. Đó là những định hướng quan trọng của Đảng nhằm nâng cao hiệu quả của
3.1. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình hoạt động đối ngoại nhân dân qua các thời kỳ
ngoại nhân dân qua các thời kỳ
Trong giai đoạn hiện nay trước bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ suy thoái rõ rệt. Bên cạnh những cơ hội để phát triển, cũng đang có nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải biết tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ để đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả hơn, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hoạt động đối ngoại nhân dân trong hai thập niên đổi mới đã ngày càng phát triển, đóng góp thiết thực và đáng kể vào các thành tựu đối ngoại chung của cả nước, góp phần đắc lực tạo môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. trong tiến trình đổi mới của mình. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết cho hoạt động đối ngoại nhân dân trong những chặng đường tiếp theo, nhất là khi hoạt động này đang đứng trước bối cảnh quốc tế và trong nước luôn có nhiều biến động.
Thứ nhất, hoạt động đối ngoại nhân dân cần tận dụng lợi thế của mình và những thuận lợi khó khăn khách quan để phát huy vai trò và thực hiện chức năng có hiệu quả cao. Công tác đối ngoại nhân dân có thể và cần đi trước một bước, hoặc đi đầu trong việc vận động quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhất là khi đất nước ở trong tình thế khó khăn, có thể mở đường cho quan hệ đối ngoại của Đảng và quan hệ ngoại giao Nhà nước. Đối ngoại nhân dân không chỉ giới hạn trong một khuôn khổ nào mà phải tranh thủ tối đa các nguồn giao lưu, tiếp xúc kể cả từng cá nhân, ngoại giao trên đất bạn, ngoại giao trên đất ta khi có điều
kiện; cần nắm rõ đối tượng của đối ngoại nhân dân, đối tượng tiếp xúc, giao lưu để có phong cách, hình thức phù hợp tâm lý, địa điểm. Công tác đối ngoại nhân dân có thể tiến hành có hiệu quả trên một số lĩnh vực, một số khu vực địa bàn và một số đối tác cụ thể trong điều kiện hai bên đều hiểu rõ về đất nước, tập quán và phong tục của nhau. Trong quá trình tiến hành cần chú trọng đi vào tình cảm, không khuôn sao, cứng nhắc, tránh đối đầu, va chạm, định kiến.
Công tác đối ngoại nhân dân còn có sức mạnh nhân dân làm hậu thuẫn, có thể sử dụng cả lý lẽ và tình cảm để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; vận động dư luận nhân dân và nhân dân các nước lên tiếng phản đối các âm mưu hành động thù địch của các thế lực thù địch bên ngoài. Với lợi thế đó, công tác đối ngoại nhân dân có tiếng nói và hành động mà công tác đối ngoại Đảng và nhất là ngoại giao Nhà nước không làm hoặc nếu làm thì không thuận lợi hoặc không có hiệu quả cao, như bày tỏ sự đồng tình và ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân một số nước, phản đối và lên án hành động của các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta hoặc nước khác.
Chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Đảng phù hợp với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, với xu thế hòa bình, hợp tác phát triển. Trong công cuộc đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đó là những thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Thứ hai, hoạt động đối ngoại nhân dân phải nắm vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Công tác đối ngoại nhân dân phải góp phần tích cực bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh bên trong để xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải dựa vào sức mạnh của nhân dân và đất nước mình thì công tác đối ngoại nhân dân mới tranh thủ
được sự đồng tình và ủng hộ quốc tế rộng rãi, góp phần tăng thêm sức mạnh của đất nước.
Quan hệ nhân dân cần đa dạng hóa nội dung bao gồm các hoạt động vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác thông qua ủng hộ lẫn nhau về chính trị, giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch hữu nghị, giúp đỡ nhau về vật chất, trao đổi khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đào tạo cán bộ... Phải luôn chú trọng đến hợp tác quốc tế lẫn kinh tế trong đối ngoại nhân dân. Qua đối ngoại nhân dân, chúng ta cần tuyên truyền giới thiệu về hiệu quả đấu tư nước ngoài ở nước ta để kêu gọi được nhiều hơn nữa các tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Đa dạng hóa phương thức hoạt động, sử dụng các hình thức rộng rãi như meeting, họp mặt, liên hoan hữu nghị văn nghệ, thi đấu thể thao... và các hình thức đi vào chiếu sâu như hội thảo, hội nghị, tiếp xúc cá nhân...
Đa dạng hóa đối tượng quan hệ là tranh thủ các tổ chức, cá nhân có thể tranh thủ được thuộc các xu hướng chính trị, tầng lớp xã hội khác nhau, từ tổ chức chính trị đến tổ chức khoa học văn hóa, xã hội nghề nghiệp, từ người dân bình thường đến các nhà hoạt động chính trị; duy trì, thắt chặt quan hệ với bạn bè cũ và chủ động xây dựng quan hệ với các đối tác mới, bè bạn mới. Công tác đối ngoại nhân dân với phương châm vận động nhân dân hướng tới mục tiêu hòa bình đoàn kết trên thế giới, dó đó cần đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động hữu nghị, hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân tiến bộ với các nước truyền thống trong khu vực và trên thế giới.
Cần đa phương hóa quan hệ đối ngoại nhân dân theo mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước từng thời kỳ, tập trung hoạt động vào các địa bàn trọng điểm, đồng thời mở rộng hoạt động ở các địa bàn khác.
Để góp phần tích cực thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, các tổ chức tham gia công tác đối ngoại nhân dân phải làm tốt công tác nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm.
