Hoạt động đối ngoại nhân dân thời kỳ từ sau 1975 đến khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 34)

bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới 1986

Sau khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng đất nước thống nhất, nhiệm vụ cơ bản của mặt trân đối ngoại trong thời kỳ này là củng cố môi trường hoà bình, ra sức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì mục tiêu cơ bản của thời đại. Một nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại nhân dân trong lúc này là đền ơn, đáp nghĩa đối với bạn bè chí cốt theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc sinh thời, Người có ý định sau ngày thắng lợi hoàn toàn “sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước bầu bạn năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta”

Cuối thập niên 80, chứng kiến những đảo lộn lớn trên thế giới, nhưng nhiều bạn bè cũ, lúc ở tuổi thanh niên, sinh viên đã nhiệt tình tham gia phong trào phản chiến đoàn kết với Việt Nam “Thế hệ Hồ Chí Minh” mong muốn đóng góp vào việc phát triển đất nước ta. Nhân dân Việt Nam vừa giang rộng đôi tay đón chào những người bạn mới, vừa trân trọng tình đoàn kết, hữu nghị của bạn bè truyền thống đã trải qua thử thách.

Sau chiến thắng 1975, nước Việt Nam thống nhất có nhiều thuận lợi để xây dựng CNXH song lại đứng trước không ít khó khăn, hậu quả chiến tranh nặng nề, Mỹ cấm vận về kinh tế, sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế xã hội, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, các thế lực thù địch bao vây

cô lập nước ta về chính trị sau khi chúng ta giúp nhân dân Cămpuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Giao lưu hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong giai đoạn này mang nội dung mới, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh và tăng cường quan hệ đoàn kết với bầu bạn quốc tế. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần thực hiện nhiệm vụ đối ngoại do Đại hội lần thứ IV của Đảng tháng 12/1976 và Đại hội lần thứ V (3/1982) đề ra: tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến tranh và tình trạng trì trệ khủng hoảng về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trong mấy năm đầu sau khi thống nhất đất nước, việc duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè ở các nước độc lập dân tộc và các nước phương Tây đã ủng hộ nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần khắc phục thiếu sót đó, từng bước mở rộng quan hệ với nhân dân Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu và một số nước độc lập dân tộc, với Hội đồng hòa bình thế giới, Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi và các tổ chức dân chủ quốc tế.

Với các nước XHCN, quan hệ hữu nghị nhân dân được mở rộng. Lãnh đạo và nhân dân các nước anh em khẳng định ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình về chính trị và sự giúp đỡ vô tư của các hội hữu nghị, tổ chức hòa bình, đoàn thể quần chúng các nước anh em, nhất là Liên Xô. Quan hệ hữu nghị được mở rộng đặc biệt qua trao đổi các đoàn theo những chương trình được thỏa thuận hoặc ký kết hàng năm. Giữa một số hội hữu nghị hai bên còn có kế hoạch hợp tác thời hạn hai năm hoặc dài hơn. Giao lưu hữu nghị phát triển đến các cơ sở sản xuất, trường học, bệnh viện địa phương dưới hình thức kết nghĩa. Với nhân dân Lào, quan hệ hữu nghị phát triển theo hướng tăng cường tình đoàn kết đặc biệt trong tình hình mới sau khi hai nước được giải phóng.

Ở Đông Nam Á, quan hệ ngoại giao giữa nước ta với một số nước ASEAN mới được thiết lập, nhưng từ năm 1979 sau khi quân tình nguyện Việt Nam sang cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, thì

hầu hết các nước ASEAN đã tham gia kế hoạch của Mỹ bao vây và cô lập nước ta.

Hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân giữa Việt Nam với các nước Á, Phi, Mỹ Latinh chưa được quan tâm đầy đủ trong thời gian đầu và chỉ được mở rộng từ đầu những năm 1980. Với danh nghĩa hội hữu nghị nước ta đã đón các đoàn của một số nước vào tìm hiểu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Các hội hữu nghị, các tổ chức và cá nhân ở các khu vực Tây, Bắc Âu, Mỹ đã tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam trong những năm chiến tranh nay trong công cuộc xây dựng đất nước, quan hệ hữu nghị vẫn được tiếp tục duy trì và thúc đẩy theo những cách thức mới. Trước tình hình quân tình nguyện Việt Nam vào Cămpuchia và nhân dân Việt Nam phải đối phó với hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, đặc biệt là với kế hoạch của Mỹ bao vây và cô lập Việt Nam, bạn bè của Việt Nam ở nhiều nước, nhất là phương Tây, vốn tin Việt Nam, nay hoang mang hoài nghi. Một số tổ chức và cá nhân đến Việt Nam tìm hiểu tình hình đã được đón tiếp nhiệt tình, chu đáo, đồng thời nhiều đoàn công tác của ta ra nước ngoài cũng làm công việc thông tin, giải thích nhằm làm cho bạn bè hiểu rõ thiện chí và sự hy sinh của nhân dân Việt Nam, có cơ sở để tin rằng nhân dân Việt Nam luôn có nguyện vọng tha thiết sống trong hòa bình và quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước. Các hội hữu nghị đã tích cực tham gia các hoạt động với mục đích nói trên, tạo điều kiện tốt cho các đoàn nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu tại chỗ.

Đặc biệt, trong khi quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc không bình thường thì Hội Hữu nghị Việt - Trung đã chủ động tiến hành một số hoạt động mang tính hữu nghị nhân dân với Trung Quốc mà việc đó nếu bằng con đường ngoại giao Nhà nước thì chưa thể làm được. Hội đã gửi điện thăm hỏi, chia buồn khi nhân dân Trung Quốc gặp thảm họa thiên tai, tổ chức cho Đại sứ Trung Quốc đi viếng mộ các liệt sĩ Trung Quốc hy sinh ở Việt Nam, tiếp xúc với Đại sứ quán Trung Quốc khi cần thiết để bày tỏ thiện chí và tình hữu nghị.

Có thể nói, quan hệ hữu nghị nhân dân đã phát huy lợi thế của mình góp phần khắc phục những khó khăn về quan hệ đối ngoại của nước ta và phá thế bao vây cô lập, bình thường hóa quan hệ với các nước lớn sau này.

Uỷ ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam tham gia tích cực công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như phong trào hòa bình thế giới, góp phần nêu cao chính sách đối ngoại hòa bình của Việt Nam. Uỷ ban đã tranh thủ được nhiều dự án viện trợ nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế của các tổ chức hòa bình và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Từ năm 1972 đến 1978 đã vận động được khoảng 30 triệu USD và kịp thời vận động phong trào hòa bình thế giới và một số tổ chức lên tiếng ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam tiếp tục tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi và nhân dân các nước Á - Phi - Mỹ Latinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; duy trì quan hệ đoàn kết, hợp tác với Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á - Phi các nước, lên tiếng kịp thời bày tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Á - Phi...

Để thống nhất và tăng cường các tổ chức chuyên trách hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, ngày 29/1/1977, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Uỷ ban Việt Nam đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 34)