Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 72)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013

Trong khi DSCV ngắn hạn phản ánh qui mô tín dụng của Chi nhánh thì DSTN ngắn hạn sẽ cho thấy lượng tiền thu về của chi nhánh trong một thời kỳ xác định. Công tác thu hồi nợ ngắn hạn luôn được chi nhánh chú trọng vì lượng tiền thu về sẽ là nguồn vốn được sử dụng để tái đầu tư tín dụng ngắn hạn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Bảng 4.5 trình bày doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.

4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, trong giai đoạn phân tích, DSTN ngắn hạn theo TPKT tại chi nhánh có xu hướng biến động giảm tương đồng với DSCV ngắn hạn theo TPKT. Cụ thể, DSTN ngắn hạn đối với DNNN năm 2011 giảm 34,60%, chỉ đạt 52.108 triệu đồng, trong khi năm 2010 là 79.670 triệu đồng. Năm 2012, DSTN ngắn hạn đối tượng này tiếp tục biến động theo xu hướng giảm, tương ứng với tốc độ giảm 19,54%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn đạt 27.851triệu đồng, tương ứng giảm 1.152 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do phần lớn các DNNN trên địa bàn hoạt động vẫn còn mang tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước; công tác quy hoạch, kế hoạch kém do đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng này chưa thật sự hiệu quả, chưa mang tính cạnh tranh với các DN khác trên địa bàn, từ đó ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ ngắn hạn của NH.

DSTN ngắn hạn đối với DNNQD biến động theo xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 40,50% so với năm 2010. DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng nhanh trong năm 2012 với tốc độ tăng đến 67,13%. 6T đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn đạt 4.125.117 triệu đồng, tăng 26,26% so với 6T đầu năm 2012. Xét về tỷ trọng trong cơ cấu DSTN ngắn hạn, DNNQD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 81%) trong tổng DSTN ngắn hạn tại chi nhánh. Nguyên nhân là do phần lớn DNNQD có mối quan hệ tín dụng ngắn hạn thường xuyên với NH; mặt khác, quá trình đầu tư, kinh doanh của đối tượng này tương đối hiệu quả nên có thiện chí trả nợ đúng hạn, duy trì mối quan hệ và uy tín để được hưởng những chính sách ưu đãi từ NH trong những đợt vay vốn tiếp theo về thủ tục, về lãi suất, qua đó góp phần làm tăng DSTN ngắn hạn cho NH.

Đối với TPKT là tập thể, cá thể, DSTN ngắn hạn đối tượng này có sự biến động giảm trong giai đoạn 2011/2010 và tăng trở lại từ năm 2012 đến 6T đầu năm 2013 với tốc độ tăng lần lượt là 13,13% và 2,38%. Về tỷ trọng trong cơ cấu DSTN ngắn hạn đối với TPKT này qua các năm có xu hướng thu hẹp dần giai đoạn 2010 - 2012 và tăng nhẹ 11,18% trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do năng lực kinh doanh có sự chênh lệch giữa các cá thể và tập thể, điều này đã tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay của họ. Do đó, DSTN ngắn hạn đối tượng này chưa thật sự ổn định.

59

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6T/2013

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 Chú thích: DNNN: Doanh nghiệp nhà nước, DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % DNNN 79.670 52.108 41.925 29.003 27.851 (27.562) (34,60) (10.183) (19,54) (1.152) (3,97) DNNQD 3.226.624 4.533.422 7.576.554 3.267.188 4.125.117 1.306.798 40,50 3.043.132 67,13 857.929 26,26 Kinh tế tập thể, cá thể 677.193 625.299 707.404 510.445 522.616 (51.894) (7,66) 82.105 13,13 12.171 2,38 Tổng 3.983.487 5.210.829 8.325.883 3.806.636 4.675.584 1.227.342 30,81 3.115.054 59,78 868.948 22,83

60

4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.6 trình bày doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại SHB Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.

