cần có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi: Nhà nước luôn có một chắnh sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn tắn dụng bền vững như: có chắnh sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư ; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chắnh sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chắnh sách bảo hộ xuất khẩu. Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận phát triển cho người dân nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Việt Nam, 2003

2. Trần Ái Kết, 2008. Giáo trình Tài chắnh Ờ Tiền tệ. Thành phố Hồ Chắ Minh: Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. UNDP, 2009. Những ảnh hưởng kinh tế- xã hội của HIV/AIDs đối với những hộ gia đình dễ bị tổn thương và tình trạng đói nghèo tại Việt nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý Thống kê Kinh tế. Thành phố Hồ Chắ Minh: Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin.

6. Lê Khương Ninh, 2008. Kinh tế vi mô. Cần Thơ: Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Ngân hàng Thế giới, 2013. Việt Nam tham gia nhóm sản xuất Ờ Con đường thoát nghèo. Tạp chắ thường kỳ Ngân hàng Thế giới, số ra ngày 12 tháng 11 năm 2013.

PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1

a. Lãi suất huy động (áp dụng từ ngày 09/10/2013)

Bảng 1: Mức lãi suất huy động

STT Kỳ hạn Lãi suất VNĐ (%/năm)

1 Không kỳ hạn 1,2 % 2 Kỳ hạn 01 tháng 7 % 3 Kỳ hạn 02 tháng 7 % 4 Kỳ hạn 03 tháng 7 % 5 Kỳ hạn 04 tháng 7 % 6 Kỳ hạn 05 tháng 7 % 7 Kỳ hạn 06 tháng 7,5 % 8 Kỳ hạn 09 tháng 7,5 % 9 Kỳ hạn 12 tháng 8 %

Nguồn: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tắn dụng Ờ Ngân hàng Chắnh sách Xã hội Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

b. Lãi suất cho vay (áp dụng từ ngày 09/10/2013

Bảng 2: mức lãi suất cho vay

STT Chƣơng trình cho vay Vốn TW

(%/tháng)

Vốn NS Tỉnh (%/tháng)

1 Cho vay hộ nghèo 0,65 % 0,65 %

2 Cho vay hộ cận nghèo 0,78 %

3 Cho vay giải quyết việc làm 0,65 %

4 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 0,65 %

5 Cho vay đối tượng chắnh sách đi lao động nước ngoài

0,65 % 0,65 %

6 Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 0,8 %

7 Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,8 %

8 Cho vay thương nhân vùng khó khăn 0,8 %

9 Cho vay mua nhà trả chậm cụm tuyến dân cư 0,25 % 0,65 %

10 Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg

0,25%

11 Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang (Trang 80)