Thứ ba, hoạt động đối ngoại nhân dân phải dựa trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, mọi hoạt động phải luôn bám sát chủ trương của Đảng, giữ vững nguyên tắc, thực hiện tốt các phương châm về đối ngoại đồng thời phải phát huy tính chủ động sáng tạo, năng động và linh hoạt. Chủ
động thể hiện ở chỗ ta phải tự tìm đến bạn chứ không thụ động chờ bạn tìm đến ta. Muốn vậy, phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các hội hữu nghị song phương, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của ta với các hội hữu nghị và tổ chức nhân dân của các nước. Điểm cốt lõi để đối ngoại nhân dân thành công vẫn là chủ động, linh hoạt, mềm dẻo và khéo léo.
Công tác đối ngoại nhân dân mang tính quần chúng nhân dân rộng rãi, có thể chủ động và sáng tạo, năng động và linh hoạt vận dụng sách lược trong khi mở rộng quan hệ. Tuy vậy, không phải là thiết lập quan hệ với bất cứ đối tượng nào, trên bất cứ lĩnh vực nào và với bất cứ hình thức nào mà phải có sự chọn lọc.
Điều cơ bản là phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm các nguyên tắc quan hệ đối ngoại: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi, giải quyết bất động và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền; bảo đảm góp phần phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, bảo vệ sản xuất, tài nguyên, môi trường và an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc.
Đồng thời, cần phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật của Đảng, thi hành pháp luật của Nhà nước, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Công tác đối ngoại nhân dân trong khi xử lý các mối quan hệ phải vận dụng đúng đắn các phương châm về đối ngoại. Khi thực hiện phương châm kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả, kết hợp nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, hoạt động đối ngoại nhân dân phải cố gắng vừa tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế vừa bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân các nước, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với phương châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ đối ngoại, công tác đối ngoại nhân dân cần thuyết phục, giải quyết sự hiểu lầm và bất đồng của các đối tác để tăng cường hữu nghị và hợp tác; phải có cách đấu tranh thích hợp với các đối tác lợi dụng các vấn đề
nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, dân tộc để thực hiện ý đồ xấu đối với nhân dân ta, kiên quyết bảo vệ lợi ích dân tộc, chủ quyền của nước ta. Đồng thời, cần giữ bí mật quốc gia, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh. Khi vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, không vì lợi ích vật chất mà quên lợi ích chính trị, danh dự quốc gia.
Thứ tư, hoạt động đối ngoại nhân dân cần biết vận dụng sức mạnh tổng hợp để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Công tác đối ngoại nhân dân cần gắn các nội dung hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và vận động viện trợ phi chính phủ với nhau để nâng cao hiệu quả của từng hoạt động và của hoạt động chung. Đồng thời, kết hợp các hoạt động mang tính chính trị, văn hóa, xã hội và các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật với nhau.
Để tạo sức mạnh tổng hợp, yếu tố rất quan trọng là sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp với hoạt động của các tổ chức chuyên trách công tác đối ngoại nhân dân tập hợp trong Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, dưới sự thống nhất lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Bên cạnh đó, đối ngoại nhân dân phải tranh thủ được sự hỗ trợ của đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước để tăng thêm sức mạnh cho mình và sức mạnh của công tác đối ngoại chung, góp phần thực hiện sự kết hợp chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại với an ninh, quốc phòng.
Thứ năm, phải xây dựng cơ chế phù hợp với tình hình trong từng giai đoạn để tổ chức công tác đối ngoại nhân dân, đổi mới công tác lãnh đao, chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân, không ngừng nâng cao năng lực bộ máy thường trực làm công tác đối ngoại nhân dân. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, trong mối quan hệ với trên 200 quốc gia, việc xác định phương hướng quan hệ với từng quốc gia và khu vực và việc học tập kinh nghiệm những nước làm tốt công tác đối ngoại nhân dân là vô cùng quan trọng.
Thứ sáu, để đổi mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ, cần đào tạo bồi dưỡng đối ngũ cán bộ đối ngoại nhân dân và phổ biến đường lối, chính sách đối ngoại cho nhân dân. Phải xây dựng được bộ phận chuyên trách để chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ
chuyên viên có đủ năng lực, có trình độ chính trị vững vàng và trình độ ngoại ngữ cùng với lòng yêu nghề để đảm đương và hoàn thành tốt công tác đối ngoại nhân dân. Từ lực lượng nòng cốt đó sẽ vận động thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể xã hội tham gia công tác đối ngoại nhân dân, đặc biệt quan tâm vận động các đồng chí có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác đối ngoại nhân dân.
Tiêu chuẩn cán bộ đối ngoại nhân dân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đối ngoại nhân dân là có lòng yêu nước và trung thành với CNXH, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đưc và phẩm chất tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, nẵm vững tình hình, nhiệm vụ của đất nước và đường lối, chính sách đối ngoại, có năng lực nghiệp vụ đối ngoại chung và đối ngoại nhân dân, có phong cách đúng đắn, có trình độ ngoại ngữ sử dụng được trong công tác. Trong các hình thức bồi dưỡng và đào tạo, chú ý hình thức rút kinh nghiệm công tác, tổng kết hoạt động từng thời gian, rèn luyện trong thực tế.
Quan hệ đối ngoại của nước ta mở rộng, nhân dân ta tham gia hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với người nước ngoài ngày càng nhiều. Việc thông tin, phổ biến, giáo dục cho nhân dân hiều biết về đường lối, chính sách và công tác đối ngoại, về thái độ tiếp xúc với người nước ngoài là cần thiết để góp phần bảo đảm thắng lợi của công tác đối ngoại chung và công tác đối ngoại nhân dân.