7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
2.1.4 Một số khái niệm và chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
2.1.4.1 Một số khái niệm
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng ngắn hạn mà NH đã cấp phát cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa.
Doanh số thu nợ ngắn hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn là toàn bộ các món nợ ngắn hạn mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay ngắn hạn của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Hoạt động cho vay ngắn hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng vốn ngắn hạn mà NH cho vay có thể thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc không thu hồi được nên công tác thu hồi nợ ngắn hạn được NH đặt lên hàng đầu. Một NH muốn hoạt động tốt, không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cần phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi đúng hạn, tránh thất thoát cho NH.
Dƣ nợ ngắn hạn
Dư nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh số nợ ngắn hạn ngân hàng đã cho vay và chưa thu về được vào thời điểm nhất định, do đó đây là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Để xác định được dư nợ ngắn hạn, ngân hàng so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn.
Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ = Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ + Doanh số cho vay ngắn hạn trong kỳ - Doanh số thu nợ ngắn hạn trong kỳ
Như vậy, dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ phụ thuộc vào ba yếu tố:
+ Thứ nhất là dư nợ cho vay ngắn hạn đầu kỳ. Đây là chỉ tiêu từ năm trước chuyển sang, là số không thay đổi trong năm nay.
+ Thứ hai là doanh số cho vay ngắn hạn trong kỳ: Doanh số cho vay ngắn hạn trong kỳ tăng thì dư nợ cho vay ngắn hạn trong kỳ cũng tăng và ngược lại.
+ Thứ ba là doanh số thu nợ ngắn hạn trong kỳ: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong kỳ tỷ lệ nghịch với dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ. Nếu doanh số thu nợ ngắn hạn tăng thì dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ giảm và ngược lại.
Nợ xấu
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định sửa đổi, bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ và theo Khoản 3 Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nợ xấu của NH bao gồm các nhóm nợ: nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
13
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
14
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Nợ quá hạn ngắn hạn:
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng không có lý do chính đáng. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn.
2.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
Dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng vốn huy động (lần)
Dư nợ ngắn hạn/Tổng vốn huy động = Dư nợ ngắn hạn Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay ngắn hạn, giúp Ban lãnh đạo NH so sánh khả năng cho vay ngắn hạn với khả năng huy động vốn. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, còn quá nhỏ tức là ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn/ Tổng dƣ nợ (%)
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn, đồng thời giúp đánh giá cơ cấu đầu tư của ngân hàng.
Hệ số thu nợ ngắn hạn (%)
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay ngắn hạn nhất định. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng)
Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của NH, thời gian thu hồi nợ ngắn hạn nhanh hay chậm. Nếu chỉ số này càng cao thì tốc độ luân chuyển
Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ =
Dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ
Hệ số thu nợ ngắn hạn = Doanh số thu nợ ngắn hạn x 100% Doanh số cho vay ngắn hạn
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn =
Doanh số thu nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn bình quân Dư nợ ngắn hạn bình quân =
Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ + Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ 2
15
vốn tín dụng ngắn hạn càng nhanh và đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/ Dƣ nợ ngắn hạn (%)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của NH. Những NH có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH này cao.
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/ Dƣ nợ ngắn hạn (%)
Là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn ngắn hạn và tổng dư nợ ngắn hạn của NH ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của NH. Những NH có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng ngắn hạn của NH này cao và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn càng cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạn càng thấp.
