. Đó là những định hướng quan trọng của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả của
3.2.1. Những khuyến nghị mang tính định hƣớng chung
Một là, tiếp tục mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm duy trì và giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Hai là, hoạt động đối ngoại nhân dân phải thể hiện được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước, góp phần làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và sự giúp đỡ của nhân dân các nước đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác với các dân tộc, các nước trên thế giới; kiên quyết đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, lợi ích dân tộc và chế độ chính trị của ta; tích cực góp phần chống các luận điệu và quan điểm sai trái cũng như làm
thất bại những âm mưu và hành động thù địch của một số tổ chức và cá nhân nước ngoài chống phá ta, nhất là trên những vấn đề phức tạp và nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, dân tộc... BCH Trung ương Ðảng cần có nghị quyết về công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng. Ðây sẽ là kim chỉ nam để các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân chủ động, linh hoạt và sáng tạo mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân với các đối tác nước ngoài. Các hoạt động đối ngoại nhân dân phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Ðảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước.
Ba là, các cơ quan chức năng cần rà soát lại các văn bản hoạt động đối ngoại nhân dân để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi lại hoặc cho ban hành những văn mới cho phù hợp với các điều kiện phát triển mới cũng như nhằm tạo thuận lợi cho sự hoạt động của các đoàn thể và tổ chức nhân dân.
Bốn là, tăng cường công tác tham mưu, nghiên cứu, dự báo, giúp các đoàn thể và tổ chức nhân dân kịp thời đổi mới hoạt động và cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp với tình hình, đồng thời, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân có chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất cần thiết đáp ứng các yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ.
Năm là, cần phải hoàn thiện chiến lược đối ngoại nhân dân từ Trung ương đến địa phương, hoàn thiện chiến lược đối ngoại nhân dân thu hút người Việt Nam ở nước ngoại cùng làm đối ngoại nhân dân. Bộ phận chuyên trách đối ngoại nhân dân cần phải được củng cố nâng cao năng lực cũng như quan tâm hỗ trợ phương tiên kỹ thuật phục vụ đối ngoại nhân dân.
Sáu là, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu tốt về đối ngoại nhân dân, xã hội hóa đối ngoại nhân dân để mỗi người là một thành viên làm đối ngoại nhân dân tuyên truyền cho chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái của chính quyển một số nước, quảng bá hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.
Bảy là, đa dạng hóa các loại hình hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua giao lưu văn hóa, nghệ thuật, TDTT, chú ý đến phục vụ hợp tác quốc tế về kinh tế.