*Những hạn chế
Bên cạnh những thành quả to lớn có ý nghĩa nói trên, công tác đối ngoại nhân dân vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục trong đó có những điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ra nhiều văn bản liên quan tới công tác đối ngoai nhân dân song chúng ta vẫn chưa có được một hệ thống các văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đầy đủ để điểu hành và phối hợp một cách có hiệu quả nhất các hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung. Các cơ chế chính sách, quy định hiện hành của ta còn nhiều bất cập, thiếu nhất quán và chưa thật rõ ràng, nên dễ gây ra sự lúng túng cho các cơ quan chức năng trong xử lý các quy trình thủ tục cụ thể, đồng thời chưa thật sự là động lực thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động đối ngoại của các đoàn thể và tổ chức nhân dân.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số đoàn thể và tổ chức nhân dân vẫn còn cồng kềnh, thiếu tính năng động, chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn trương và linh hoạt trong môi trường đối ngoại mới. Đội ngũ cán bộ đối ngoại của nhiều đoàn thể và tổ chức nhân dân còn hạn chế về nhiều mặt, cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ. ở một số nơi, chất lượng đội ngũ cán bộ đối ngoại thậm chí có xu hướng đi xuống. Khả năng triển khai công tác đối ngoại của các tổ chức nhân dân không đồng đều. Không ít tổ chức do những hạn chế này mà có tâm lý ngại việc, ngại mở rộng quan hệ với các đối tác hoặc tiếp tục đòi hỏi sự bao cấp về chủ trương, biện pháp từ các cấp chỉ đạo vĩ mô.
Lực lượng công tác đối ngoại nhân dân vẫn mang tính phân tán, thiếu sự phối kết hợp thống nhất. Các đoàn thể chính trị - xã hội chưa có sự phối kết hợp ngay cả trong những vấn đề chung như phát triển đối tác tại các địa bàn, thông tin đối ngoại, đấu tranh về dân chủ, nhân quyền, thậm chí ngay cả trong việc vận động dư luận quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Các hoạt động, quan hệ “ngoài luồng” có xu thế tăng, vượt ra ngoài tầm quản lý, chỉ đạo chung.
Công tác nghiên cứu, tham mưu nhất là tham mưu có tính dài hạn về đối ngoại của các cơ quan chuyên trách vẫn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Thứ ba, phạm vi quan hệ, tác động, tập hợp còn hạn chế so với yêu cầu của tình hình. Lực lượng bạn bè, đối tác của ta tại nhiều nước còn mỏng. Vị thế của các tổ chức nhân dân ta tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế còn hạn chế. Nhiều diễn đàn, cơ chế phi chính phủ quốc tế quan trọng còn bị bỏ trống, trong đó thí dụ điển hình là các cơ chế phi chính phủ của Liên hợp quốc.
Thứ tư, hoạt động đối ngoại nhân dân nhìn chung còn mang tính thụ động. Do thiếu chiến lược, thiếu định hướng và kế hoạch rõ ràng, công tác đối ngoại nhân dân vẫn còn chủ yếu là xử lý, đối phó với những vấn đề do các đối tác nước ngoài đặt ra. Hiệu quả nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân còn hạn chế. Hình thức và nội dung hoạt động còn rập khuôn, cứng nhắc, thiếu kịp thời, năng động, linh hoạt, chưa phát huy được đầy đủ lợi thế của đối ngoại nhân dân. Hiệu quả của các đoàn ra, đoàn vào, việc tổ chức và tham gia các hoạt động đối ngoại chưa cao. Nhiều hoạt động còn nặng về lễ tân hiếu hỉ mà chưa có nội dung thiết thực.
* Nguyên nhân chính của những tồn tại
- Việc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 44 của Ban Bí thư TW và các nghị quyết của Đảng về đối ngoại nhân dân chưa đầy đủ. Nhận thức của nhiều cấp ủy, của lãnh đạo nhiều ngành và nhiều tổ chức quần chúng về đối ngoại nói chung và về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác đối ngoại nhân dân còn nhiều hạn chế, do đó sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện chưa tương xứng. Không ít đoàn thể chính trị - xã hội coi công tác đối ngoại là mặt phụ, thứ yếu nên không phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách, chưa đầu tư đúng mức về chỉ đạo, về xây dựng đội ngũ cán bộ và điều kiện hoạt động.
