Quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về đối ngoại nhân dân từ Đại hội VI đến Đại hội

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 44 - 52)

dân từ Đại hội VI đến Đại hội X

Tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng khởi sướng quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Quan điểm cơ bản chỉ đạo công tác đối ngoại được thông qua tại Đại hội là: Giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn nhiệm vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế với nhân dân thế giới. Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần tích cực vào việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, tăng cường mối quan hệ đoàn kết với nhân dân Lào, giữ vững quan hệ với nhân dân Cămpuchia, duy trì quan hệ với nhân dân Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và mở rộng quan hệ với nhân dân các nước Á, Phi, Bắc Âu, Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ. Những hướng ưu tiên đối ngoại vẫn là: Liên Xô, các nước Đông Âu, các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác.

Sau Đại hội VI, tình hình thế giới diễn biến nhanh và phức tạp. Tháng 5/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại, khẳng định kiên quyết giữ vững hòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng cao nhất nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở cho bước phát triển về kinh tế trong vòng 20 - 25 năm tới, xây dựng CNXH và bảo vệ độc lập của Tổ quốc, góp phần vào cuộc đấu tranh chung cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Phương châm chỉ đạo được điều chỉnh là phải “thêm bạn bớt thù”, ra sức tranh thủ các nước anh em bầu bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu bao vây, cô lập ta về kinh tế, chính trị và chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.

Trên cơ sở đường lối đối ngoại đổi mới được thông qua tại Đại hội VI, lĩnh vực đối ngoại nhân dân cũng có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp với mục tiêu đối ngoại của những năm đầu đổi mới. Bước đi đầu tiên trong sự điều chỉnh này là sự thay đổi cơ quan quản lý công tác đối ngoại nhân dân. Với mục đích thống nhất và tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân, ngày 1/10/1987, Bộ Chính trị (khóa VI) ra Quyết định 34/QĐ-TW về đổi mới tổ chức, tăng cường chỉ đạo công tác quốc tế nhân dân cho phù hợp với tình hình mới. Thực hiện chủ trương này của Bộ Chính trị, tháng 8/1989, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng ra Quyết định đổi tên Ủy ban Việt Nam đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước thành Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam.

Để tổ chức triển khai có hiệu quả của nguồn viện trợ và hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, kể từ năm 1989, Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam được giao thêm nhiệm vụ vận động và điều phối viện trợ nhân dân, quản lý với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Đây là những chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng ta về hoạt động đối ngoại nhân dân. Trong điều kiện đất nước còn khó khăn về kinh tế và đang bị bao vây, cô lập, những thay đổi về mặt tổ chức cũng như mở rộng nhiệm vụ cho Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam, cho phép tổ chức hoạt động đối ngoại nhân dân này phát huy được lợi thế của mình trong việc thực hiện chính sách đối ngoại "thêm bạn, bớt thù", quảng bá hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế, trên cơ sở đó góp phần phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch đối với nước ta.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã xác định mục tiêu tổng quát là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát nêu trên và căn cứ vào tình hình thế giới lúc đó, Nghị quyết Đại hội VII đề ra nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là: giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên CNXH, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các

nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình bằng lời khẳng định: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [14, tr.47]. Về công tác đối ngoại nhân dân, Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân; quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển” [14, tr.12].

Để tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, kết hợp đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại, Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 3 (khóa VII) năm 1992 đã chỉ rõ: Phải mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Đảng không chỉ định hướng, xác định mục tiêu mà còn rất coi trọng cơ cấu, thành phần, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia nhằm phát triển hoàn thiện các hoạt động đối ngoại nhân dân. Theo Quyết định số 22/QĐ-TW ngày 10/1/1992, Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam được tách ra khỏi Ban Đối ngoại Trung ương thành một tổ chức chính trị - xã hội độc lập do Ban Bí thư chỉ đạo và Chính phủ quản lý. Có thể nói, đây là một bước phát triển mới, cơ bản của bản thân tổ chức Liên hiệp nói riêng, của hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung. Ngày 27/7/1993, Ban Bí thư ra chỉ thị số 27/CT-TW theo đó Liên hiệp có nhiệm vụ:

- Góp phần tích cực mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị, sự giao lưu kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật giữa nhân dân ta với các nước trên thế giới. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

- Bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu như bảo vệ môi trường, phòng chống một số căn bệnh nguy hiểm…

Tiếp tục góp phần duy trì và đổi mới các tổ chức dân chủ quốc tế đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội phù hợp với tình hình mới của thế giới và điều kiện thực tế của ta.

