7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.2.1 Doanh số cho vay
Nhìn chung, SHB Cần Thơ đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về DSCV, thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng ngân hàng. Cụ thể DSCV năm 2011 tăng 40,83% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, DSCV tiếp tục biến động theo xu hướng tăng, tăng 56,67% so với năm 2011. DSCV 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6.047.623 triệu đồng, tăng 24,14% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Năm 2010, tình hình kinh tế xã hội cả nước phát triển theo hướng tích cực, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, vượt mức kế hoạch. Tại TP Cần Thơ, hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều duy trì nhịp độ phát triển cao, GDP trên địa bàn đạt 17.289,8 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm 2009. Điều này đã cho thấy, các DN trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả, do đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất tăng lên, NH có cơ hội để phát triển tín dụng đến nhiều đối tượng KH, từ đó DSCV cũng tăng theo. Sang năm 2011, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thành phố, Sở đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.038 DN, tổng cộng vốn đăng kí là 5.300 tỉ đồng, cấp thay đổi cho trên 2.000 lượt DN, trong đó có 350 DN tăng vốn 3.350 tỉ đồng. Đến năm 2012, thành phố có 904 DN và 236 đơn vị trực thuộc với số vốn đăng ký 6.967 tỉ đồng được cấp mới chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời, cấp thay đổi cho trên 2.200 lượt DN, trong đó 286 DN tăng vốn 2.834 tỉ đồng. Như vậy, với số lượng DN được thành lập mới ngày càng tăng trong thời gian qua,
41
điều đó cũng đồng nghĩa nhu cầu vay vốn của DN để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô cũng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, một bộ phận DN phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh sang những lĩnh vực, ngành nghề được Chính phủ và NHNN ưu tiên phát triển, do đó, các DN này cũng cần vay thêm vốn để đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới. Từ thực trạng trên đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, từ đó nâng cao doanh số cho vay của chi nhánh. Điều này cũng cho thấy sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, luôn trao dồi và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của ban lãnh đạo và toàn thể CBNV chi nhánh trong việc tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu của khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới trong những lĩnh vực khác nhau.
Xét về cơ cấu DSCV theo kỳ hạn, DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 84%) trong tổng DSCV của chi nhánh và luôn duy trì sự tăng trưởng qua các năm, điển hình trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV ngắn hạn chiếm tới 92% trong cơ cấu DSCV. Với các gói sản phẩm cho vay ngắn hạn sẽ đảm bảo cho các DN thương mại tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển và giải quyết một số hàng tồn kho mà trong những năm trước DN để lại, đồng thời giúp Ngân hàng quản lý nguồn vốn hiệu quả, hạn chế rủi ro và nợ xấu. Do đó, trong hoạt động cho vay khách hàng, cho vay ngắn hạn vẫn là mục tiêu kinh doanh chủ yếu của chi nhánh. DSCV trung và dài hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định trong thời gian qua và chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu DSCV tại chi nhánh, dao động trong khoảng 3,2% – 16%. Năm 2010, DSCV trung và dài hạn đạt 683.373 triệu đồng, sang năm 2011, DSCV trung và dài hạn tiếp tục tăng mạnh, tăng 60,14% so với năm 2010, do đó mà DSCV từ 1 năm trở lên đạt tới 1.094.374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 16% trong cơ cấu. Tiếp tục xu hướng tăng đó bước sang năm 2012, DSCV tăng nhẹ 5,64%. Như vậy, trong tổng DSCV thì DSCV trung và dài hạn đang tốt lên, DN đang có những chiến lược dài hơi với đồng vốn của mình. Mặt khác, như đã trình bày ở phần trên, tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn trong năm 2012 đã được mở rộng, do đó, NH mạnh dạn hơn trong quyết định cung ứng vốn trung và dài hạn cho các TPKT. So với 6 tháng đầu năm 2012, DSCV trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ, giảm 13,81%, đạt 483.736 triệu đồng. Do đó, chi nhánh cần tăng cường tìm kiếm khách hàng, nâng cao chuyên môn thẩm định, phân tích các dự án cần nguồn vốn lớn trong khoảng thời gian đủ dài; đồng thời, phân bổ nguồn vốn cho vay theo kỳ hạn sao cho hợp lý nhất để đem lại nguồn thu ổn định và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.