- DSTN ngắn hạn ngành SX nông, lâm, ngƣ nghiệp

DSTN ngắn hạn ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp biến động tăng giảm không đồng đều nhưng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn phân tích. Năm 2011 giảm nhẹ 0,81% so với năm 2010. Sang năm 2012, DSTN ngắn hạn tăng mạnh mẽ, tăng 54,07%. DSTN ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 720.784 triệu đồng, tốc độ tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 45,78%. Nguyên nhân là do cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp hơn; ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, cải thiện chất lượng cây giống, vật nuôi; ngoài ra dịch cúm gia cầm được kiểm soát chặt chẽ; từ đó nâng cao năng suất nuôi trồng của người dân. Bên cạnh đó, ngành SX nông, lâm, ngư nghiệp còn được sự quan tâm sâu sát từ Chính phủ, các cấp các ngành có liên quan và chính quyền địa phương. Cụ thể Sở Công Thương TP Cần Thơ chủ động phối hợp với các bộ ngành trung ương tăng cường mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, cung cấp thông tin kịp thời về chính sách thị trường của nước nhập khẩu mặt hàng nông, thủy sản, đầu tư phát triển thương mại điện tử hỗ trợ tích cực cho DN, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN. Về phía lãnh đạo thành ủy, UBND thành phố cũng chủ động trong việc trực tiếp khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và DN, ghi nhận những vướng mắc, khó khăn để kịp thời xử lý và giải quyết. Như vậy, mặc dù phần lớn các DN hoạt động trong lĩnh vực này đang gặp khó khăn nhưng với những động thái tích cực trên đã tạo điều kiện cho việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân trên địa bàn được duy trì và có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH.

- DSTN ngắn hạn ngành KD thƣơng mại, dịch vụ

Trong tổng DSTN ngắn hạn của chi nhánh, DSTN ngắn hạn ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 74%) và biến động tăng qua từng năm trong giai đoạn phân tích. Năm 2010, DSTN ngắn hạn đối với ngành này đạt 3.203.367 triệu đồng, sang năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 36,23% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng về DSTN ngắn hạn tăng lên đến 59,43%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn ngành tiếp tục tăng 13,42% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị tương ứng là 3.470.023 triệu đồng. Tình hình thu nợ ngành KD thương mại, dịch vụ diễn ra khá tốt như trên một phần là do công tác thẩm định, giám sát và đôn đốc thu hồi nợ của CBTD tại chi nhánh đạt hiệu quả. Mặt khác, phần lớn KH vay vốn kinh doanh là những KH truyền thống có năng lực kinh doanh tương đối tốt, đồng thời nhằm gia tăng uy tín với ngân hàng để được hưởng những chính sách ưu đãi trong những hợp đồng vay vốn tiếp theo nên KH tranh thủ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng với thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

61

- DSTN ngắn hạn ngành SX gia công, chế biến

DSTN ngắn hạn ngành sản xuất gia công, chế biến đã đạt được kết quả khá tốt trong giai đoạn phân tích, cụ thể là DSTN ngắn hạn đều tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 88,94% so với năm 2010; năm 2012 tiếp tục tăng nhanh, tăng 75,59% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn ngành tăng 217.752 triệu đồng về mặt giá trị tuyệt đối, tương ứng với tốc độ tăng 113,61% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng là các hộ sản xuất, chế biến đã thực hiện quy trình sản xuất khép kín (từ sản xuất – chế biến đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm), từ đó ứng với mỗi giai đoạn trong quy trình, khách hàng có thể quản lý được nguồn thu của mình một cách hiệu quả hơn từ dòng tiền vào và dòng tiền ra, đảm bảo nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Về phía NH, căn cứ vào kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng để hoạch định đáp ứng nguồn vốn sao cho mọi giai đoạn của quy trình được thực hiện thông suốt, tạo thuận lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay và thu nợ khi sản phẩm được tiêu thụ. Do đó công tác thu nợ đạt được hiệu quả cao và góp phần nâng cao DSTN ngắn hạn cho NH.

- DSTN ngắn hạn ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở

Do chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DSCV nên ngành xây dựng, sửa chữa nhà ở cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DSTN ngắn hạn, dao động trong khoảng từ 1,09% – 2,28% và trong giai đoạn phân tích có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, DSTN ngắn hạn đạt 90.822 triệu đồng. Nguyên nhân là do các DN trên địa bàn đầu tư vào các công trình xây dựng, khu tái định cư đạt được hiệu quả cao nên đã thu được nhiều lợi nhuận và có khả năng trả nợ cho NH đúng hạn. Năm 2011, DSTN ngắn hạn ngành xây dựng, sửa chữa giảm 37,09% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm kiềm chế lạm phát khiến cho thị trường BĐS trở nên khó khăn hơn. Cụ thể là theo chỉ thị số 01/CT- NHNN về việc thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động NH nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các TCTD sẽ phải giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống còn 16% vào cuối năm 2011. Nếu như vào những năm trước, các công ty xây dựng, sửa chữa nhà ở phát triển nhanh chóng do được NH đẩy mạnh, hỗ trợ về tài chính thì nay với tình hình thắt chặt tăng trưởng tín dụng BĐS, việc tìm kiếm nguồn vốn vay để đầu tư kinh doanh trở nên chật vật hơn. Mặt khác, thị trường BĐS cũng không còn hoạt động sôi nổi như trước do khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn còn diễn biến phức tạp, lãi suất cho vay BĐS cao, tổng cầu yếu, hàng tồn kho gia tăng, một số công ty kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH, do đó, DSTN ngắn hạn tại chi nhánh có sự sụt giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, DSTN ngắn hạn đối với ngành này tăng trở lại, tương ứng tăng 79,06% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn đạt 70.809 triệu đồng, tăng 25,09% so với cùng kỳ năm ngoái.

