Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 55)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.2Doanh số thu nợ

Trong giai đoạn phân tích, DSTN của chi nhánh biến động tăng qua các năm. Năm 2011, DSTN tăng 33,42% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục là năm có sự tăng lên trong DSTN, tăng 37,97% so với năm 2011. Trong nửa đầu năm 2013, DSTN của chi nhánh đạt 5.011.290 triệu đồng, tăng 28,34% so với nửa đầu năm 2012.

42

Xét về DSTN theo thời hạn, DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 83,6%) trong tổng DSTN và biến động tăng dần qua các năm. Năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 30,81% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 83,6% trong cơ cấu. Năm 2012, DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng nhanh so với năm 2011, tăng 59,78% và chiếm tỷ trọng tới 96,81% trong tổng DSTN. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn tiếp tục duy trì xu hướng biến động tăng từ các giai đoạn trước đó, tăng 22,83% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T/2013, DSTN ngắn hạn tăng cùng với xu hướng tăng của DSCV ngắn hạn. Điều này đã cho thấy, công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay, cũng như giám sát và quản lý việc thu hồi nợ khách hàng của các CBTD đạt hiệu quả cao. Mặc dù diễn biến nền kinh tế vẫn là chuỗi những khó khăn, song nhờ chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các ngành, chính quyền địa phương với những nỗ lực hỗ trợ cho các TPKT trên địa bàn; từ đó guồng quay hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân vẫn luôn tiếp diễn và tạo ra thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH. Cụ thể như với Nghị quyết 13/2012/NQ-CP được ban hành đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Về DSTN trung và dài hạn, khoản mục này chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng DSTN và biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010, DSTN trung và dài hạn đạt 688.576 triệu đồng, trong khi DSCV trung và dài hạn chỉ đạt 683.373 triệu đồng. Như vậy, với DSTN trung và dài hạn lớn hơn DSCV trung và dài hạn trong năm đã cho thấy, công tác thu hồi nợ tại chi nhánh rất được chú trọng và đạt được hiệu quả, chi nhánh không những thu hồi được những khoản nợ đã cho vay trong năm mà còn thu hồi được nợ từ những hợp đồng vay vốn trong những năm trước chuyển sang. Năm 2011, DSTN trung và dài hạn tăng 48,49% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 16,4%. Nguyên nhân năm 2011 là năm đến hạn thanh toán phần lớn các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn đã được ký kết trong những năm trước đó; mặt khác, các KH đi vay chủ yếu là KH truyền thống, có uy tín, kết quả hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả nên DSTN đạt được kết quả khả quan. Ngoài ra, về phía khách hàng, để khuyến khích KH trả nợ đúng thời hạn cho NH, chi nhánh tiến hành ưu tiên xét duyệt cho vay những đợt tiếp theo đối với những KH trả nợ trước; về phía CBTD, người trực tiếp đôn đốc việc trả nợ của KH, ngân hàng cũng có những chính sách khen thưởng cho những CBTD đã hoàn thành tốt công tác thu nợ; đồng thời nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách thường xuyên tổ chức những chuyên đề có liên quan đến nghiệp vụ quản lý và thu hồi nợ. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, DSTN trung và dài hạn chỉ đạt 274.449 triệu đồng, giảm mạnh 73,16% so với năm 2011, do đó tỷ trọng DSTN trung và dài hạn trong cơ cấu chỉ chiếm 3,19%, thu hẹp rất nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân về phía NH, trong bối cảnh bức tranh nền kinh tế chưa có sự phục hồi, cho vay trung và dài hạn đồng nghĩa với việc NH phải chịu rủi ro cao, khó duy trì hoạt động cho vay hằng tháng do đó, chi nhánh tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho KH cá nhân nhằm đẩy nhanh lợi nhuận

43

cho NH. Về phía DN, với thị trường khó khăn, sức mua suy giảm nhưng để tồn tại và phát triển lâu dài, DN phải đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các DN cần nguồn vốn trung và dài hạn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, với những rào cản từ phía NH như các gói ưu đãi lãi suất chỉ dành cho các DN có nhu cầu vốn ngắn hạn, lãi suất trung và dài hạn mặc dù đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn tương đối cao, ngay cả những lĩnh vực ưu tiên, do đó các DN rất khó tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn. Hoặc nếu DN tiếp cận được, việc quản lý và giám sát nguồn trả nợ của NH là rất khó khăn vì thời hạn tín dụng dài, DN không thực hiện đúng như những cam kết ban đầu, do đó phần nào làm giảm DSTN trung và dài hạn của ngân hàng.

