7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.1.1 Tình hình vốn huy động phân theo kỳ hạn
Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn (bao gồm dưới 12 tháng và trên 12 tháng) chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, khoảng hơn 84% trong cơ cấu tổng vốn huy động. Khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng diễn biến khó lường và việc tích trữ ngoại tệ được NĐT đánh giá chưa thực sự có lợi, việc gửi tiền tiết kiệm sẽ là kênh đầu tư an toàn mà vẫn thu được lãi, bù đắp cho sự trượt giá, đặc biệt gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn sẽ tạo sự linh hoạt hơn cho KH. Mặt khác, gửi tiền kỳ hạn ngắn có thể giúp cá nhân và các tổ chức kinh tế xoay vòng nguồn vốn nhanh khi có nhu cầu nhưng vẫn được hưởng lãi suất nhất định. Do đó đối với tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm ưu thế, luôn chiếm trên 65,66% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Sau đây sẽ tiến hành phân tích tình hình vốn huy động phân theo kỳ hạn qua mỗi năm.
Trong năm 2010, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng chủ đạo (84,13%) và cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân là do SHB Cần Thơ đã tiến hành điều chỉnh tăng lãi suất huy động theo sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước và tập trung tăng cường các hình thức khuyến mãi cộng thưởng giá trị và quà tặng hiện vật đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn.
Bước sang năm 2011, vốn huy động tại chi nhánh có sự sụt giảm và tỷ trọng của các loại tiền gửi theo kỳ hạn thay đổi so với năm 2010. Cụ thể, các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của KH phần lớn đã điều chỉnh sang loại tiền gửi có kỳ hạn dưới
36
12 tháng, do đó sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tới 95,98% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi đó sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lẫn không kỳ hạn có tỷ trọng thu hẹp dần, chỉ chiếm lần lượt là 1,73% và 2,29%. Nguyên nhân là do vào ngày 10/03, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại các TCTD. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền rút trước hạn sẽ tối đa bằng với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của TCTD theo từng đồng tiền. Do đó, khách hàng gửi tiền sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm tiết kiệm kỳ hạn ngắn để hạn chế những thiệt hại khi có nhu cầu rút vốn đột ngột. Về phía NH, cần linh hoạt trước những quy định mới được ban hành bởi NHNN, tập trung giải quyết những khó khăn trong việc cạnh tranh lãi suất huy động vốn, đa dạng các chương trình khuyến mãi thu hút KH. Bởi phần lớn nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn là ngắn hạn nên gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay các khoản dài hạn vì theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ tối đa dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của NHTM là 30%, thay vì trước đây là 40%, ngân hàng cần tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của DN cũng như đảm bảo thanh khoản cho Chi nhánh.
Năm 2012, vốn huy động của Chi nhánh đã được cải thiện, tăng 529.131 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân là trong năm này, chi nhánh đã cung cấp nhiều chương trình huy động vốn cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: Vui đón xuân sang, Mang lộc về nhà, Tri ân khách hàng, Gửi lời yêu thương, Niềm vui của bé – Hạnh phúc của mẹ, góp phần mở rộng, thu hút nguồn vốn, ngày càng khẳng định uy tín và thỏa mãn nhu cầu đa dạng của KH.
Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn thành phố vẫn chưa được trôi chảy do sức tiêu thụ kém, nếu vay vốn ngắn hạn, áp lực trả nợ vay NH ở các DN sẽ càng lớn; ngược lại với đồng vốn cho vay trung và dài hạn phần nào có thể giúp DN sắp xếp việc kinh doanh sản xuất để hồi phục dần. Do đó, SHB đã tập trung và hướng việc gửi tiền tiết kiệm của KH sang những kỳ hạn dài hơn, thông qua chính sách về lãi suất (lãi suất kỳ hạn dài cao hơn so với kỳ hạn ngắn); hoặc nếu KH cần tiền gấp mà chưa đến hạn thì có thể thế chấp sổ tiết kiệm vay tiền của NH, một mặt nhằm đảm bảo thanh khoản cho NH cũng như thực hiện cầu nối tín dụng kịp thời, tiện ích và hiệu quả hơn giữa khách hàng và ngân hàng, đón đầu xu hướng tín dụng trong thời gian tới. Do đó, mặc dù chi nhánh vẫn thu hút sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn ngắn, nhưng tỷ trọng loại tiền có kỳ hạn trên 12 tháng đã có sự mở rộng và phân bổ đồng đều hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn cũng đạt được kết quả rất khả quan. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 100.966 triệu đồng, tăng tương ứng 33,02% so với 6 tháng đầu năm 2012, chiếm tỷ trọng 30,45% trong tổng vốn huy động. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn duy trì sự ổn định.
37
Tóm lại, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn có sự biến động như sau: đối với tiền gửi không kỳ hạn tuy có sự biến động tăng giảm không ổn định nhưng có xu hướng tăng qua các năm và chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng chủ đạo tại chi nhánh; bên cạnh đó, nguồn vốn huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng biến động tăng dần, tỷ trọng ngày càng được mở rộng.