7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.3.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013
4.3.4.1 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế
Trong hoạt động ngân hàng thì vấn đề rủi ro là điều không thể tránh khỏi, nhất là rủi ro tín dụng. Nợ xấu chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng và nó có tác động tiêu cực đến hoạt động của NH, nó làm cho nguồn vốn của NH bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy, NH cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hạn chế nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho NH.
Bảng 4.9 trình bày nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.
- Nợ xấu ngắn hạn đối với DNNN
Như đã phân tích ở các phần trên, DSCV ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn đối với DNNN chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng DSCV ngắn hạn và tổng dư nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, việc xét duyệt các món vay cho đối tượng này tại chi nhánh rất thận trọng vì sức cạnh tranh của DNNN trên thị trường kém nên khi cho vay sẽ gặp rủi ro cao. Ngoài ra, CBTD chi nhánh cũng thường xuyên giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của DNNN, kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro phát sinh, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn như đã cam kết ban đầu. Do đó không xuất hiện nợ xấu của TPKT này trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Nợ xấu ngắn hạn đối với DNNQD
Nợ xấu ngắn hạn đối với DNNQD tăng qua các năm trong giai đoạn phân tích và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn đối tượng này là 18.034 triệu đồng, trong khi đó, chỉ tiêu này trong năm 2010 là 4.454 triệu đồng, tăng với tốc độ là 304,89%. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng nhẹ 20,64% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tiếp tục duy trì xu hướng biến động tăng, tăng 6.098 triệu đồng so với cả năm 2012. Xét về tỷ trọng trong cơ cấu nợ xấu ngắn hạn, năm 2010, DNNQD chỉ chiếm 23% trong tổng nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng đối tượng này ngày càng tăng lên qua các năm, cụ thể là tăng lên đến 67% trong năm 2011 và năm 2012, DNNQD chiếm hơn 77% tổng nợ xấu ngắn hạn NH. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu này là do một số DN kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, thương mại, bất động sản gặp nhiều khó khăn khi thị trường giảm giá, hàng tồn kho tăng cao, chi phí lãi suất vay vốn lớn nên mất khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. NH cần bố trí CBTD kiểm tra thường xuyên khả năng sinh lời của dự án, cũng như mục đích sử dụng vốn vay của DN có thật sự hợp lý hay không để có những giải pháp thích hợp trong việc thu hồi nợ, xử lý nợ, hạn chế nợ xấu ở đối tượng này.
71
Bảng 4.9: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6T/2013
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 Chú thích: DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % DNNQD 4.454 18.034 21.756 20.172 27.854 13.580 304,89 3.722 20,64 7.682 38,08 Kinh tế tập thể, cá thể 14.908 8.882 6.459 7.180 5.755 (6.026) (40,42) (2.423) (27,28) (1.425) (19,85) Tổng 19.362 26.916 28.215 27.352 33.609 7.554 39,01 1.299 4,83 6.257 22,88
72
- Nợ xấu ngắn hạn đối với kinh tế tập thể, cá thể
Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn đối tượng kinh tế tập thể, cá thể có xu hướng biến động ngược lại so với DNNQD, cụ thể là giảm dần qua các năm. Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn là 14.908 triệu đồng. Sang năm 2011, chỉ tiêu này giảm 6.026 triệu đồng, tương ứng giảm nhanh 40,42% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm, tuy nhiên tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm giai đoạn 2011/2010, giảm 27,28%. Nợ xấu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm nhẹ 19,85% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn của kinh tế tập thể, cá thể cũng ngày càng thu hẹp dần qua các năm, từ 77% trong năm 2010 giảm xuống chỉ còn 22,89% trong năm 2012 và 17,12% trong 6 tháng đầu năm 2013.
Tóm lại, DNNQD và kinh tế tập thể, cá thể là hai TPKT chủ yếu tạo ra nợ xấu ngắn hạn cho NH. Trong thời gian qua, xét về giá trị tương đối, tốc độ tăng nợ xấu tuy có giảm nhưng xét về giá trị tuyệt đối, nợ xấu ngắn hạn vẫn tăng qua các năm. Do đó, chi nhánh cần phải tiếp tục tiến hành rà soát các khoản vay có nguy cơ chuyển sang nợ xấu, đồng thời đốc thúc quá trình thu nợ, đánh giá nghiêm túc đối với khách hàng mới nhằm hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, tạo đà cho sự phát triển bền vững của NH. Về phía các thành phần kinh tế vay vốn tại NH, cần tích cực tìm kiếm mọi nguồn lực có thể để trả nợ, thương lượng với các chủ nợ để cơ cấu lại nợ, tập trung vào các hoạt động có hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu chi phí và sự lệ thuộc vào nguồn vốn NH, tăng khả năng quản trị rủi ro, khả năng tự đổi mới và phản ứng linh hoạt với sự thay đổi của thị trường.
4.3.4.2 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế
Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế thể hiện chất lượng tín dụng ngắn hạn theo từng ngành, qua đó, NH có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tương ứng từng ngành để có những chính sách kinh doanh và quản lý sao cho phù hợp. Bảng 4.10 trình bày nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế tại chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.
