Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 34 - 40)

Sau thất bại tại Việt Nam, thế của Mỹ bị suy giảm, kéo theo những biến chuyển theo hướng bất lợi cho Mỹ trong so sánh lực lượng giữa hai khối đối đầu do Mỹ và Liên Xô đứng đầu. Vào giữa những năm 1970, Liên Xô đạt được sự cân bằng chiến lược với Mỹ về vũ khí hạt nhân và tên lửa; một số nước mới giành được độc lập ở châu Phí đã lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cuối năm 1975, quân tình nguyện của Cu-ba sang Ăng-gô-la cùng chiến đấu với Phong trào nhân dân giải phóng Ăng-gô-la (MPLA), đánh thắng Liên minh Dân tộc vì Độc lập hoàn toàn của Ăng-gô-la (UNTTA) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Ăng-gô-la (FNLA) được Mỹ và Chính quyền phân biệt chủng tộc ở Nam Phi hậu thuẫn; ngày 11/11/1975, MPLA tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà nhân dân

Ăng-gô-la. Tháng 4 năm 1978, Đảng Dân chủ Nhân dân Áp-ga-ni-xtan được Liên Xô giúp đỡ tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tư, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Áp-ga-ni-xtan; tháng 12/1979, Liên Xô đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan. Ngày 01/8/1975, 35 nước tham gia Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Âu (CSCE), trong đó có Liên Xô và Mỹ, đã ký Đính ước Hem-xin-ki, kết thúc 30 năm đầu ở châu Âu.

Trong những năm 1970, nhất là từ sau các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1973-1975 và 1980-1982, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ, làm cho khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa lực lượng sản xuất của xã hội trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa lực lượng sản xuất của xã hội loài người lên trình độ phát triển mới rất cao, làm thay đổi tính chất và trình độ của lực lượng của lực lượng sản xuất. Loài người đang tiến tới một nền kinh tế mới với vai trò nổi bật của nền kinh tế tri thực. Xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại và nhiều ngành công nghiệp mới (trong đó nổi lên là công nghê thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới), tạo nên nhiều thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống kinh tế của xã hội loài người. Các yếu tố không gian và thời gian trong sản xuất, trao đổi và lưu thông đã thu hẹp lại đáng kể. Nhiều ngành sản xuất đạt được hiệu quả cao nhờ trải rộng ra các nước và khu vực khác nhau trên thế giới. Tính chất xã hội hoá của sức sản xuất xã hội loài người đạt tới độ cao chưa từng thấy. Xuất hiện xu thế toàn cầu hoá kinh tế.

Trong xu thế toàn cầu hoá, các nước ngày càng bộc lộ rõ trình độ và tốc độ phát triển khác nhau. Các nước TBCN và các công ty xuyên quốc gia (TNC) bắt nhịp nhanh vào việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học-công nghệ; vừa phát triển được kinh tế, vừa có những điều chỉnh trong mô hình quản lý và chính sách an sinh xã hội cho phép giảm nhẹ tình trạng căng thẳng xã hội. Các nước TBCN phát triển (G-7) và các TNC chiếm lĩnh vai trò chi phối quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Do mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp và chậm bắt nhịp với cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hoá kinh tế, các nước XHCN đều lâm vào tình trạng trì trệ, tụt hậu trong cuộc ganh đua với các nước TBCN. Trong những năm 1970- 1980, một số đảng cộng sản ở châu Âu (I-ta-li-a, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…) và Đảng Cộng sản Nhật Bản phê phán mô hình “CNXH Xô-viết” của

Liên Xô, cho rằng mô hình này đã lạc hậu và không thích hợp cho các dân tộc ở trình độ phát triển cao (như ở các nước TBCN phát triển) đi lên CNXH; hình thành khuynh hướng “chủ nghĩa cộng sản châu Âu” trong Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Xu hướng liên kết khu vực và liên khu vực phát triển mạnh. Ra đời các khối liên kết lớn ở tất cả các châu lục; điển hình như: châu Âu có Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); châu Mỹ có Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khối liên kết “Giải pháp Bô-li-va cho châu Mỹ” (ALBA); châu Phi có Liên minh châu Phi (AU); châu Á có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) …; giữa các châu lục và liên khu vực có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC) … Về kinh tế, tổ chức quốc tế lớn nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hoá; từ giữa những năm 1980, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu bắt đầu tiến hành cải tổ, cải cách, Việt Nam (1986) và Lào (1987) tiến hành đổi mới.

