Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 40)

Sau chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam - kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất, xây dựng và phát triển đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 25/6/1976, Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Ngày 02/7/1976, Quốc hội thống nhất họp phiên đầu tiên, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 14/12/1976, Đại hội IV quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những năm 1975-1985, công cuộc hồi phục và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong những điều kiện hết sức khó khăn: đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề; xuất phát điểm về kinh tế rất thấp (trong những năm 1970, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chưa được 100 USD, cơ cấu kinh tế lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém...); bị Mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; v.v..

Tháng 6/1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - khối liên kết kinh tế của các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu). Ngày 03/11/1978, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác. Ngày 02/5/1979, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định về Cam Ranh.

Trong thời gian này, xảy ra 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc:

+ Từ tháng 4/1977, quân đội Cam-pu-chia Dân chủ (Khơ-me đỏ) bắt đầu lấn chiếm biên giới Tây Nam nước ta. Ngày 31/12/1977, Chính phủ Cam-pu-chia Dân chủ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 23/12/1978, quân đội Cam-pu-chia Dân chủ mở đợt tấn công lớn, có xe tăng và pháo binh tham chiến, đánh vào Tây Ninh. Quân ta đã giáng trả đích đáng các hành động xâm lược của bè lũ Pôn-pốt - Iêng-xa-ry. Tháng 1/1979, quân tình nguyện Việt Nam vào Cam-pu-chia phối hợp cùng quân đội của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia giải phóng Phnôm-pênh, cứu nhân dân Cam-pu-chia khỏi hoạ diệt chủng. Ngày 10/01/1979, nước Cộng hoà Nhân dân Cam-pu-chia ra đời. Tháng 9/1989, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Cam-pu-chia.

+ Ngày 03/7/1978, Trung Quốc cắt toàn bộ viện trợ cho Việt Nam và rút hết chuyên gia về nước. Ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc tiến công sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam; trước đó, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Quân và dân ta đã giáng trả đích đáng. Ngày 14/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là sai lầm chủ quan, duy ý chí, nóng vội trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng kinh tế-xã hội thời kỳ đầu sau chiến tranh, từ cuối những năm 1970, đất nước đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Trong 10 năm 1976- 1985, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt dưới 1%/năm trong khi dân số tăng nhanh; là một nước nông nghiệp nhưng có trên 1,5 triệu héc-ta đất canh tác để hoang hoá và hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực (năm 1980 nhập gần 1,6 triệu tấn lương thực); lạm phát phi mã ở mức ba con số (năm 1976 lạm phát 128%, năm 1981 là 313%, đến năm 1986 lên đến đỉnh 774,7%); đời sống của nhân dân hết sức khó khăn… Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội do Đại hội IV (tháng 12/1976), Đại hội V (tháng 3/1982) đề ra đều không được hoàn thành. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ nghĩa xã hội bị giảm sút.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và quyết tâm tiến hành cải cách, đổi mới. Tại Đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VII (tháng 6/1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VIII (tháng 6/1996) khẳng định đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội IX (tháng 4/2001) đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010). Đại hội X (tháng 4/2006) tổng kết 20 năm đổi mới, đúc kết ý chí của toàn Đảng, toàn dân thành quyết tâm chiến lược sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Qua hơn 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống

chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Đã hình thành được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 40)