4.2.3 Dƣ nợ

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và quá trình thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng cho KH vay vẫn chưa thu hồi được tính đến thời điểm báo cáo. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ Chi nhánh hoạt động yếu kém không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, nguồn vốn chưa dồi dào và đa dạng; nhưng cũng không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng tốt vì đằng sau sự tăng trưởng dư nợ nóng, không được kiểm soát chặt chẽ là những rủi ro phát sinh mà NH phải gánh chịu, đồng thời đẩy lạm phát tăng cao. Với tầm quan trọng, dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.2 và hình 4.1 trình bày tình hình dư nợ của SHB chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung, xét về mặt giá trị tuyệt đối, dư nợ của chi nhánh tăng dần qua mỗi quý của các năm. Xét về mặt giá trị tương đối, tốc độ tăng trưởng dư nợ có sự biến động không ổn định. Từ quý II/2010 đến quý II/2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt khoảng 5,48%, sau đó tăng vọt lên đến 14,53% vào quý III/2011, dư nợ quý này tương ứng đạt 1.712.865 triệu đồng. Tuy nhiên, sang quý IV/2011và quý I/2012, dư nợ lại có xu hướng giảm và tốc độ giảm chênh lệch không đáng kể so với những quý trong năm 2010. Trong quý II/2012, dư nợ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 2.895.422 triệu đồng, do đó tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng tăng lên nhanh chóng, tăng 39,27%, có thể xem đây là mức tăng ấn tượng nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ quý III/2012 đến quý I/2013, dư nợ của chi nhánh biến động không ổn định, tốc độ tăng trưởng dư nợ lại biến động theo xu hướng giảm dần và có sự tăng nhẹ trở lại vào quý II/2013.

44

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6T/2013

Hình 4.1 Tình hình dư nợ của SHB Chi nhánh Cần Thơ qua các quý trong giai đoạn 2010 – 6T/2013

Xét về dư nợ theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 73,41%) trong tổng dư nợ và có sự biến động tăng dần qua các năm. Điều này cũng là tất yếu vì DSCV ngắn hạn của NH luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV và biến động theo xu hướng tăng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng dư nợ ngắn hạn không đồng đều giữa các năm. Cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 49,66% so với năm 2010. Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh mẽ, tăng 84,24% so với năm 2011. Dư nợ ngắn hạn 6T đầu năm 2013 đạt 3.856.890 triệu đồng, tăng mạnh 82,36% so với 6T đầu năm 2012, do tốc độ tăng trong DSCV ngắn hạn lớn hơn so với DSTN ngắn hạn. Như vậy, trong giai đoạn phân tích, nhìn chung DSCV ngắn hạn trong kỳ luôn lớn hơn DSTN ngắn hạn trong kỳ, dẫn đến dư nợ ngắn hạn của chi nhánh luôn tăng qua từng năm. Mặt khác, trên địa bàn TP. Cần Thơ, phần lớn DN là DN nhỏ và vừa, thành phần dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái, kinh doanh nhỏ lẻ nên hoạt động có chu kỳ ngắn, mang tính chất mùa vụ, thường xuyên. Do đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm chủ đạo và tăng qua các năm. Đây là tín hiệu tốt cho chi nhánh khi đã thành công trong việc mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn.

Tiếp theo, xét tình hình biến động trong dư nợ trung và dài hạn tại chi nhánh. Nhìn chung, dư nợ trung và dài hạn đều tăng qua các năm và tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ ngày càng được mở rộng, từ 16,45% tăng lên đến 26,59% trong năm 2012; riêng 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 24,08% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do DSCV trung và dài hạn đều lớn hơn so với DSTN trung và dài hạn.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000

Dư nợ Tốc độ tăng trưởng dư nợ

Quý Triệu đồng

45

Năm 2011, dư nợ trung và dài hạn tăng 29,30% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Chính phủ đã đưa ra những chính sách tín dụng thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, NH lại ra sức thu hồi những khoản vay trung và dài hạn đến hạn, do đó dư nợ này tăng ở mức tương đối. Bước sang năm 2012, dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh 758.150 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 238,98% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Chính phủ có dấu hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ, lạm phát đã được kiềm chế nên mặt bằng lãi suất cho vay giảm so với năm trước nên nhu cầu vay vốn trở lại của các TPKT ngày càng tăng cao; bên cạnh đó công tác thu hồi nợ trung và dài hạn còn gặp nhiều hạn chế biểu hiện là DSTN trung và dài hạn nhỏ hơn DSCV trung và dài hạn, nên đã làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng so với cùng kỳ năm 2011.

