Tình hình vốn huy động phân theo khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 51)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.1.2Tình hình vốn huy động phân theo khách hàng

Nguồn vốn huy động của ngân hàng được cấu thành từ hai đối tượng khách hàng chủ yếu là dân cư và tổ chức kinh tế. Sau đây sẽ tiến hành phân tích tình hình vốn huy động theo từng đối tượng.

- Dân cƣ

Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, trên 70,55% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong năm 2010, vốn huy động từ đối tượng này đạt 817.507 triệu đồng. Nguyên nhân là do SHB triển khai chương trình “Gửi tiền trúng tiền – Nhận liền xe hơi” cho KH gửi tiết kiệm, đây được xem là một trong những chương trình huy động vốn lớn nhất của SHB, song song đó, NH cũng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang USD lên tới 5%/năm. Ngoài ra, từ ngày 10/11/2010 đến hết 18/1/2011, KH cá nhân gửi tiết kiệm từ 10 triệu đồng trở lên tương ứng với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng sẽ được tham gia chương trình “Tiết kiệm sinh lãi – Ưu đãi tuyệt vời”, với các ưu đãi là nhận ngay bộ tài khoản sinh lộc và tăng hạn mức giao dịch qua Ebanking đến 50 triệu đồng/ngày. Bước sang năm 2011, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng nhưng không đáng kể, tăng nhẹ 0,80%. Tuy nhiên, vào năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên nhanh chóng, tăng 34,87% so với năm 2011. Mặc dù lãi suất huy động vốn giảm so với năm trước vì theo quy định trần lãi suất tiền đồng tối đa là 11%/năm, tuy nhiên, tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư của đại bộ phận dân cư, vì hầu hết các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, chứng khoán vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều sự biến động. Mặt khác, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm KH cá nhân tại SHB rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau, cụ thể như với đối tượng KH có thu nhập ổn định, họ có thể tham gia tiếp cận gói sản phẩm “SHB vì trẻ thơ”, nhằm tích lũy tiền, đảm bảo cho con cái của họ có một tương lai đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, SHB cung ứng các sản phẩm khác như Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn, tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tài khoản lợn đất. Số sổ tiết kiệm của dân cư là cán bộ viên chức lao động hưởng lương, cán bộ hưu trí đang tăng lên đáng kể. Ngoài ra, đối với KH cá nhân, sản phẩm tiền gửi thanh toán cá nhân tại chi nhánh ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán như thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại một cách nhanh chóng, an toàn và thuận tiện, qua đó hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở cá nhân ngày càng phát triển trên địa bàn. 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động từ

38

dân cư đạt 973.433 triệu đồng, chỉ kém cả năm 2012 là 137.947 triệu đồng, do đó, kỳ vọng cả năm 2013 tốc độ tăng trưởng sẽ đạt mức ấn tượng. Tóm lại, nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong dân cư là nguồn vốn ổn định nhất và đó cũng là mục tiêu trong hoạt động huy động vốn của SHB Cần Thơ.

- Tổ chức kinh tế

Bên cạnh nguồn vốn huy động từ dân cư, SHB Cần Thơ còn thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế. Nhóm KH này thường gửi tiền vào NH nhằm mục đích thanh toán trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bộ phận tiền gửi của đối tượng KH này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ khách hàng này đạt 341.280 triệu đồng, bước sang năm 2011, vốn huy động từ TCKT có sự sụt giảm mạnh, giảm 47,15% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế có sự sụt giảm mạnh mẽ. Tiền gửi thanh toán của TCKT trong năm này chỉ đạt 14.770 triệu đồng, giảm tới 91,66 % so với năm 2010. Về phía NH, để đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho việc thanh toán tiền bán hàng hóa, chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới thanh toán, nâng cao công nghệ chuyển tiền điện tử, tuy nhiên tình hình sức mua giảm, hàng tồn kho tăng cao, mặt khác các DN trên địa bàn vẫn phải gồng gánh các chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào cao do đó việc mua bán trả chậm là điều xảy ra thường xuyên, tiền gửi cho mục đích thanh toán của DN từ đó có sự sụt giảm.

Tuy nhiên, năm 2012, nguồn vốn huy động của chi nhánh từ TCKT tăng trở lại, tương ứng tăng 134,06% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn, đầu tư vào sản xuất kinh doanh hầu hết phải chịu rủi ro cao, nguy cơ thua lỗ lớn, do đó các DN cần thiết phải tìm giải pháp thay thế tốt nhất để bảo toàn nguồn vốn, duy trì hoạt động, việc gửi tiền vào ngân hàng được xem là giải pháp cứu cánh cho một số DN, đặc biệt đối với các DN đặc thù có nguồn tiền nhàn rỗi dồi dào như nhóm DN bảo hiểm còn xem việc gửi tiền vào NH như một kênh đầu tư.