- Nợ xấu ngắn hạn ngành SX nông, lâm, ngƣ nghiệp
Năm 2010, nợ xấu ngắn hạn ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 6.067 triệu đồng. Sang năm 2011, nợ xấu ngắn hạn đã giảm 908 triệu đồng xuống còn 5.159 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 14,97%. Trong năm 2011, tình hình dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, công tác quản lý, kiểm tra con giống được tăng cường và tình hình nuôi cá xuất khẩu, đặc biệt là cá tra, cá basa có dấu hiệu lạc quan nên khuyến khích người dân trên địa bàn mở rộng sản xuất; đồng thời bán được giá cao nên thu được nhiều lợi nhuận, có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH nên giá trị nợ xấu ngắn hạn ngành ngư nghiệp giảm xuống trong năm. Đến năm 2012, nợ xấu trong ngành này tăng nhẹ trở lại với tỷ lệ tăng 0,95%. Nguyên nhân là do chi phí con giống tăng cao, giá cả thương phẩm bị giảm sút, cộng thêm tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản
73
những tháng cuối năm gặp nhiều khó khăn; mặt khác, phần lớn hộ nuôi cá đều nhỏ lẻ và mang tính tự phát nên kết quả kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng trả nợ cho NH, khiến cho nợ xấu ngắn hạn ngành tăng trong năm 2012. Bên cạnh đó, tình trạng vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng ở một số đối tượng là hộ nông dân, sử dụng tiền vay sai mục đích đã gây ra nợ xấu cho NH. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn ngành giảm 24,94% so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng đạt giá trị là 5.119 triệu đồng. Điều này cho thấy, cùng với nỗ lực phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chi nhánh còn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các gói vay vốn, qua đó, nợ xấu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm giảm hơn so với cùng kỳ năm 2012.
- Nợ xấu ngắn hạn ngành KD thƣơng mại, dịch vụ
Cùng với tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn đối với ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ, nợ xấu ngắn hạn ngành cũng biến động theo xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T/2013 và là ngành kinh tế có tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn cao nhất. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng 79,09% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng nhẹ 4,87% so với năm 2011, tương ứng đạt 21.760 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế phục hồi chậm và chưa vững chắc dẫn đến giá cả hàng hóa vẫn tiếp tục tăng, người dân bắt đầu cắt giảm tiêu dùng; về phía các doanh nghiệp việc tiêu thụ một số hàng hóa chậm lại dẫn đến hàng tồn kho tăng, điều này ảnh hưởng đến doanh thu cũng như năng lực trả nợ của DN, gây ra nợ xấu ngắn hạn cho ngân hàng. Bước sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn ngành tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ tăng 39,64% so với 6 tháng đầu năm 2012, tương ứng đạt 27.034 triệu đồng. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn ở ngành nghề này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại chi nhánh nên gặp khó khăn khi phải thu hồi lượng vốn cho vay ra rất cao như thế.
- Nợ xấu ngắn hạn ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở
Trong giai đoạn phân tích, nhìn chung nợ xấu ngắn hạn ngành này biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm 41,02% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng trở lại, tăng 23,71% so với năm 2011. Trong cơ cấu nợ xấu ngắn hạn, ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ, dao động từ 3,74% -8,83%, do đó nợ xấu ngắn hạn ngành tăng lên cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh, tuy nhiên, NH cũng cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện công tác thu hồi nợ thận trọng hơn nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn.
- Sản xuất gia công, chế biến và vận tải, kho bãi
Đây là hai ngành kinh tế mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn có biến động qua các năm trong giai đoạn phân tích nhưng lại không phát sinh nợ xấu ngắn hạn. Nguyên nhân là do thu nhập của KH kinh doanh trong ngành nghề này ổn định hơn trong
74
những năm gần đây, mặt khác, ngân hàng quản lý khắt khe các CBTD trong công tác thẩm định cho vay, trách nhiệm của CBTD không chỉ gắn liền với các món vay trong thời hạn vay mà còn gắn liền với việc thu hồi nợ. Điều này còn cho thấy, NH không những thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ngắn hạn đối với nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau trên địa bàn mà còn đạt được những kết quả khả quan trong công tác hạn chế nợ xấu ngắn hạn, ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
Tóm lại, việc tồn tại nợ xấu là không thể tránh khỏi trong hoạt động NH. Vì thế, chi nhánh cần tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của KH thông qua việc cử CBTD phụ trách món vay đó xuống địa bàn kiểm tra định kỳ hay đột xuất để đảm bảo việc sử dụng vốn của KH là đúng mục đích và không vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng; đồng thời đánh giá nợ, chủ động trong công tác xử lý, thu hồi nợ trên cơ sở bám sát các văn bản có liên quan. Chi nhánh cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng CBTD, báo cáo kết quả hằng tháng, hằng quý, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn và giảm thiểu rủi ro cho NH.
75
Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế tại SHB Chi nhánh CầnThơ giai đoạn 2010 - 6T/2013
Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013
Chú thích: SX nông, lâm, ngư nghiệp: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; KD thương mại, dịch vụ: Kinh doanh thương mại, dịch vụ
Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % SX nông, lâm, ngư nghiệp 6.067 5.159 5.208 6.820 5.119 (908) (14,97) 49 0,95 (1.701) (24,94) KD thương mại, dịch vụ 11.586 20.749 21.760 19.360 27.034 9.163 79,09 1.011 4,87 7.674 39,64 Xây dựng, sửa chữa nhà ở 1.709 1.008 1.247 1.172 1.456 (701) (41,02) 239 23,71 284 24,23 Tổng 19.362 26.916 28.215 27.352 33.609 7.554 39,01 1.299 4,83 6.257 22,88
76