7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
6.2.2 Đối với Ngân hàng SHB Hội sở
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thủ tục vay vốn chặt chẽ, chi tiết hơn, đặc biệt lưu ý đến các quy chế về xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, xử lý TSĐB.
- Hỗ trợ chi nhánh trong việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật. - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của chi nhánh trong từng nghiệp vụ cụ thể, kịp thời đưa ra những báo cáo sai phạm, phòng ngừa từ khi còn tiềm ẩn nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
- Cải thiện hệ thống thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tiện ích, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời giảm bớt công việc của CBTD.
- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chương trình khuyến mãi, cộng thưởng; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, phù hợp với đặc điểm của KH hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau trên địa bàn để mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn cho chi nhánh.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các khóa đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bồi dưỡng năng lực phẩm chất, đạo đức của đội ngũ CBTD trong NH.
- Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ cho các cá nhân và tập thể làm việc xuất sắc, đồng thời nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng, tạo môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp.
- Định kỳ mở cuộc họp gặp mặt giữa các chi nhánh một mặt để trao đổi kinh nghiệm quản lý và làm việc, xây dựng một khối tập thể đoàn kết, vững mạnh; mặt
88
khác đánh giá, phân tích những mặt làm được và những mặt chưa làm được để có những giải pháp phù hợp trong giai đoạn phát triển tới.
6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng
- Cần phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa DN và NH thông qua những chính sách ưu đãi, khuyến khích DN phát triển, hỗ trợ thông tin thị trường.
- Tích cực giúp đỡ NH trong việc xử lý các vụ kiện KH có nợ quá hạn ngắn hạn thiếu thiện chí trả nợ cho chi nhánh mặc dù có đủ điều kiện, khả năng về tài chính.
- UBND tỉnh cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng.
- Phòng công chứng cần xử lý các thủ tục cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả nhằm rút ngắn quy trình vay vốn, giảm áp lực thời gian cho người đi vay.
- Phòng nông nghiệp, phòng khoa học công nghệ và môi trường phối hợp cùng với các ban ngành chức năng có liên quan tăng cường hỗ trợ cho nông dân trong việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi tốt, ứng dụng tiến bộ KHKT và các mô hình, quy trình sản xuất có hiệu quả vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và năng suất ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn.
- Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, chính quyền địa phương cần thiết có sự quan tâm giải quyết đường ra cho hàng hóa nông sản như mở thêm các chuyến bay nội địa, quốc tế đối với Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.
2. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
4. Dương Hữu Hạnh, 2013. Quản trị rủi ro Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
5. Phan Thị Cúc và cộng sự, 2009. Quản trị Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
6. Bùi Kim Thoa, 2010. Cần Thơ 35 năm phát triển và hội nhập. Kỷ yếu.
7. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi, 2012. Giải pháp phát triển ngành Thương mại & Dịch vụ để thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm động lực phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long. Kỷ yếu Khoa học.
8. Đào Minh Tú, 2012. Hoạt động Ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 34-42.
9. Trần Thị Uyên Phương, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại
học. Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Duy Tiến, 2013. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại PGD Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên
Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
11. Trần Thị Thanh Nhã, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2012. Luận văn
Đại học. Đại học Cần Thơ.
Các thông tin đăng tải trên Internet
12. Nhân dân, 2013. Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. <http://www.baomoi.com/Thanh-pho-Can-Tho-phan-dau-tro- thanh-trung-tam-vung-dong-bang-song-Cuu-Long/45/10190405.epi>. [Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2013].
13. Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự, 2011. Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011.
<http://tapchi.hvnh.edu.vn/5744/news-detail/738238/so-112/anh-huong-cua-bien- dong-lai-suat-den-hoat-dong-cua-he-thong-nh-.html>. [Ngày truy cập: 17 tháng 10 năm 2013].
14. Phạm Hà Nguyên, 2012. Lãi suất hướng về 10%/năm.
<http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-lai-suat-huong-ve-10-nam-2331.html>. [Ngày truy cập: 18 tháng 10 năm 2013].
15. Thu Hoài, 2013. Cộng đồng doanh nghiệp góp phần giữ vững tăng trưởng kinh tế. <http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=139109>. [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2013].
16. Hiền Linh, 2012. Chủ tịch SHB: Sáp nhập HBB là cơ hội kinh doanh tốt. <http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=221950>. [Ngày truy cập: 21 tháng 10 năm 2013].
17. NDH, 2010. SHB triển khai chương trình “Tiết kiệm sinh lãi – Ưu đãi tuyệt vời”. <http://ndh.vn/shb-trien-khai-chuong-trinh-tiet-kiem-sinh-lai-uu-dai-tuyet-voi--