7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.4 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của SHB Chi nhánh CầnThơ gia
CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6T/2013
Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết tại chi nhánh. Qua đó, với những thành tựu đạt được, NH sẽ tiếp tục phát huy; đồng thời đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng ngắn hạn. Bảng 4.11 trình bày kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của SHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013 thông qua các chỉ số tài chính.
- Dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ
Chỉ số này thay đổi tăng giảm không theo quy luật nhất định qua từng kỳ hoạt động của chi nhánh và luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 73% trong tổng dư nợ. Với chiến lược trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nhận thấy những lợi ích từ các khoản cho vay ngắn hạn mang lại là NH có thể nhanh chóng thu hồi vốn và hạn chế rủi ro so với cho vay trung và dài hạn nên NH đã định hướng và tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra, việc cho vay chủ yếu ở kỳ hạn ngắn là do nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn là ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn sẽ an toàn hơn, dòng vốn được quay nhanh hơn, rủi ro tín dụng từ đó được đảm bảo. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn cố gắng đồng hành cùng với DN vượt qua những khó khăn thông qua những chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi, hỗ trợ DN, qua đó dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn dư nợ trung và dài hạn, chiếm tỷ trọng chủ đạo trong tổng dư nợ của chi nhánh.
- Dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng vốn huy động
Chỉ số này cho biết khả năng đầu tư một đồng vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho NH vì nếu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn. Ngược lại, nếu chỉ số này quá nhỏ chứng tỏ NH sử dụng vốn chưa hiệu quả so với nguồn vốn huy động, không phát huy được hết khả năng sinh lời của tài sản, ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của NH. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì nguồn vốn huy động đã được sử dụng hết cho hoạt động tín dụng ngắn hạn và chi nhánh cần phải sử dụng đến nguồn vốn dài hạn, mua vốn từ Hội sở hoặc các nguồn vốn khác, nếu nhỏ hơn thì vốn huy động vẫn còn thừa. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010, trong 1 đồng vốn huy động chi nhánh đã sử dụng 0,93 đồng để cho vay ngắn hạn. Sang năm 2011, cứ 1 đồng vốn huy động chi nhánh đã sử dụng hết 1 đồng để cho vay ngắn hạn và sử dụng thêm 0,6 đồng vốn khác. Và trong 6 tháng đầu năm 2013, với 1 đồng vốn huy động thì chi nhánh đã sử dụng hết 1 đồng vốn và 1,89 đồng vốn khác để cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy, nguồn vốn huy động của NH chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn của KH, qua đó, chi nhánh buộc phải sử dụng thêm nguồn vốn huy động dài hạn cũng như các nguồn vốn khác, điều này làm gia tăng chi phí cho
77
chi nhánh. Như vậy, trong giai đoạn tới, chi nhánh cần tích cực tìm kiếm những khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn cũng như tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chương trình khuyến mãi cộng thưởng nhằm thu hút nguồn vốn huy động trong dân cư và TCKT.
- Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn phản ánh hiệu quả thu hồi nợ ngắn hạn của Chi nhánh cũng như khả năng trả nợ vay của KH. Đồng thời thông qua chỉ tiêu này cũng cho biết số tiền Chi nhánh sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng DSCV ngắn hạn. Nếu hệ số này quá thấp chứng tỏ khoản nợ quá hạn tăng cao và NH có thể gặp rủi ro. Nhìn chung, chỉ số này của chi nhánh liên tục giảm qua từng năm. Năm 2010, chỉ số này là 95,45%, nghĩa là cứ 100 đồng cho vay ngắn hạn chi nhánh thu về được 95,45 đồng. Năm 2012, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 85,98% và trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ ngắn hạn đạt 84,03%, cứ 100 đồng cho vay ngắn hạn chi nhánh thu về 84,03 đồng. Mặc dù chỉ số này có xu hướng giảm xuống qua mỗi giai đoạn, song điều này không thể cho rằng công tác thu hồi nợ của chi nhánh không duy trì hiệu quả và phủ nhận sự nỗ lực của các CBTD trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, với hàng tồn kho tăng cao, thị trường đầu ra vẫn còn gặp nhiều rào cản. Mặt khác như đã phân tích ở phần trên, DSTN ngắn hạn vẫn không ngừng tăng qua các năm, nên chỉ tiêu này giảm trong giai đoạn phân tích không đáng lo ngại.
- Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Chỉ số này sẽ đo lường tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn trong Chi nhánh, phản ánh số vốn đầu tư nhanh hay chậm và tốc độ thu hồi nợ vay ngắn hạn. Nếu vòng quay vốn cao thì đồng vốn ngắn hạn của Chi nhánh quay càng nhanh và đạt hiệu quả, nhưng không phải vòng quay càng cao thì càng tốt. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh luôn lớn hơn 1 nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 4,06 vòng, và đến năm 2012 là 3,64 vòng và 1,37 vòng trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân không phải do DSTN ngắn hạn trong giai đoạn phân tích giảm mà ngược lại, DSTN ngắn hạn vẫn tăng qua các năm nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của dư nợ bình quân do nhu cầu vay vốn ngắn hạn trong năm tăng cao. Nhìn chung, thông qua vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh đã cho thấy khả năng luân chuyển vốn tương đối tốt, tuy nhiên ngân hàng cũng cần quan tâm đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngắn hạn, đảm bảo cho việc tái đầu tư, sinh lời của ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của mỗi NH, vì nếu có nợ quá hạn chiếm tỉ lệ lớn thì NH sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng, thậm chí là phá sản. Do đó, cần thiết phải phân tích và đánh giá chỉ tiêu này nhằm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra cho NH.
78
Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của NH là 2,24%, tăng so với mức 2,15% của năm 2010, tuy nhiên có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 0,95% và 0,94%. Điều này đã cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn tại NH ngày càng đạt hiệu quả cao. Để đạt được kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực của CBNV, đặc biệt là Ban giám đốc chi nhánh thường xuyên theo dõi, thống kê tất cả các món vay, sau đó liệt kê các món vay sắp đến hạn và cử CBTD có liên quan đến món vay đó đến từng hộ nhắc nhở, đôn đốc họ trả gốc và lãi đúng hạn; hạn chế xảy ra tình trạng phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn do sơ suất và thái độ thiếu trách nhiệm của CBTD. Bên cạnh đó, chi nhánh còn thực hiện những chính sách cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với những KH có thiện chí trả nợ đúng hạn cho NH, cụ thể như ưu tiên xét duyệt những món vay mới của họ để quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư diễn ra liên tục; tư vấn và hỗ trợ DN trong việc lựa chọn những dự án, phương án hiệu quả, có tiềm năng phát triển trên địa bàn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần nắm bắt kịp thời tình hình lạm phát cũng như các diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới để có những biện pháp xử lý thích hợp vì khi lạm phát tăng lên, sức mua giảm, việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của KH trở nên khó khăn, điều này có thể gây ra nợ quá hạn.
- Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất mức độ rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời thông qua chỉ tiêu này cũng cho thấy công tác thẩm định KH, đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh của CBTD có khách quan và hợp lý hay không. Đứng từ góc độ NH thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, TCTD cần chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, duy trì tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở xuống. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/tổng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ở mức dưới 2% và có xu hướng ngày càng giảm dần. Nếu xem xét kết hợp chỉ số này với dư nợ ngắn hạn của NH cho ta thấy mức dư nợ ngắn hạn của NH không ngừng gia tăng qua các năm, trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn vẫn trong tầm kiểm soát dưới mức an toàn.
Đây là một kết quả rất khả quan cho thấy quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng ngày càng được mở rộng và đạt được hiệu quả cao. Từ thực tiễn cho thấy, chi nhánh rất tích cực trong việc chủ động cử CBTD xuống từng hộ vay để theo dõi, giám sát các khoản vay, đồng thời đôn đốc KH trả nợ đúng hạn cho NH. Bên cạnh đó, ngoài những biện pháp nghiệp vụ NH, CBTD tư vấn KH vay vốn mua bảo hiểm tín dụng, chẳng hạn như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ bồi thường cho các DN xuất khẩu những thiệt hại do KH nhập khẩu không có khả năng thanh toán, do bị phá sản, hoặc rủi ro chính trị, qua đó góp phần làm giảm nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh. Về phía KH, phần lớn có quan hệ tín dụng với NH đều là những khách hàng truyền thống, kinh doanh trong những lĩnh vực không chịu nhiều tác động từ sự khó khăn của nền kinh tế,
79
do đó có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn cho NH; mặt khác, vì là KH truyền thống nên NH nắm rõ những thông tin liên quan đến KH, qua đó đánh giá và cấp tín dụng đạt hiệu quả hơn.