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, do đó đã có rất nhiều tài liệu phân tích đến vấn đề này. Trong quá trình làm luận văn, em đã tham khảo một số tài liệu, bài nghiên cứu đề cập đến vấn đề tín dụng ngắn hạn ngân hàng như sau:
Trần Thị Uyên Phương (2013) nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu ngắn hạn. Ngoài ra, để phản ánh một cách rõ nét hơn về kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, tác giả tiến hành phân tích dựa trên một số chỉ tiêu như hệ số thu nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn. Một trong những thành công của Chi nhánh là công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả khá tốt khi không chỉ thu hồi được những món vay trong năm mà cả những khoản nợ của các năm trước đó, do đó vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn luân chuyển ngày càng nhanh hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn còn tập trung cho vay đối với các DNNN và lĩnh vực chế biến nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh ngành này có sự bất ổn về giá cả nguyên liệu đầu vào cũng như sức ép từ thị trường tiêu thụ. Nhận thức được sự hạn chế trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn
Nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn = Nợ xấu ngắn hạn x 100% Dư nợ ngắn hạn
Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn = Nợ quá hạn ngắn hạn x 100% Dư nợ ngắn hạn
16
hạn tại Vietinbank Cần Thơ. Cũng thông qua sự phân tích của tác giả Nguyễn Duy Tiến (2013) về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNO&PTNT huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2012, mặc dù Ngân hàng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các NH khác trên cùng địa bàn hoạt động nhưng nhờ thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ngắn hạn, tập trung cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn huyện mà từ đó quy mô tín dụng ngắn hạn của NH ngày càng được mở rộng, cụ thể là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều có sự tăng trưởng tốt; đặc biệt nợ xấu của NH qua 3 năm đều giảm. Mặc dù, Chi nhánh đạt được kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn khả quan, song nếu so với các NH khác, chất lượng công tác tín dụng như nghiệp vụ chuyên môn của các CBTD hay trang thiết bị công nghệ đáp ứng cho việc tìm kiếm khách hàng, theo dõi, đôn đốc trong việc thu hồi nợ vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nắm bắt được thực trạng trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh.
Ngoài ra, với quá trình phân tích DSCV, DSTN, dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và mục đích sử dụng vốn, đồng thời kết hợp sử dụng mô hình ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Công Thương chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2012 của tác giả Trần Thị Thanh Nhã (2013), kết quả cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn là một hoạt động xuyên suốt và là thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng, cụ thể là mặc dù nền kinh tế địa phương còn nhiều bất ổn nhưng DSCV ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn vẫn đạt khá cao; bên cạnh đó, nợ xấu và nợ quá hạn ngắn hạn luôn duy trì ở con số khá thấp. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn vốn tín dụng ngắn hạn chưa thật sự hiệu quả, phần lớn tập trung ở một ngành cơ bản là thương mại; ngoài ra tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm phân tích là một trong những hạn chế tồn tại của chi nhánh, do đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như hạn chế rủi ro, duy trì lợi nhuận cho ngân hàng.
Với quá trình tìm hiểu và lược khảo tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn đã giúp ích em rất nhiều trong việc hệ thống hóa các kiến thức, vận dụng linh hoạt các phương pháp để phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả của vấn đề nghiên cứu, từ đó hình thành cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp của mình.
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 2010 đến 6T đầu năm 2013 được thu thập từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ cung cấp.
17
- Đồng thời, thu thập các thông tin từ internet, các giáo trình Đại học, các sách báo, tạp chí tài chính, các báo cáo của NHNN Việt Nam có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP.
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tính toán, tổng kết bằng việc lập bảng, vẽ hình và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp thống kê suy luận
Là việc rút ra những kết luận hay đưa ra những nhận xét, phán đoán từ những mô tả, so sánh và phân tích về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y = yi - y0
Trong đó : y : Phần chênh lệch tăng hay giảm các chỉ tiêu kinh tế yi : Chỉ tiêu kỳ phân tích
y0 : Chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu, xem xét có sự biến động hay không, biến động nhiều ít như thế nào và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số chênh lệch của kỳ phân tích so với kỳ gốc chia cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y =
yi - yo
X 100% yo
Trong đó : y : Phần chênh lệch tăng hay giảm các chỉ tiêu kinh tế yi : Chỉ tiêu kỳ phân tích
18
Phương pháp này dùng để đánh giá tỷ trọng tăng giảm của các chỉ tiêu kinh kế của năm sau so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu qua các năm một cách rõ ràng hơn.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và số tuyệt đối để phản ánh tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu giữa các năm.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính trong giai đoạn 2010 – 6T/2013.
- Từ mô tả và so sánh trên, sử dụng phương pháp thống kê suy luận để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng, qua