62

- DSTN ngắn hạn ngành vận tải, kho bãi

Nhìn chung, DSTN ngắn hạn ngành vận tải, kho bãi tại chi nhánh có sự biến động tăng dần. Năm 2010, DSTN ngắn hạn đạt 2.607 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,06% trong tổng DSTN các ngành kinh tế, sang năm 2011 DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng nhẹ với tốc độ tăng 8,59% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, DSTN ngắn hạn tăng mạnh mẽ, tốc độ tăng lên tới 107,67%. 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn ngành vận tải, kho bãi đạt 4.552 triệu đồng, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chiếm tỷ trọng 0,09% trong cơ cấu DSTN ngắn hạn của chi nhánh. Theo tổng cục thống kê, năm 2011, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tại thành phố Cần Thơ đạt 3.234,6 nghìn tấn và khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy đạt 4.228,7 nghìn tấn. Các mặt hàng vận chuyển chủ yếu là gạo, rau quả, hàng đông lạnh, vật liệu xây dựng. Với sự tăng lên về khối lượng vận chuyển đã làm cho doanh thu tăng tương ứng qua các năm, điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN hoạt động trong ngành nghề này ngày càng hiệu quả, có điều kiện trả nợ cho ngân hàng, do đó doanh số thu nợ ngắn hạn tại chi nhánh biến động theo xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích.

Tóm lại, tình hình thu nợ ngắn hạn tại Chi nhánh đạt được kết quả tương đối tốt. Điều này đã cho thấy, chính sách quản lý nợ vay cũng như chính sách thu nợ của NH rất linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng KH thuộc những ngành nghề kinh doanh khác nhau nhằm đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất kinh doanh của các cá nhân và TCKT trên địa bàn ngày càng nhạy bén, thích ứng kịp thời với sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cùng các Ban ngành có liên quan cũng cần quan tâm và có những chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các DN; NH tăng cường rà soát và tích cực trong công tác thu hồi nợ, hạn chế nợ quá hạn cũng như rủi ro cho ngân hàng trong thời gian tới.

63

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6T/2013

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013

Chú thích: SX nông, lâm, ngư nghiệp: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; KD thương mại, dịch vụ: Kinh doanh thương mại dịch vụ; SX gia công và chế biến: Sản xuất gia công và chế biến.

Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % SX nông, lâm, ngư nghiệp 568.777 564.187 869.231 494.440 720.784 (4.590) (0,81) 305.044 54,07 226.344 45,78 KD thương mại, dịch vụ 3.203.367 4.363.890 6.957.283 3.059.492 3.470.023 1.160.523 36,23 2.593.393 59,43 410.531 13,42 SX gia công và chế biến 117.914 222.783 391.177 191.664 409.416 104.869 88,94 168.394 75,59 217.752 113,61 Xây dựng, sửa chữa nhà ở 90.822 57.138 102.313 56.605 70.809 (33.684) (37,09) 45.175 79,06 14.204 25,09

Vận tải, kho bãi 2.607 2.831 5.879 4.435 4.552 224 8,59 3.048 107,67 117 2,64

64

4.3.3 Dƣ nợ ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013

Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao DSCV mà còn phải quan tâm đến dư nợ. Dư nợ ngắn hạn thể hiện số vốn mà NH đã cho KH vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và rất có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của NH. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà NH còn phải thu. Như vậy, cần đặt dư nợ ngắn hạn trong mối quan hệ với DSCV ngắn hạn và DSTN ngắn hạn trong kỳ để có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn. Bảng 4.7 trình bày tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.

4.3.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

- Dƣ nợ ngắn hạn đối với DNNN

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn DNNN chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế, dao động trong khoảng từ 0,94% - 2,18%. Về mặt giá trị, năm 2010, dư nợ ngắn hạn đối tượng này đạt 23.428 triệu đồng. Bước sang năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 22,82% so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ ngắn hạn đối tượng này tiếp tục biến động theo xu hướng tăng, tăng 17,76%. Dư nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 34,75% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng đạt 36.089 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ giảm trong DSCV ngắn hạn đối tượng này thấp hơn so với tốc độ giảm trong DSTN ngắn hạn dẫn đến dư nợ ngắn hạn đối với DNNN tăng trong giai đoạn phân tích.

- Dƣ nợ ngắn hạn đối với DNNQD

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)