Doanh số cho vay ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 72)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.1Doanh số cho vay ngắn hạn từ năm 2010 – 6T/2013

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.3 trình bày doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại SHB Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013. Cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại SHB Chi nhánh Cần Thơ tập trung chủ yếu ở 3 đối tượng chính đó là DNNN, DNNQD và kinh tế tập thể, cá thể. Trong đó, DNNQD là đối tượng cho vay chủ yếu nhất của NH, luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 81% và không ngừng tăng lên qua các năm. Việc phân chia DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho NH nắm rõ đặc điểm của từng nhóm KH, xác định KH mục tiêu, cũng như KH tiềm năng để kiểm soát và xây dựng chiến lược đúng đắn trong công tác cho vay ngắn hạn, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, vì trong một nền kinh tế nhất định, sẽ có những TPKT chiếm ưu thế, tạo ra lợi nhuận cao cho NH.

- Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNN

DSCV ngắn hạn đối với DNNN biến động giảm dần qua các năm và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng từ 0,48% - 2% trong cơ cấu DSCV ngắn hạn. Năm 2010, DSCV ngắn hạn đạt 83.467 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011 DSCV ngắn hạn DNNN giảm 31,16% so với năm 2010. Năm 2012, DSCV ngắn hạn ở đối tượng này tiếp tục biến động theo xu hướng giảm, giảm 10.419 triệu đồng so với năm 2011. DSCV ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 11,27% so với cùng kỳ năm ngoái tương ứng với giá trị 30.054 triệu đồng. Sở dĩ tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm mạnh ở khu vực DNNN là do đối tượng này có vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh

50

tranh không cao, dễ dàng rơi vào khó khăn khi thị trường biến động, do đó cho vay DNNN sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn. Bên cạnh đó, hầu hết DNNN không có TSĐB hoặc có tài sản nhưng việc thế chấp không thực hiện được vì không có giấy tờ chủ quyền, dẫn đến khả năng tiếp cận vốn NH bị hạn chế. Một nguyên nhân khác lý giải cho sự sụt giảm trong DSCV ngắn hạn đối với DNNN là hiện nay Nhà nước đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các DNNN và Nhà nước chỉ nắm những ngành trọng điểm như điện năng, dầu khí, khoáng sản, vì vậy số lượng các DNNN ngày càng giảm, kéo theo nhu cầu vay vốn ở đối tượng này bị thu hẹp. Mặt khác, về phía chi nhánh chịu sự cạnh tranh gay gắt với NH quốc doanh trên địa bàn như Agribank và một số NH khác như Vietinbank, Vietcombank, BIDV mặc dù các NH này đã cổ phần hóa nhưng vẫn tập trung cho vay các đối tượng là DNNN. Theo một thống kê cho biết, tính đến ngày 31/12/2011, Agribank cho vay DNNN gần 23.953 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 5,4% tổng dư nợ; giá trị cho vay DNNN của Vietinbank là 106.845 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 36,4%. Tỷ lệ cho vay DNNN tại BIDV và Vietcombank lần lượt là 31% và 26,6%. Do đó, DSCV ngắn hạn đối với DNNN tại SHB chi nhánh Cần Thơ ngày càng bị thu hẹp dần.

- Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD

Trong các TPKT vay vốn ngắn hạn tại NH, DNNQD là loại hình DN do chiếm ưu thế về số lượng nên có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, do đó DSCV đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 81% trong tổng DSCV ngắn hạn. Trong giai đoạn phân tích, DSCV ngắn hạn DNNQD tăng từ 3.380.407 triệu đồng trong năm 2010, tăng lên 4.998.554 triệu đồng năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng 47,87% so với năm 2010; và tiếp tục tăng mạnh mẽ, tăng 75,50% trong năm 2012. Trong 6T/2013, DSCV ngắn hạn đối tượng này cũng đạt kết quả tương đối khả quan với giá trị 4.919.022 triệu đồng, tăng 32,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các DNNQD trên địa bàn không ngừng được mở rộng về quy mô lẫn số lượng, đồng nghĩa với nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng tăng lên để mở rộng phát triển kinh doanh sản xuất, với uy tín và đáp ứng đa dạng các sản phẩm tín dụng đến các đối tượng khách hàng, SHB Cần Thơ đã thành công trong việc mở rộng quy mô DSCV ngắn hạn đến đối tượng này. Mặt khác, mặc dù lãi suất vay vốn tăng cao trong năm 2011 do ảnh hưởng bởi lạm phát, song về phía NHNN đã rất quyết liệt trong chỉ đạo kiểm soát lãi suất huy động, từ đó lãi suất cho vay từ mức cao trên 20% đã giảm xuống còn 17-18%, góp phần giải quyết bài toán khó khăn về vốn cho các DN, từ đó các DNNQD đã mạnh dạn hơn trong việc vay vốn NH để đầu tư sản xuất kinh doanh khi có niềm tin vào sự phục hồi của thị trường đầu ra.

