Một số khuyến nghị nhằm tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng hoạt động đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 86 - 88)

động đối ngoại nhân dân

Việt Nam đã bước vào thế kỷ XXI với những cơ hội và thách thức mới. Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp với vị thế vượt trội cùng các chính sách của Mỹ, sự trỗi dậy, cạnh tranh và dàn xếp lợi ích giữa các trung tâm, các nước lớn. Quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh với tác động nhiều mặt ngày càng lớn đến các quốc gia. Các nước đều đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong bối cảnh tính phụ thuộc lẫn nhau không ngừng tăng lên. Một trong những nhân tố nổi lên và có ảnh hưởng ngày càng quan trọng trong đời sống quốc tế là phong trào nhân dân thế giới đang phát triển với những hình thức tổ chức, phương thức tập hợp lực lượng mới. Tiếng nói của “xã hội dân sự” ngày càng có ảnh hưởng trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia và trong

các vấn đề quôc tế dưới sự tác động của sự phát triển dân trí, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và của quá trình dân chủ hóa, cách mạng thông tin và quá trình toàn cầu hóa. Các tổ chức phi chính phủ cũng có tác động ngày càng lớn đến vấn đề quan hệ giữa các quốc gia.

Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta cũng đồng thời bước vào một giai đoạn phát triển mới: Phát triển quan hệ song phương theo chiều sâu, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, các yếu tố nước ngoài ngày càng tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, văn hóa, tư tưởng của đất nước, đến lợi ích vật chất và tinh thần của mỗi người dân. Sự gắn kết giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại ngày càng gia tăng. Quan hệ đối ngoại, hợp tác và tiếp xúc quốc tế được mở rộng đến tất cả các ngành, các cấp, từ trung ương đến cơ sở với sự tham gia ngày càng đông đảo của người dân. Trong khi đó, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng hình thức tổ chức phi chính phủ để đẩy mạnh hoạt động chống phá Việt Nam trên tất cả các diễn đàn quốc tế, cả trong chính trường các nước phương Tây, trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay tại nước ta. Trong tình hình đó, công tác đối ngoại nhân dân có vị trí ngày càng quan trọng trong mặt trận đối ngoại nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta nói chung. Đồng thời, yêu cầu đối với công tác đối ngoại nhân dân cũng đặt ra ngày càng cao hơn.

Nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, cần phân chia hoạt động thành những nhóm việc cụ thể như: đối với nhóm quốc các quốc gia, tổ chức quốc tế luôn tin yêu, ủng hộ Việt Nam, nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân là phải giữ vững niềm tin họ đã dành cho Việt Nam. Đồng thời hoạt động đối ngoại nhân dân phải thâm nhập, tìm hiểu và vận động các quốc gia, tổ chức còn chưa hiểu rõ về Việt Nam. Với các tổ chức, lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài chống đối Nhà nước, công tác đối ngoại nhân dân vừa phải đấu tranh, vừa tuyên truyền, chứ không vì họ chống đối mà đẩy họ ngày càng xa Tổ quốc. Công tác đối ngoại nhân dân phải chủ động trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc. Nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc là để giành lại quyền con người, giành lại độc lập, tự do. Việt Nam luôn sáng ngời chính nghĩa trong vấn đề

phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người... Đối ngoại nhân dân là phải tuyên truyền, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đến với quốc gia, tổ chức bạn bè thế giới. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân là vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam nhằm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong mặt trận đối ngoại của đất nước trong thời kỳ mới.

Trước những diễn biến phức tạp và nhanh chóng của tình hình thế giới cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới trong nước, công tác đối ngoại nhân dân cần có sự đổi mới phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế của mình, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta không ngừng tăng cường đẩy mạnh và phát huy vai trò của công tác đối ngoại nhân dân, đã có rất nhiều những thay đổi về cơ cấu tổ chức cũng như nội dung nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới. Để mở rộng đổi mới và tăng cường công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới, xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 86 - 88)