Tóm lại, mặc dù vốn huy động từ tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, song trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T/2013, nguồn vốn này đang ngày càng được mở rộng, điều này cho thấy với sự uy tín, sản phẩm, dịch vụ đa dạng, thái độ phục vụ chu đáo và chuyên nghiệp đã giúp NH tạo dựng mối quan hệ với các TCKT, thu hút nguồn vốn giá rẻ từ các TCKT trên địa bàn.

39

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn huy động của SHB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 Chú thích: Tiền gửi KKH: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi CKH: Tiền gửi có kỳ hạn

Khoản mục Năm 2010 triệu đồng Năm 2011 triệu đồng Năm 2012 triệu đồng 6T/2012 triệu đồng 6T/2013 triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6T/2013 với 6T/2012 Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % Số tiền triệu đồng % 1. Theo kỳ hạn 1.158.787 1.004.417 1.533.548 1.247.670 1.335.561 (154.370) (13,32) 529.131 52,68 87.891 7,04 Tiền gửi KKH 183.943 23.068 76.906 45.038 51.942 (160.875) (87,46) 53.838 233,39 6.904 15,33 Tiền gửi CKH - Kỳ hạn < 12 tháng 906.708 964.016 1.034.743 896.844 876.865 57.308 6,32 70.727 7,34 (19.979) (2,23) - Kỳ hạn > 12 tháng 68.136 17.333 421.899 305.788 406.754 (50.803) (74,56) 404.566 2.334,08 100.966 33,02 2. Theo khách hàng 1.158.787 1.004.417 1.533.548 1.247.670 1.335.561 (154.370) (13,32) 529.131 52,68 87.891 7,04 - Dân cư 817.507 824.048 1.111.380 923.975 973.433 6.541 0,80 287.332 34,87 49.458 5,35 - Tổ chức kinh tế 341.280 180.369 422.168 323.695 362.128 (160.911) (47,15) 241.799 134,06 38.433 11,87

40

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI SHB CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 - 6T/2013

Song song với công tác huy động vốn thì một hoạt động khác không kém phần quan trọng đem lại lợi nhuận cho NH đó chính là việc NH sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay các cá nhân và các TCKT trên địa bàn thành phố. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, uy tín của NH, chi nhánh đã cung ứng nguồn vốn lớn cho các TPKT, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo đà cho sự phát triển vững chắc về kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, mặt khác, nền kinh tế vẫn còn chịu nhiều sự biến động phức tạp, do đó, các nhà quản trị ngân hàng cần thiết phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ và thường xuyên, nhằm phát hiện những sai lệch, những mặt còn hạn chế đang diễn ra để từ đó có kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 6T/2013, trước hết chúng ta sẽ phân tích khái quát về các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng trong thời gian qua. Bảng 4.2 trình bày tình hình tín dụng tại SHB chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu và nợ quá hạn.

4.2.1 Doanh số cho vay (DSCV)

Nhìn chung, SHB Cần Thơ đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về DSCV, thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng ngân hàng. Cụ thể DSCV năm 2011 tăng 40,83% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, DSCV tiếp tục biến động theo xu hướng tăng, tăng 56,67% so với năm 2011. DSCV 6 tháng đầu năm 2013 đạt 6.047.623 triệu đồng, tăng 24,14% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Năm 2010, tình hình kinh tế xã hội cả nước phát triển theo hướng tích cực, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, vượt mức kế hoạch. Tại TP Cần Thơ, hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt đều duy trì nhịp độ phát triển cao, GDP trên địa bàn đạt 17.289,8 tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm 2009. Điều này đã cho thấy, các DN trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả, do đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất tăng lên, NH có cơ hội để phát triển tín dụng đến nhiều đối tượng KH, từ đó DSCV cũng tăng theo. Sang năm 2011, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thành phố, Sở đã cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.038 DN, tổng cộng vốn đăng kí là 5.300 tỉ đồng, cấp thay đổi cho trên 2.000 lượt DN, trong đó có 350 DN tăng vốn 3.350 tỉ đồng. Đến năm 2012, thành phố có 904 DN và 236 đơn vị trực thuộc với số vốn đăng ký 6.967 tỉ đồng được cấp mới chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời, cấp thay đổi cho trên 2.200 lượt DN, trong đó 286 DN tăng vốn 2.834 tỉ đồng. Như vậy, với số lượng DN được thành lập mới ngày càng tăng trong thời gian qua,

41

điều đó cũng đồng nghĩa nhu cầu vay vốn của DN để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô cũng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, một bộ phận DN phải chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh sang những lĩnh vực, ngành nghề được Chính phủ và NHNN ưu tiên phát triển, do đó, các DN này cũng cần vay thêm vốn để đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới. Từ thực trạng trên đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, từ đó nâng cao doanh số cho vay của chi nhánh. Điều này cũng cho thấy sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, luôn trao dồi và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của ban lãnh đạo và toàn thể CBNV chi nhánh trong việc tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu của khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới trong những lĩnh vực khác nhau.