- Doanh số cho vay ngắn hạn đối với kinh tế tập thể, cá thể

Nhìn chung, DSCV ngắn hạn đối tượng kinh tế tập thể, cá thể có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010, DSCV ngắn hạn đạt 709.468 triệu đồng. Bước sang năm 2011, DSCV ngắn hạn đối với thành phần này giảm nhẹ

51

2,82% so với năm 2010. Tuy nhiên, DSCV ngắn hạn đã tăng trở lại, tăng 25,24% trong năm 2012. Xét về cơ cấu DSCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế, kinh tế tập thể, cá thể chiếm một tỷ trọng tương đối và có sự biến động không đồng đều giữa các năm. Tỷ trọng DSCV ngắn hạn đối tượng này ngày càng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng DSCV ngắn hạn đã được cải thiện với sự tăng nhẹ trở lại, chiếm 11,05%, và kỳ vọng cả năm 2013, DSCV ngắn hạn đối với kinh tế cá thể, tập thể sẽ được quan tâm và mở rộng hơn.

Tại PGD Thạnh An, Thốt Nốt, Phong Điền, khách hàng vay vốn phần lớn là các cá nhân và hộ gia đình có đặc tính sản xuất theo mùa vụ với chu kỳ sản xuất kinh doanh thường tối đa 12 tháng, mục đích vay vốn để mua con giống, cây giống, phân bón và buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ. Trong năm 2012, chi phí vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao; mặt khác tình hình kinh tế tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song với sự quan tâm, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sản xuất của chính quyền địa phương cũng như những nỗ lực về chính sách lãi suất của NHNN tại TP Cần Thơ, nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ nhiệt so với năm 2011, tạo điều kiện để cá nhân và hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn tại NH để duy trì sản xuất, mở rộng quy mô và diện tích canh tác. Tại các PGD còn lại như Phan Đình Phùng, Xuân Khánh, Trần Phú nhu cầu vay vốn ngắn hạn nhằm phục vụ cho kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng, mua sắm, học tập của các khách hàng cá nhân cũng không ngừng tăng lên, DSCV ngắn hạn đối tượng này ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, phần lớn KH cá nhân có thu nhập ổn định, vốn vay có kỳ hạn ngắn nên thu hồi vốn nhanh, ít gây rủi ro cho ngân hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích DSCV ngắn hạn theo TPKT đã cho thấy, DNNQD là KH truyền thống và chủ yếu của chi nhánh. Thành phần kinh tế tập thể, cá thể là TPKT tiềm năng để chi nhánh khai thác lợi nhuận khi cho vay ngắn hạn, do đó NH cần quan tâm, hỗ trợ nhóm khách hàng này trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tuy nhiên, NH cũng cần có sự phân bổ hợp lý giữa các đối tượng KH, nhằm tránh tập trung cho vay quá nhiều vào một TPKT, đa dạng sản phẩm tín dụng nhằm hạn chế, phân tán rủi ro và đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng KH, qua đó, nâng cao uy tín và tạo đà cho sự phát triển bền vững của chi nhánh.

52

Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 6T/2013

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 Chú thích: DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước; DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % Số tiền (triệu đồng) % DNNN 83.467 57.455 47.036 27.011 30.054 (26.012) (31,16) (10.419) (18,13) 3.043 11,27 DNNQD 3.380.407 4.998.554 8.772.694 3.711.703 4.919.022 1.618.147 47,87 3.774.140 75,50 1.207.319 32,53 Kinh tế tập thể, cá thể 709.468 689.456 863.449 571.622 614.811 (20.012) (2,82) 173.993 25,24 43.189 7,56 Tổng 4.173.342 5.745.465 9.683.179 4.310.336 5.563.887 1.572.123 37,67 3.937.714 68,54 1.253.551 29,08

53

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Phân tích DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế sẽ giúp đánh giá được sự tác động của từng ngành đến DSCV ngắn hạn của NH qua từng năm và tùy theo tình hình kinh tế tại địa phương sẽ có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp để hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh đạt hiệu quả hơn. Nhận thức được rủi ro trong hoạt động cho vay, SHB Cần Thơ đã mở rộng và đa dạng hóa cho vay các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Biểu hiện là cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành nghề bao gồm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; kinh doanh thương mại, dịch vụ; sản xuất gia công và chế biến; xây dựng, sửa chữa nhà ở và vận tải, kho bãi. Theo số liệu thống kê từ Nguyễn Quốc Nghi (2012), tính đến ngày 31/12/2012, lĩnh vực thương mại – dịch vụ có số lượng DN tham gia kinh doanh đông nhất (75,7%) trên địa bàn thành phố, kế đến là các DN ngành công nghiệp – xây dựng (13,9%) và nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ ít hơn (10,4%). Như vậy, với ưu thế về số lượng các DN đang hoạt động, ngành kinh doanh thương mại và dịch vụ luôn có nhu cầu vay vốn cao phục vụ quá trình kinh doanh và mở rộng đầu tư, qua đó DSCV ngắn hạn ngành này luôn chiếm vị trí chủ đạo tại chi nhánh.

Bảng 4.4 trình bày doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế tại SHB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013.