Vào thời gian này, Mỹ đã đưa ra chiến lược “vượt trên ngăn chặn”, tiến công trực tiếp vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là các biện pháp “diễn biến hoà bình”, nhằm: (1) Làm thay đổi chế độ cộng sản bằng tự do hoá, đa nguyên hoá về chính trị và thị trường hoá kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa; (2) Làm suy yếu và hạn chế ảnh hưởng của Liên xô và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới; vô hiệu hoá và làm tan rã Khối Vác-sa-va; thúc đẩy các nước thứ ba xa rời "quỹ đạo Xô Viết".

Đến cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, do các sai lầm trong cải tổ, cải cách và bị “diễn biến hoà bình”, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, gây nên cơn chấn động chính trị toàn cầu; chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng.

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên và Lào) đã trụ vững và giành nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Đặc biệt, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Trung Quốc giành được trong cải cách, mở cửa (trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2005), Việt Nam giành được trong đổi mới (GDP năm 2006 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1986) đã khẳng định sức sống và khả năng tự đổi mới để phát triển của CNXH, sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực cũng chấm dứt; Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, ráo riết xúc tiến việc thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ làm bá chủ; các nước lớn khác thúc đẩy hình thành trật tự thế giới đa cực; đại đa số các nước còn lại muốn có trật tự thế giới dân chủ, công bằng.

Từ năm 1991 đến nay, Mỹ đã phát động và cùng với các đồng minh của Mỹ tiến hành 4 cuộc chiến tranh ở Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999), Áp-ga-ni-xtan (2001) và I-rắc (2003); lập các căn cứ quân sự tại nhiều khu vực then chốt như Ban Căng, Trung Đông, Trung Á; mở rộng và nâng cấp NATO thành khối quân sự mang tính tấn công với “Quan niệm chiến lược mới của NATO” (công bố tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NATO, tháng 5/1999); tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ô-xtơ-rây-li-a, Niu Di-lân, Phi-líp-pin, Thái Lan, Pa-ki-xtan; tiếp tay cho các cuộc “cách mạng sắc mầu” ở các nước SNG; thực thi chính sách cường quyền, hiếu chiến, ngạo mạn trong quan hệ quốc tế...

Cùng với quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, thế giới cũng phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại; tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; tình trạng lan truyền các dịch bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, SARS, cúm gia cầm…); các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia;... Bên cạnh đó, các tổ chức

khủng bố cũng biết lợi dụng quá trình toàn cầu hoá để mở rộng tổ chức thành một mạng lưới toàn cầu; sử dụng các phương tiện hiện đại để tiến hành các hoạt động khủng bố. Khủng bố đang trở thành một loại nguy cơ mới đe doạ ổn định và an ninh của các nước, làm xuất hiện một loại chiến tranh mới mà chính giới nhiều nước và nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới gọi là “chiến tranh phi truyền thống” hay “chiến tranh khủng bố”. Đồng thời, Mỹ luôn lợi dụng sự hiện diện và hoạt động của các lực lượng khủng bố, dân tộc và tôn giáo cực đoan để đẩy mạnh việc gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ các nước…

Từ năm 1998 đến nay, xuất hiện trào lưu cánh Tả ở Mỹ La tinh. Các lực lượng cánh Tả đã lên cầm quyền ở 9 nước: Vê-nê-xu-ê-la (từ năm 1998); Chi-lê (từ năm 2000); Bra-xin (từ năm 2002); Ác-hen-ti-na (từ năm 2003); Pa-na-ma (từ năm 2004); U-ru-goay (từ năm 2004); Bô-li-vi-a (từ 2005); Ê- cu-a-đo (từ 2006) và Ni-ca-ra-goa (từ 2007). Ở mức độ này hay mức độ khác, các chính phủ cánh tả, tiến bộ ở các nước này đều tiến hành các cuộc cải cách mang tính dân tộc, dân chủ, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, mở rộng dân sinh, dân chủ...; thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ. 4 nước Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo và Ni-ca-ra-goa lựa chọn con đường phát triển theo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Năm 2005, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết tuyên bố về tính chất xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va, xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la. Cũng trong năm 2005, ông Ê-vô Mô-ra-lét, Lãnh tụ của “Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội” (MAS) đã thắng cử và trở thành Tổng thống đầu tiên là người thổ dân của Bô-li-vi-a; khẳng định “chủ nghĩa xã hội là niềm hy vọng của châu Mỹ La tinh”. Trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Ê-cu-a-đo (năm 2006), ông Cô-rê-a, ứng cử viên của cánh Tả, đã tuyên bố sẽ sửa đổi Hiến pháp theo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” và đã giành thắng lợi, trở thành Tổng thống Ê-cu-a-đo (ở vòng 1, ông Cô-rê-a chỉ đứng thứ 2, thua ứng cử viên cánh hữu). Trong Lễ nhậm chức Tổng thống Ni-ca-ra-goa (năm 2007), ông Đa-nhi-en Oóc-tê-ga, Chủ tịch Mặt trận giải phóng dân tộc Xan-đi-nô (FSNL), tuyên bố “hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình”.

