Phong trào hòa bình

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 62)

. Đó là những định hướng quan trọng của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả của

2.3.2.Phong trào hòa bình

Theo quan niệm truyền thống, hoà bình là không có chiến tranh, theo đó mọi nỗ lực đều tập trung vào chống chiến tranh, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình. Cùng với những thay đổi sâu sắc trên thế giới, nhiều vấn đề vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành những vấn đề toàn cầu, tác động đến hòa bình ở các nước và hòa bình thế giới. Những vấn đề nghèo đói, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chính sách đối ngoại cường quyền về chính trị… cũng tác động đến hòa bình, ổn định và an ninh trong mỗi nước và trên thế giới. Vì thế, quan điểm về hòa bình ngày nay rộng hơn và mang tính tổng hợp hơn, đó không chỉ là không có chiến tranh mà còn là không có những nhân tố có thể gây ra mất ổn định và an ninh. Với quan điểm đó, hoạt động bảo vệ hoà bình ngày nay gắn với các vấn đề: giải trừ quân bị, đoàn kết, phát triển, giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ quyền con người, chống mặt tiêu cực của toàn cầu hoá...

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, các hoạt động vì hòa bình của Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trên cơ sở những nội dung mới của hoạt động hoà bình và nhiệm vụ đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới, phong trào hoà bình Việt Nam trong những năm qua không ngừng được đổi mới về nội dung phương thức hoạt động, làm cho các hoạt

động vì hoà bình trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, thiết thực. Các hoạt động vì hoà bình được tăng cường và gắn với các hoạt động đoàn kết hữu nghị của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, các uỷ ban đoàn kết và hữu nghị, hoạt động tranh thủ viện trợ... Nội dung hoà bình được đưa vào các hoạt động văn hoá, giáo dục, nghệ thuật…

Uỷ ban hòa bình Việt Nam từng bước mở rộng, đổi mới nội dung phương hướng hoạt động và tổ chức phù hợp với tình hình mới. Cụ thể là, kết hợp hoạt động hòa bình với hoạt động hữu nghị, đoàn kết và vận động viện trợ nhân dân; huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng trong các hoạt động hòa bình. Cùng với việc giữ vững quan hệ với Hội đồng hòa bình thế giới và các ủy ban hòa bình quốc gia thuộc Hội đồng, Uỷ ban đã mở rộng quan hệ phối hợp hoạt động với các tổ chức hòa bình không là thành viên Hội đồng hòa bình thế giới, hưởng ứng tích cực các tuyên bố liên quan đến hòa bình của Liên hợp quốc như: tuyên bố năm 1986 - Năm quốc tế hòa bình, Thập kỷ hòa bình 1986- 1996, năm 2000 - Năm văn hóa hòa bình. Năm 1988, Uỷ ban đã phát động chiến dịch lấy chữ ký hưởng ứng Tuyên bố Hirosima và Nagasaki đòi thủ tiêu vũ khí hạt nhân và đã thu hút được hơn 30 triệu chữ ký. Từ đó, hoạt động này đã được tiến hành hàng năm.

Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã góp phần củng cố các Uỷ ban hòa bình ở địa phương, phối hợp đưa các hòa bình xuống cơ sở, tổ chức nhiều hoạt động quần chúng vì hòa bình như lấy chữ ký, chạy phong trào vì hòa bình, đua xe đạp vì hòa bình, giao lưu tiếng hát hòa bình, môi trường vì hòa bình và giáo dục văn hóa hòa bình. Uỷ ban đã cùng tham gia vận động tổ chức Làng hòa bình Đức viện trợ xây dựng 11 Làng hòa bình ở các địa phương để chữa bệnh và nuôi dưỡng các nạn nhân chất độc da cam, nhất là trẻ em. Uỷ ban đã vận động các tổ chức cựu chiến binh vì hòa bình và các tổ chức hòa bình nhiều nước đóng góp xây dựng Làng hữu nghị Vân Canh từ năm 1994 do Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý trị giá 2 triệu USD để nuôi dưỡng các đối tượng chính sách bị nhiễm chất độc da cam không nơi nương tựa. Trong nhiều năm, Uỷ ban đã vận động tặng hàng trăm triệu đồng làm học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó của nhiều trường ở nông thôn, miền núi và có nhiều đóng góp vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện khác.

Phong trào hòa bình Việt Nam - một hoạt động quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân đã góp phần quan trọng vào việc sự nghiệp gìn giữ hòa bình của đất nước và làm cho nhân dân thế giới hiểu biết, yêu mến và giúp đỡ nhân dân ta, đóng góp nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Trong phong trào hòa bình Việt Nam, Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội có chức năng chủ yếu là hoạt động đối ngoại nhân dân đa phương vì hòa bình dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Vị trí và vai trò của Uỷ ban trong phong trào hòa bình thế giới, nhất là trong việc củng cố Hội đồng hòa bình thế giới đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Trong thời gian Hội đồng hòa bình thế giới gặp khó khăn do tác động từ sự tan rã của Liên Xô và hệ thống XHCN Đông Âu, Uỷ ban hòa bình Việt Nam đã cùng với phong trào hòa bình ở nhiều nước tích cực duy trì và củng cố Hội đồng Hòa bình thế giới, giữ vững mục tiêu bảo vệ hòa bình, chống đế quốc, thực dân, bảo vệ những giá trị hòa bình chân chính.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều diễn biến bất trắc, khó lường, chiến tranh thế giới ít có khả năng xảy ra, nhưng các loại chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Vì vậy, cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội trên thế giới sẽ có những bước tiến mới. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của phong trào hòa bình và Uỷ ban hòa bình Việt Nam là phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm cho các hoạt động vì hoà bình trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và sự nghiệp hoà bình thế giới, tăng cường hoạt động hoà bình ở cơ sở, gắn các hoạt động vì hoà bình với các hoạt động đoàn kết hữu nghị của các uỷ ban đoàn kết và hữu nghị, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, gắn hoạt động vì hoà bình với hoạt động tranh thủ viện trợ nhân dân, đưa ra nội dung hoà bình vào các hoạt động văn hoá, giáo dục, nghệ thuật du lịch... Đồng thời, phải gắn hoạt động hoà bình trong nước với hoạt động chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, đòi giải trừ quân bị, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt khác, chấm dứt chạy đua vũ trang, chống xâm lược và can thiệp, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới, giải quyết các cuộc xung đột khu vực bằng biện pháp hoà bình, thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, giải quyết các vấn đề toàn cầu, dân chủ hoá Liên hợp quốc và các quan hệ quốc tế... Tăng cường quan hệ phối

hợp, đoàn kết với phong trào hoà bình thế giới, các tổ chức và lực lượng hoà bình các nước, chú ý mở rộng quan hệ hợp tác vì hoà bình với nhân dân các nước láng giềng và các nước trong khu vực [43, tr.73].

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 62)