Tóm lại, tín dụng trung và dài hạn là các khoản ngân hàng cho vay với số vốn lớn, thời hạn dài và thời gian thu hồi vốn chậm, do đó, rủi ro từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn là rất lớn, tuy nhiên nếu thực hiện tốt, lợi nhuận thu được từ hoạt động này rất cao. Vì vậy, chi nhánh cần phân bổ giữa tín dụng ngắn hạn và trung, dài hạn một cách hợp lý, một mặt tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của chi nhánh, mặt khác, nhằm đồng hành, hỗ trợ cho các DN trên địa bàn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

4.2.4 Nợ xấu

Với vai trò làm trung gian tín dụng, ngân hàng đứng ra tập trung, huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư trong nền kinh tế, sau đó tiến hành phân phối nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thông qua hoạt động cho vay. Như vậy, việc cấp tín dụng là một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng. Tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro nếu như không có chiến lược quản trị, kinh doanh phù hợp. Sự xuất hiện của nợ xấu, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi vì hiệu quả tín dụng còn phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như từ môi trường kinh tế, chính trị - xã hội. Nợ xấu sẽ là “cục máu đông” khiến cho nền kinh tế trì trệ, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt và gây thiệt hại lớn cho ngành ngân hàng, do đó việc phân tích nợ xấu là cần thiết.

Nhìn chung, nợ xấu đều tăng qua các năm. Năm 2011, nợ xấu tăng 45,59% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng 18,13% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, tổng nợ xấu là 38.714 triệu đồng, tăng 9,77% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong cơ cấu tổng nợ xấu, nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 78,09%) trong khi đó, nợ xấu trung và dài hạn của chi nhánh chỉ dao động trong khoảng từ 7,83% – 21,91%. Nợ xấu ngắn hạn năm 2011 tăng 39,01%, đạt 26.916 triệu đồng, trong khi đó chỉ tiêu này trong năm 2010 là 19.362 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng nhẹ 4,83% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu ngắn hạn tiếp tục biến động tăng, tăng 22,88% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T/2013, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, biểu hiện là DSCV ngắn hạn luôn tăng và chiếm tỷ trọng chủ đạo qua các năm. Mặt khác,

46

công tác thu hồi nợ ngắn hạn vẫn còn gặp nhiều hạn chế do chịu ảnh hưởng bởi những biến động trong nền kinh tế, dẫn đến nợ xấu ngắn hạn gia tăng.

Một trong những nguyên nhân khác hình thành nợ xấu ngắn hạn cho ngân hàng xuất phát từ môi trường hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như đối với các TPKT hoạt động trong ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi vẫn gặp một số những khó khăn. Cụ thể là trong nuôi trồng thủy sản, ngành cá tra Việt Nam không những phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà còn phải đối mặt với những áp lực trong thời kỳ hội nhập toàn cầu khiến giá cá tra xuống mức thấp nhất 5 năm qua. Đối với ngành trồng trọt, ở đây chỉ xem xét đến cây trồng chủ lực là lúa, theo GS.TS Võ Tòng Xuân, chỉ tính từ năm 2001-2010, giá phân bón đã tăng gấp 4 lần, giá nông dược tăng gấp 2 - 3 lần nhưng giá lúa gần như không tăng bao nhiêu, thậm chí còn biến động theo chiều hướng giảm trong thời điểm thu hoạch rộ, giá gạo xuất khẩu cũng liên tục giảm. Như vậy, nông dân muốn tăng sản xuất, tăng sản lượng nông sản để tăng thu nhập nhưng càng sản xuất, giá càng hạ, nông dân càng lỗ, thu nhập không đủ để bù đắp cho các chi phí như cây giống, phân bón. Do đó, nông dân không có khả năng thanh toán các món vay đã đến hạn và không đủ điều kiện cấp tín dụng mới để thực hiện mùa vụ tiếp theo nên nợ xấu ngắn hạn ở chi nhánh ngày càng tăng lên. Ngoài ra, sự tồn tại một số hạn chế ở ngành công nghiệp chế biến cũng góp phần làm gia tăng nợ xấu cho chi nhánh. Cụ thể là giá trị gia tăng ngành chế biến nông sản còn thấp, tổn thất sau thu hoạch còn khá cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Ngành dịch vụ cũng tăng trưởng chậm lại do hệ quả của tình hình kinh tế khó khăn, biểu hiện thu nhập người dân tăng chậm, nhu cầu sử dụng các dịch vụ bị cắt giảm nếu như chưa thật sự cần thiết, từ đó tác động đến nguồn thu nhập và khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng của DN, gián tiếp hình thành nợ xấu.

Về nợ xấu trung và dài hạn, năm 2011 tăng 122,98% so với năm 2010. Năm 2012, nợ xấu trung và dài hạn tiếp tục biến động theo xu hướng tăng, tăng 115,79% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu trung và dài hạn có sự sụt giảm 35,50% so với 6 tháng đầu năm trước, tương ứng với giá trị 5.105 triệu đồng.

Trong cơ cấu tổng nợ xấu của chi nhánh, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn có xu hướng được thu hẹp lại, chi nhánh luôn coi trọng việc tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đi đôi với chất lượng tín dụng ngắn hạn, công tác thẩm định, kiểm soát món vay ngắn hạn,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 55)