. Đó là những định hướng quan trọng của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả của
2.5.1. Những thành tựu
Nối tiếp truyền thống của đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong công cuộc đổi mới, công tác đối ngoại nhân dân tiếp tục góp phần tích cực gìn giữ hoà bình, phá thế bao vây, cấm vận, cải thiện
và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân từ chỗ mang tính chất và nội dung hữu nghị là chính, tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, khẳng định tình đoàn kết đối với các nước bạn bè, nhất là sau kịch biến Liên Xô, Đông Âu, nay đã ngày càng có thêm những nội dung mới thiết thực, gắn bó với yêu cầu thực tiễn và có hiệu quả hơn, phục vụ trực tiếp không chỉ cho hoạt động của các đoàn thể và tổ chức nhân dân nói riêng mà còn cho các chương trình, kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Đại hội Đảng IX (2001) đã đánh giá, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức bảo vệ hoà bình thế giới và các hội hữu nghị đã mở rộng hoạt động đối ngoại cả về phương thức, quy mô và địa bàn, góp phần tích cực vào thắng lợi ngoại giao của nước ta.
Công tác đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới có những bước phát triển tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi, mục tiêu, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện tập trung ở một số nội dung chủ yếu sau :
- Mở rộng và đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác: cùng với việc củng cố quan hệ với các tổ chức dân chủ và tiến bộ, các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức nhân dân các nước XHCN còn lại, đã thiết lập quan hệ đối tác với nhiều tổ chức nhân dân, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế mới, mở rộng đáng kể địa bàn quan hệ và hoạt động. Một số tổ chức nhân dân đã tham gia và phát huy được vai trò tích cực trong các tổ chức, cơ chế đa phương.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động: ngoài các lĩnh vực hoà bình, đoàn kết, hữu nghị truyền thống, nhiều mối quan hệ được mở rộng và tăng cường các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực phát triển, nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao nhận thức, năng lực cho cộng đồng, đấu tranh dư luận, đẩy mạnh một bước công tác thông tin đối ngoại. Các hoạt động hữu nghị cũng có đổi mới về nội dung và phương thức, chú trọng gắn với thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, khoa học, công nghệ, văn hóa giáo dục… Số lượng hoạt động đối ngoại nhân dân tăng nhanh với các hình thức phong phú, đa dạng hơn. Nhiều hoạt động có hiệu quả cao đã đóng góp thiết thực cho việc nâng cao
uy tín và hình ảnh quốc tế của Việt Nam, hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao Nhà nước. Hầu hết các tổ chức nhân dân đều có các dự án hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong 20 năm qua đã thu hút được hơn nhiều tỷ USD viện trợ phi chính phủ nước ngoài, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.
- Mở rộng và đa dạng hóa các lực lượng tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân: Bên cạnh các tổ chức chính trị - xã hội, nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã ra đời và tích cực tham gia công tác đối ngoại nhân dân. Nhiều cơ quan, các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm, các đơn vị sự nghiệp... là đối tác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Quan hệ hoạt động đối ngoại nhân dân không chỉ tập trung vào hoặc thông qua các tổ chức, cơ quan trung ương mà còn trực tiếp đến các địa phương, thậm chí đến tận cơ sở. Nhiều nhân sĩ, học giả, chức sắc tôn giáo, các nhà hoạt động chính trị - xã hội tham gia vào các mối liên hệ và hoạt động quốc tế.
Những bước phát triển đó đã giúp chúng ta vừa giữ được quan hệ với bạn bè truyền thống, vừa có thêm nhiều bạn bè, đối tác mới, tranh thủ được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển đất nước, làm cho công tác đối ngoại nhân dân được mở rộng phạm vi ảnh hưởng không chỉ trong quan hệ đối ngoại mà gắn kết hơn với các nhu cầu trong nước, với các địa phương, cơ sở. Nhờ đó, hoạt động đối ngoại nhân dân đã và đang đóng góp đáng kể và thiết thực vào các thành tựu đối ngoại chung của đất nước, góp phần đắc lực tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là:
Thứ nhất, đã góp phần tranh thủ được thiện cảm, sự đồng tình và ủng hộ ngày càng rộng rãi của nhân dân các nước đối với công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Đồng thời đã chú ý giải thích những hiểu lầm của bên ngoài về nước ta, đấu tranh một cách thích hợp với những quan điểm, ý đồ và hành động xấu của một số người và tổ chức nước ngoài đối với nhân dân ta, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và an ninh chính trị, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Quan hệ với bạn bè cũ đã ủng hộ nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến được duy trì và tăng cường. Quan hệ với bạn bè mới được xây dựng và mở rộng. Hoạt động đối ngoại nhân dân đã hướng tập trung vào các nước láng
giềng và ở khu vực Đông Nam Á (đặc biệt là Lào, Campuchia, Trung Quốc và các nước ASEAN), các nước có quan hệ truyền thống (Cuba, Ấn Độ, CHDND Triều Tiên...), các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ Latinh. Quan hệ với nhân dân Nhật Bản, Mỹ và các nước TBCN phát triển ở Bắc Âu, Tây Âu, Nam Thái Bình Dương được mở rộng thêm. Quan hệ hữu nghị nhân dân với LB Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu được khôi phục.
Thứ hai, qua những hoạt động vì hoà bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, nhân dân ta đã bày tỏ sự đoàn kết, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt là nhân dân Cuba, Palestine, Irắc, Libi, Triều Tiên, Nam Tư, tham gia giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu như loại trừ vũ khí hạt nhân, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ mô trường... Công tác đối ngoại nhân dân cũng đã góp phần tích cực duy trì và đổi mới hoạt động của các tổ chức quốc tế mà nước ta là thành viên, nhất là Hội đồng hoà bình thế giới, Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi, các tổ chức dân chủ quốc tế.
Thứ ba, công tác đối ngoại nhân dân đã vận động tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân các nước trên thế giới về vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệp quản lý kinh tế, xã hội, đào tạo cán bộ. Nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ của nhân dân nhiều nước, chủ yếu qua các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và một phần qua các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của một số nước.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, hoạt động đối ngoại nhân dân đã góp phần làm cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, tạo nên làn sóng ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay, hoạt động đối ngoại nhân dân tiếp tục góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển đất nước. Hiện nay nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức đòi hỏi công tác ngoại giao nói chung và hoạt động đối ngoại nhân dân nói riêng phải không ngừng đổi mới để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quan trọng của Đảng. Đó là “giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Nhìn tổng thể, hoạt động đối ngoại nhân dân trong những năm qua có sự phát triển vượt bậc, đóng góp thiết thực và đáng kể vào các thành tựu đối ngoại chung của đất nước, góp phần đắc lực tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kết quả to lớn đạt được trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý chặt chẽ và thống nhất của Nhà nước, sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành, các địa phương và do sự hoạt động đầy tính năng động, tích cực và có hiệu quả của bản thân các đoàn thể và tổ chức nhân dân.