Bảng 4.11: Đánh giá kết quả hoạt động TD ngắn hạn của SHB Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 6T/2013 thông qua chỉ số tài chính
Khoản mục ĐVT 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Dư nợ ngắn hạn (1) Tr.đ 1.076.655 1.611.291 2.968.587 2.114.991 3.856.890 Doanh số cho vay ngắn
hạn (2) Tr.đ 4.173.342 5.745.465 9.683.179 4.310.336 5.563.887 Doanh số thu nợ ngắn hạn (3) Tr.đ 3.983.487 5.210.829 8.325.883 3.806.636 4.675.584 Tổng vốn huy động (4) Tr.đ 1.158.787 1.004.417 1.533.548 1.247.670 1.335.561 Dư nợ ngắn hạn bình quân (5) Tr.đ 981.727,5 1.343.973 2.289.939 1.863.141 3.412.738,5 Tổng dư nợ (6) Tr.đ 1.322.012 1.928.532 4.043.978 2.895.422 5.080.311 Nợ xấu ngắn hạn (7) Tr.đ 19.362 26.916 28.215 27.352 33.609 Nợ quá hạn ngắn hạn (8) Tr.đ 23.180 36.109 28.274 29.165 36.174 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ = (1)/(6) % 81,44 83,55 73,41 73,05 75,92 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng vốn huy động = (1)/(4) Lần 0,93 1,60 1,94 1,70 2,89 Hệ số thu nợ ngắn hạn = (3)/(2) % 95,45 90,69 85,98 88,31 84,03 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = (3)/(5) Vòng 4,06 3,88 3,64 2,04 1,37 Nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn = (7)/(1) % 1,80 1,67 0,95 1,29 0,87 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn = (8)/(1) % 2,15 2,24 0,95 1,38 0,94
80
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI SHB CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1.1 Vấn đề tồn tại
Qua quá trình phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại SHB Chi nhánh Cần Thơ thông qua các chỉ tiêu như DSCVNH, DSTNNH, DNNH, nợ xấu ngắn hạn, nợ quá hạn ngắn hạn và một số chỉ số tài chính cho thấy, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác cho vay ngắn hạn, biểu hiện là quy mô tín dụng ngắn hạn không ngừng được mở rộng đến nhiều đối tượng KH và ngành nghề kinh tế khác nhau; chính sách tín dụng ngắn hạn cũng được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế trên địa bàn và những thay đổi của các văn bản pháp luật do NHNN ban hành. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
- Nguồn vốn huy động tại chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 biến động tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung có xu hướng biến động tăng. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay vốn ngắn hạn trên địa bàn mà còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, do đó hạn chế tính chủ động trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH. Ngoài ra, tính đến thời điểm này, chi nhánh chỉ đầu tư 2 máy ATM, một đặt tại số 138 đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ; một đặt tại Công ty Thủy sản Bình An, khu công nghiệp Trà Nóc 2, Cần Thơ. Như vậy, với số lượng máy ATM ít ỏi trên địa bàn, khả năng sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ dịch vụ này chưa được phát huy.
- Chính sách ưu đãi về lãi suất huy động tại chi nhánh phụ thuộc vào NH cấp trên đề ra, do đó việc chủ động điều chỉnh lãi suất linh hoạt với diễn biến nền kinh tế trên địa bàn ít nhiều bị hạn chế.
- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh vẫn ở mức an toàn (dưới 3%), tuy nhiên, về mặt khối lượng có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Nợ xấu ngắn hạn chủ yếu tập trung vào nhóm KH DNNQD và ngành nghề kinh doanh thương mại, dịch vụ. Phần lớn KH này là khách hàng truyền thống nên khi tình hình hoạt động kinh doanh của các KH này kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng của NH.
- Hoạt động xử lý TSĐB như thủ tục phát mãi, bán đấu giá tài sản vẫn còn gặp nhiều bất cập do chưa có được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá TSĐB, bán đấu giá tài sản). Cơ chế, thủ
81
tục xử lý TSĐB còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ), do đó gây khó khăn cho việc xử lý nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh.
5.1.2 Nguyên nhân
5.1.2.1 Từ phía Ngân hàng
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ ngân hàng chưa được đầu tư hiện đại hóa đầy đủ tại các phòng giao dịch trên toàn hệ thống chi nhánh, gây hạn chế trong quá trình giao dịch với KH.
- Công tác thẩm định TD ngắn hạn: trên thực tế vẫn tồn tại tình trạng thông tin bất đối xứng giữa NH và KH do đó CBTD gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá uy tín, năng lực KH, mức độ khả thi của phương án, dự án. Việc thẩm định tín dụng căn cứ vào những thông tin, số liệu chưa thực sự tin cậy sẽ dẫn đến sai lầm trong việc ra quyết định, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn về sau.