- Làm đầu mối vận động, điều phối viện trợ của các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, các tổ chức nhân đạo, từ thiện, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân ở các nước trên thế giới nhằm góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã nêu rõ : “Mở rộng hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các tổ chức và nhân dân các nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Ngày 8/9/1994, Chính phủ ra văn bản đổi tên Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn kết, hữu nghị Việt Nam thành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Tổ chức chuyên trách đối ngoại nhân dân trở thành một tổ chức độc lập chính là điều kiện cơ bản để đối ngoại nhân dân trở thành một nhân tố quan trọng tham gia thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Để thực hiện tốt chức năng, vai trò, vị trí của đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, ngày 20/9/1994, Ban Bí thư TW Đảng khoá VII ra Chỉ thị số 44- CT/TW “về mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân”, yêu cầu hoạt động đối ngoại của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ phải thể hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế một cách sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với khả năng từng tổ chức, đoàn thể của ta và đặc điểm từng đối tượng nước ngoài ta có quan hệ. Chỉ thị cũng chỉ rõ: Hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm:

Làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ thiện cảm, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước đối với công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Tăng cường tình hữu nghị, mở rộng quan hệ hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới, bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và giải quyết những

vấn đề có tính toàn cầu như loại trừ vũ khí hạt nhân, phòng chống AIDS, bảo vệ môi trường, đấu tranh với những quan điểm ý đồ và hành động xấu của một số người và tổ chức nước ngoài đối với ta. Tham gia tích cực góp phần duy trì và đổi mới hoạt động của các tổ chức quốc tế mà ta là thành viên phù hợp với tình hình mới của thế giới.

Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân các nước trên thế giới về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế và quản lý xã hội, đào tạo cán bộ…

Yêu cầu của Đảng là việc phát triển quan hệ với các cá nhân, nhân sĩ ở nước ngoài, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hội nghề nghiệp quốc gia, khu vực và thế giới phải nhằm đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ nói trên. Công tác đối ngoại nhân dân đã được đổi mới và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á, bình thường quan hệ với Mỹ, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới và tổ chức quốc tế và khu vực.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) tiếp tục khẳng định: “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển” [16, tr.85]. Và “nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...” [16, tr.88]. Tại Đại hội, một trong 5 chủ trương lớn về đối ngoại được Đảng ta xác định là: mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển.

Công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước; góp phần đem lại những thành tựu to lớn về đối ngoại trong thời kỳ đổi mới. Việt Nam đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 168 nước; khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ lớn trên thế giới; gia nhập ASEAN, APEC và bình thường hoá quan hệ với tất cả các nước, tiếp cận được với các trung tâm công

nghiệp phát triển. Trong kinh tế đối ngoại Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 150 nước và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định thương mại với 60 nước... ký hiệp định giao lưu hợp tác văn hoá, khoa học - kỹ thuật với 56 nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân phát triên rộng rãi dưới sự điều phối của gần 50 hội hữu nghị và 4 uỷ ban đoàn kết. Việt Nam đã xác lập mối quan hệ với khoảng 1.000 đối tác nước ngoài, trong đó có khoảng 480 tổ chức phí chính phủ với các chương trình đối tác cụ thể, tập chung vào các lĩnh vực như soá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã được tiến hành (4/2001).

Khi tổng kết những thành tựu đã đạt được trong công tác đối ngoại nhân dân, Đảng khẳng định: “các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban hòa bình và các hội hữu nghị đẩy mạnh ngoại giao nhân dân cả về quy mô và địa bàn, góp phần tích cực vào thắng lợi của Đảng và Nhà nước ta trên mặt trận đối ngoại” [17, tr.72]. Trên cơ sở những thành tựu đó, Đảng đã đề ra phương hướng chỉ đạo mới cho công tác đối ngoại nhân dân những năm đầu thế kỷ XXI: “Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới” [17, tr.73]. và “Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thức hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới” [17, tr.122-123]. Đây là chủ trương có ý nghĩa định hướng rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, trước hết là những người làm công tác đối ngoại và đối ngoại nhân dân phải tập trung công sức, trí tuệ để quán triệt và thực hiện một cách đúng đắn và sáng tạo; phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tăng cường công tác nghiên cứu tình hình, đặc điểm, tôn chỉ, mục đích, thái độ chính trị, thực lực của đối tuợng mà ta có quan

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)