- Cơ chế và phương thức chỉ đạo, quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân vẫn còn nhiều bất cập, chậm được đổi mới. Đối tượng và phạm vi chỉ đạo quá rộng. Trọng tâm chỉ đạo vẫn nặng về duyệt các hoạt động cụ thể, các đoàn ra, đoàn vào do các tổ chức nhân dân kiến nghị mà không đưa ra được chủ trương, giải pháp và thông tin mang tính định hướng cho các tổ chức nhân dân. Nội dung chỉ đạo nhiều khi quá chi tiết, cụ thể làm hạn chế khả năng chủ động, linh hoạt của các tổ chức nhân dân. Khả năng quản lý, chỉ đạo trên thực tế còn hạn chế, chưa bao quát được các chủ thế tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Điều kiện đảm bảo và hỗ trợ cho công tác đối ngoại nhân dân còn nhiều hạn chế. Việc thể chế hóa về mặt Nhà nước đối với chủ trương của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân còn nhiều bất cập. Sản phẩm thông tin đối ngoại còn nghèo nàn, hiệu quả thấp. Kinh phí và điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn.
Trước những diễn biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới, công tác đối ngoại nhân dân cần phát huy thế mạnh của mình, làm tốt hơn các chức năng và nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ cách mạng trọng tâm. Ngoại giao nước ta trong đó có ngoại giao nhân dân phải hướng mạnh vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, coi đây là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu. Để làm tốt nhiệm vụ đối ngoại nói chung và nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh mới nói riêng, ngoại giao nhân dân phải đổi mới cả về nội dung, hình thức và cách thức tổ chức hoạt động để phù hợp với tình hình và đóng góp có hiệu quả nhất. Sau đây là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời gian tới:
- Tiếp tục mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm duy trì và giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
- Hoạt động đối ngoại nhân dân phải thể hiện được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế của
Đảng và Nhà nước, góp phần làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và sự giúp đỡ của nhân dân các nước đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc, các nước trên thế giới, kiên quyết đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, lợi ích dân tộc và chế độ chính trị của ta, tích cực góp phần chống các luận điệu và quan điểm sai trái cũng như làm thất bại những âm mưu và hành động thù địch của một số tổ chức và cá nhân nước ngoài chống phá ta, nhất là trên những vấn đề phức tạp và nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc…
- Hoạt động đối ngoại nhân dân cần hướng mạnh vào thiết lập và tăng cường quan hệ giữa nước ta với các tổ chức và cá nhân có khả năng giúp đỡ một cách thiết thực, hiệu quả về chính trị, kinh tế, chất xám… hoặc có ảnh hưởng lớn trong xã hội và trên trường quốc tế, tránh dàn trải quan hệ và không đưa lại hiệu quả thiết thực.
- Tuy là hoạt động mang tính chất phi chính phủ, những vẫn cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Nhà nước về mặt tổ chức, chính sách và nguồn lực thì đối ngoại nhân dân mới thực sự phát huy tốt nhất vai trò của mình, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế. Nhà nước cần có chính sách và các quy định một cách hệ thống và nhất quán để điều tiết các hoạt động này, làm cho chúng diễn ra một cách nền nếp, không mâu thuẫn và hạn chế tác dụng của nhau. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức và quy định cũng lại cần bảo đảm được tính chủ động, đa dạng và linh hoạt của các hoạt động đối ngoại nhân dân thì mới phát huy được tác dụng. Các cơ quan chức năng cần rà soát lại các văn bản về hoạt động đối ngoại nhân dân để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi lại hoặc cho ban hành những văn bản mới cho phù hợp với các điều kiện phát triển mới cũng như nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các đoàn thể và tổ chức nhân dân.
Tăng cường công tác tham mưu, nghiên cứu, dự báo, giúp các đoàn thể và tổ chức nhân dân kịp thời đổi mới hoạt động và cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp với tình hình. Để đáp ứng được yêu cầu của đối ngoại nhân dân trong thời đại mới, chúng ta cần có một đội ngũ đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ngày nay, để làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, những người tham gia vào hoạt động này không những thạo chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất
cần thiết mà phải giỏi ngoại ngữ, biết cách giao tiếp để tranh thủ tình cảm của đối tượng. Ngoài ra còn phải hiểu biết về kinh tế để kết hợp hài hoà các hoat động đối ngoại nhân dân với các mục tiêu kinh tế.
Bên cạnh việc Nhà nước cần đầu tư thích đáng ngân sách hoạt động ngoại giao nhân dân, các tổ chức và các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này cần chủ động và tích cực tạo ra các nguồn tài chính, có thể thông qua huy động sự đóng góp của xã hội, sự vận động tài trợ của các cá nhân và tổ chức nước ngoài.
