HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 44)

ĐỔI MỚI

ĐỔI MỚI diện đất nước. Quan điểm cơ bản chỉ đạo công tác đối ngoại được thông qua tại Đại hội là: Giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn nhiệm vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế với nhân dân thế giới. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tăng cường mối quan hệ đoàn kết với nhân dân Lào, giữ vững quan hệ với nhân dân Cămpuchia, duy trì quan hệ với nhân dân Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và mở rộng quan hệ với nhân dân các nước Á, Phi, Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ. Những hướng ưu tiên đối ngoại vẫn là: Liên Xô, các nước Đông Âu, các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác.

Sau Đại hội VI, tình hình thế giới diễn biến nhanh và phức tạp. Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại, khẳng định kiên quyết giữ vững hòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng cao nhất nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở cho bước phát triển về kinh tế trong vòng 20 - 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, góp phần vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Phương châm chỉ đạo được điều chỉnh là phải “thêm bạn bớt thù”, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập ta về kinh tế, chính trị và chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)