Xét về cơ cấu DSCV theo kỳ hạn, DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 84%) trong tổng DSCV của chi nhánh và luôn duy trì sự tăng trưởng qua các năm, điển hình trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV ngắn hạn chiếm tới 92% trong cơ cấu DSCV. Với các gói sản phẩm cho vay ngắn hạn sẽ đảm bảo cho các DN thương mại tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển và giải quyết một số hàng tồn kho mà trong những năm trước DN để lại, đồng thời giúp Ngân hàng quản lý nguồn vốn hiệu quả, hạn chế rủi ro và nợ xấu. Do đó, trong hoạt động cho vay khách hàng, cho vay ngắn hạn vẫn là mục tiêu kinh doanh chủ yếu của chi nhánh. DSCV trung và dài hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định trong thời gian qua và chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu DSCV tại chi nhánh, dao động trong khoảng 3,2% – 16%. Năm 2010, DSCV trung và dài hạn đạt 683.373 triệu đồng, sang năm 2011, DSCV trung và dài hạn tiếp tục tăng mạnh, tăng 60,14% so với năm 2010, do đó mà DSCV từ 1 năm trở lên đạt tới 1.094.374 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 16% trong cơ cấu. Tiếp tục xu hướng tăng đó bước sang năm 2012, DSCV tăng nhẹ 5,64%. Như vậy, trong tổng DSCV thì DSCV trung và dài hạn đang tốt lên, DN đang có những chiến lược dài hơi với đồng vốn của mình. Mặt khác, như đã trình bày ở phần trên, tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn trong năm 2012 đã được mở rộng, do đó, NH mạnh dạn hơn trong quyết định cung ứng vốn trung và dài hạn cho các TPKT. So với 6 tháng đầu năm 2012, DSCV trung và dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 có sự sụt giảm nhẹ, giảm 13,81%, đạt 483.736 triệu đồng. Do đó, chi nhánh cần tăng cường tìm kiếm khách hàng, nâng cao chuyên môn thẩm định, phân tích các dự án cần nguồn vốn lớn trong khoảng thời gian đủ dài; đồng thời, phân bổ nguồn vốn cho vay theo kỳ hạn sao cho hợp lý nhất để đem lại nguồn thu ổn định và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

4.2.2 Doanh số thu nợ (DSTN)

Trong giai đoạn phân tích, DSTN của chi nhánh biến động tăng qua các năm. Năm 2011, DSTN tăng 33,42% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục là năm có sự tăng lên trong DSTN, tăng 37,97% so với năm 2011. Trong nửa đầu năm 2013, DSTN của chi nhánh đạt 5.011.290 triệu đồng, tăng 28,34% so với nửa đầu năm 2012.

42

Xét về DSTN theo thời hạn, DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 83,6%) trong tổng DSTN và biến động tăng dần qua các năm. Năm 2011, DSTN ngắn hạn tăng 30,81% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 83,6% trong cơ cấu. Năm 2012, DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng nhanh so với năm 2011, tăng 59,78% và chiếm tỷ trọng tới 96,81% trong tổng DSTN. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSTN ngắn hạn tiếp tục duy trì xu hướng biến động tăng từ các giai đoạn trước đó, tăng 22,83% so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6T/2013, DSTN ngắn hạn tăng cùng với xu hướng tăng của DSCV ngắn hạn. Điều này đã cho thấy, công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay, cũng như giám sát và quản lý việc thu hồi nợ khách hàng của các CBTD đạt hiệu quả cao. Mặc dù diễn biến nền kinh tế vẫn là chuỗi những khó khăn, song nhờ chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kiên quyết của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các ngành, chính quyền địa phương với những nỗ lực hỗ trợ cho các TPKT trên địa bàn; từ đó guồng quay hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân vẫn luôn tiếp diễn và tạo ra thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH. Cụ thể như với Nghị quyết 13/2012/NQ-CP được ban hành đã phần nào tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Về DSTN trung và dài hạn, khoản mục này chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng DSTN và biến động tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2010, DSTN trung và dài hạn đạt 688.576 triệu đồng, trong khi DSCV trung và dài hạn chỉ đạt 683.373 triệu đồng. Như vậy, với DSTN trung và dài hạn lớn hơn DSCV trung và dài hạn trong năm đã cho thấy, công tác thu hồi nợ tại chi nhánh rất được chú trọng và đạt được hiệu quả, chi nhánh không những thu hồi được những khoản nợ đã cho vay trong năm mà còn thu hồi được nợ từ những hợp đồng vay vốn trong những năm trước chuyển sang. Năm 2011, DSTN trung và dài hạn tăng 48,49% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 16,4%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội (shb) chi nhánh cần thơ (Trang 51)