Từ Đại hội IV (tháng 12/1976) đến nay, trong các văn kiện Đại hội Đảng, Cương lĩnh và một số nghị quyết Trung ương, nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng ta đều có đánh giá về bối cảnh quốc tế. Nhìn tổng thể bối cảnh quốc tế từ năm 1975 đến nay, có thể khái quát mấy nét lớn và cơ bản như sau:

(1) Trên thế giới diễn ra đan xen sự quá độ, chuyển tiếp trên nhiều bình diện, cả về lịch sử, cả về kinh tế và quan hệ quốc tế. Về lịch sử: đó là sự quá độ từ một hình thái kinh tế-xã hội thấp hơn (chủ nghĩa tư bản) lên một hình thái kinh tế-xã hội cao hơn (chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội). Về kinh tế: dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hoá kinh tế, trên thế giới đang diễn ra sự chuyển tiếp từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, từng bước hình thành nền kinh tế toàn cầu. Về quan hệ quốc tế: đó là sự chuyển tiếp từ trật tự thế giới hai cực đã tan vỡ sau khi Liên Xô tan rã sang trật tự thế giới đa cực đang trong quá trình hình thành thông qua đấu tranh quyết liệt giữa các nước mà trước hết và chủ yếu là giữa các nước lớn.

(2) Sự quá độ, chuyển tiếp trên nhiều bình diện của thế giới làm nổi lên sự đan xen của nhiều mâu thuẫn, nhiều hệ giá trị cũ và mới, sự xuất hiện nhiều vấn đề mới, sự biến động, không ổn định của quan hệ quốc tế, sự tồn tại nhiều lực lượng khác nhau phấn đấu cho những triển vọng phát triển khác nhau của thế giới, hình thành nên các tập hợp lực lượng vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau, v.v.. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt và có những biểu hiện mới. Đồng thời, xuất hiện nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết.

(3) Hợp tác và đấu tranh cũng như tập hợp lực lượng trên trường quốc tế xoay quanh bốn chủ đề lớn là: hoà bình; trật tự thế giới mới; phát triển bền vững; độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. Bốn chủ đề này đụng chạm đến lợi ích cơ bản của các quốc gia, dân tộc, các tầng lớp nhân dân rộng rãi trên thế giới; đồng thời, thể hiện sự vận động đan xen của các mâu thuẫn, các vấn đề lớn của thế giới ngày nay. Bản thân chúng cũng không biệt lập với nhau mà đan xen vào nhau, làm cho tình hình hợp tác và đấu tranh trên trường quốc tế diễn biến rất phức tạp. Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn, phản ánh nguyện vọng bức xúc của các quốc gia, dân tộc.

(4) Các nước lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối đối với cục diện thế giới; quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Trên các vấn đề cụ thể và tại mỗi địa bàn cụ thể đều có sự dàn xếp hoặc tranh chấp lợi ích đan xen rất phức tạp giữa nhiều nước lớn. Trong so sánh lực lượng giữa các nước lớn, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, ráo riết triển khai chiến lược toàn cầu hòng thiết lập trật tự thế giới một cực và bá chủ thế giới; tuy nhiên, không phải Mỹ muốn làm gì cũng được và sự vượt trội của Mỹ đang có chiều hướng giảm đi. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa (từ 1978), thực hiện 4 hiện đại hoá, giành nhiều thành tựu to lớn, ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Nga cố gắng khôi phục địa vị cường quốc hàng đầu được thừa hưởng từ Liên Xô. Ấn Độ nỗ lực vươn lên thành một cường quốc. Xu thế đi tới trật tự thế giới đa cực ngày càng rõ.

(5) Ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng; nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế; các quá trình liên kết, hợp tác khu vực và liên khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ, như: APEC, ASEAN, ASEM, Diễn đàn cấp cao Đông Á, Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ La-tinh (FEALAC)… Bên cạnh đó, ở khu vực cũng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, đáng chú ý là: tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên; hoạt động của thế lực “Đài Loan độc lập” đi ngược với lợi ích và nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân Trung Quốc; những tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; nguy cơ chạy đua vũ trang; tình

Một phần của tài liệu Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 34 - 40)