- Doanh số cho vay ngắn hạn SX nông, lâm, ngƣ nghiệp

Trong giai đoạn phân tích, nhìn chung, DSCV ngắn hạn đối với ngành này tăng dần qua các năm. Năm 2010, DSCV ngắn hạn ngành đạt giá trị tương đối lớn với 585.955 triệu đồng. Nguyên nhân là do với Thông tư số 02/2010/TT-NHNN về việc hỗ trợ lãi suất 100% cho các cá nhân, tổ chức vay vốn ngắn hạn vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó nông dân có điều kiện tiếp cận vay vốn NH. Bên cạnh đó là những tín hiệu lạc quan về sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan cũng như triển vọng ngành, cụ thể là ngành nông nghiệp thành phố đã tập trung hướng dẫn nông dân đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất lúa, cũng như sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác cải thiện công trình thủy lợi để đảm bảo việc tưới tiêu, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa nên đã tạo niềm tin, tâm lý lạc quan cho người dân mạnh dạn vay vốn mở rộng và gia tăng sản xuất. Năm 2011, DSCV ngắn hạn tăng 34,40% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, DSCV ngắn hạn tiếp tục duy trì xu hướng biến động tăng, tăng 71,47% so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV ngắn hạn ngành tăng 15,59% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân xuất phát từ tinh thần chủ động thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN chi nhánh TP. Cần Thơ về việc tạo điều kiện cho các DN kinh doanh ngành gạo được vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp, cùng mong muốn được góp phần vào nỗ lực hỗ trợ DN kinh doanh gạo hoạt động sản xuất tốt trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, SHB triển khai chương trình “Cho vay thu mua, tạm trữ thóc,

54

gạo vụ Đông Xuân 2012-2013” lãi suất ưu đãi với tổng hạn mức giải ngân hỗ trợ lên tới 2.000 tỷ đồng. Kể từ ngày 20/02/2013 đến ngày 31/03/2013, các KH doanh nghiệp ngành gạo đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn thành phố và có đầy đủ các điều kiện của chương trình sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 10% - 11%, điều này đã thu hút các DN vay vốn và làm tăng DSCV ngắn hạn tại chi nhánh.

- Doanh số cho vay ngắn hạn ngành kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ

Tốc độ tăng trong DSCV ngắn hạn ngành KD thương mại, dịch vụ có sự biến động không đồng đều qua các năm, tuy nhiên có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây cũng là ngành có DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành nghề được cấp tín dụng tại NH. Cụ thể, DSCV ngắn hạn năm 2011 tăng 37,91% so với năm 2010 và trong năm 2012 DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng 66,59% so với năm 2011. DSCV ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.265.421 triệu đồng, tăng 28,27% so với cùng kỳ năm ngoái. Với lợi thế về vị trí thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa của ĐBSCL, TP Cần Thơ được tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác quy hoạch, phát triển hệ thống, trung tâm thương mại, siêu thị cũng được Ban ngành quan tâm sâu sắc và đẩy mạnh thực hiện, nhằm tạo động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Thực tế cho thấy, chỉ sau 8 năm, kể từ năm 2004, TP Cần Thơ đã có trên 10 siêu thị kinh doanh các loại, trong đó có 4 siêu thị kinh doanh tổng hợp và hơn 6 siêu thị kinh doanh chuyên ngành. 05/07/2012 vừa qua, BigC cũng đã gia nhập vào hệ thống siêu thị, tạo nên sự cạnh tranh, năng động cho thành phố. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch cũng được chú trọng, mở ra một triển vọng mới cho du lịch thành phố; các DN trên địa bàn có quan hệ xuất nhập khẩu với hơn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2010, TM&DV đóng góp 64.925.247 triệu đồng, trong đó ngành thương mại chiếm tới 62.976.772 triệu đồng và 1.988.475 triệu đồng từ ngành dịch vụ (Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi, 2012, trang 235). Như vậy, ngành TM&DV đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Năm 2012, với chính sách kích cầu sau khủng hoảng của Chính phủ, nhiều DNVVN được cho vay ưu đãi với lãi suất thấp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn đối với ngành này khá cao. Sự xâm nhập ồ ạt các mặt hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng kích thích thói quen mua sắm của một bộ phận lớn dân cư sính ngoại, làm cho hoạt động mua bán trở nên sầm suất hơn. Ngoài ra, các loại hình kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí cũng phát triển rầm rộ do mức sống của người dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao. Đây là tín hiệu khả quan để các cá nhân và DN đẩy mạnh đầu tư vào ngành nghề kinh doanh thương mại, dịch vụ, góp phần mở rộng và nâng cao DSCV ngắn hạn ngành tại chi nhánh.

- DSCV ngắn hạn ngành sản xuất gia công và chế biến

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong DSCV ngắn hạn ngành sản xuất gia công và chế biến tương đối cao và ổn định qua các năm, cụ thể, năm 2011 tăng 98,39% so

55

với năm 2010; năm 2012 tăng 93,99% so với năm 2011 và tăng 83,40% trong giai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 63 - 72)