- Để đối ngoại nhân dân phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, ngoài những việc làm cần thiết trên đây chúng ta cần phải tăng cường vai trò của đối ngoại nhân dân làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân nước ngoài có thể hữu dụng cho hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong nước. Bên cạnh việc duy trì quan hệ với bạn bè truyền thống, ngoại giao nhân dân cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế sang các nước có quan hệ kinh tế hoặc có tiềm năng phát triển quan hệ kinh tế với nước ta, đặc biệt là Mỹ, Canada, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngoài những hình thức truyền thống, ngoại giao nhân dân cần đa dạng hoá hơn các hình thức hoạt động, nhất là quan tâm gắn với các hoạt động mang tính kinh tế, văn hoá, du lịch, khoa học… sử dụng và phát huy nhiều hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp và các cá nhân có khả năng hữu ích cho hoạt động phục vụ kinh tế. Phát huy và tranh thủ tối đa các mối quan hệ với các tầng lớp khác nhau trong xã hội, các nguồn lực có thể huy động, kết hợp mục tiêu chính trị với kinh tế, quan tâm thích đáng tới hiệu quả kinh tế.
Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ, tăng cường các quan hệ với các tổ chức quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới, đầu những năm 90, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng được bộ khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các NGO hoạt động. Mặt khác, việc ban hành bộ khung pháp lý cũng là thể hiện việc thừa nhận chính sự hiện diện và vai trò của NGO đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam. Việc ban hành các văn bản pháp quy làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động và viện trợ của các NGO tại nước ta, làm cho hoạt động của NGO từng bước đi vào nền nếp, có tổ chức.
Với chủ trương phù hợp, chính sách kịp thời và tạo thuận lợi, nhiều NGO đã tái hỗ trợ và nỗ lực cử đại diện vào Việt Nam. Chỉ tính từ tháng 10/1988, CIDSE là NGO đầu tiên có đại diện tại Hà Nội đến năm 1992 con số này đã lên tới 100. Trong giai đoạn này, tính chất viện trợ của các NGO cũng đã có nhiều thay đổi: từ viện trợ nhân đạo là chủ yếu trước đây nay được chuyển sang viện trợ triển khai các dự án, chương trình phát triển của Việt Nam. Cùng với việc tăng số lượng NGO có quan hệ với Việt Nam, tổng giá trị viện trợ cũng tăng lên đáng kể, đạt khoảng 20-30 triệu USD/năm.
Nhìn chung, sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hoạt động đối ngoại nhân dân ngày càng được mở rộng, thu hút rộng rãi nhiều lực lượng tham gia, có những đóng góp tích cực vào công tác đối ngoại chung của đất nước. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng về đối ngoại nhân dân thời kỳ đổi mới mà gần đây nhất là Quyết định 101-QĐ/TW ngày 04/6/2004 của Bộ Chính trị và các văn bản thể chế hoá hoạt động đối ngoại nhân dân của Chính phủ, hoạt động trên lĩnh vực này ngày càng đi vào nền nếp, linh hoạt và hiệu quả. Cho đến nay, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân tiếp tục tiến hành công tác đối ngoại nhân dân một cách sôi động, ở hầu hết các địa bàn và các lĩnh vực của đời sống trên cả cấp độ đa phương và song phương, thu được nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành các nhiệm vụ của cồng tác đối ngoại nhân dân mà Chỉ thị 44-CT/TW ngày 20/9/1994 của Ban Bí thư đề ra.
Với sự chỉ đạo sát sao và phối hợp chặt chẽ của các lực lượng làm công tác đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, công tác đối ngoại nhân dân đã có bước phát triển mạnh, góp phần tích cực giữ vững hoà bình, phá thế bao vây, cấm vận, tạo dựng hình ảnh của Việt Nam và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Công tác đối ngoại nhân dân góp phần khôi phục và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với nhân dân Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào và xây dựng quan hệ tốt với Cămpuchia, phát triển quan hệ với nhân dân các nước trong khu vực trong đó có ASEAN mà Việt Nam là thành viên; củng cố và phát triển quan hệ truyển thống với nhiều nước như Liên bang Nga, các nước SNG và Đông Âu; mở rộng quan hệ với nhiều nước công nghiệp phát
triển, với bạn bè tại Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh, các tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Bên cạnh đó, đối ngoại