0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Những giải pháp cụ thể để tăng cƣờng đổi mới một cách hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 90 -102 )

quả hoạt động đối ngoại nhân dân

* Mục đích yêu cầu và quan điểm chỉ đạo để đổi mới và tăng cường công tác đối ngoại nhân dân

Mục đích: Nhằm tạo dựng được một mặt trận đối ngoại nhân dân rộng rãi, hoạt động thống nhất theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” dưới sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới với các mục tiêu cụ thể:

- Đổi mới, tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại nhân dân.

- Củng cố, phát triển lực lượng đối ngoại nhân dân, nâng cao năng lực đối ngoại của các tổ chức nhân dân.

- Đổi mới cơ chế chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy tính chủ động, linh hoạt của các tổ chức nhân dân, đồng thời đảm bảo sự thống nhất trong họat động đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân.

Yêu cầu và quan điểm chỉ đạo:

- Về phát triển lực lực lượng đối ngoại nhân dân: cần mở rộng, huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức nhân dân, các nhà hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, các nhân sĩ, tri thức, chức sắc tôn giáo có điều kiện phù hợp tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân. Cần không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân, đồng thời đẩy mạnh giáo dục nhận thức về tình hình quốc tế, trang bị kiến thức về đối ngoại cho quần chúng nhân dân, từng bước thực hiện phương châm “đưa đối ngoại nhân dân thành sự nghiệp của toàn dân”.

- Về phát triển, mở rộng quan hệ đối tác: Các hướng ưu tiên trong hoạt động đối ngoại nhân dân là hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng (công đoàn, nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh), các tổ chức nhân dân, các tổ chức hoà bình, đoàn kết, hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước ; Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở

các nước láng giềng có chung biên giới, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực; Các đối tác nhân dân, phi chính phủ ở các nước lớn và các nước phát triển ; Các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng mà các đoàn thể, các tổ chức nhân dân của Việt Nam là thành viên; các phong trào, diễn đàn quốc tế lớn của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống các mặt trái của toàn cầu hoá, chống chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, vì hoà bình, công lý, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội; Các tổ chức nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế... có quan hệ hữu nghị, thân thiện với Việt Nam; Các tổ chức khác vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

- Về nội dung và phương thức hoạt động đối ngoại nhân dân: trên cơ sở thống nhất về mục tiêu, định hướng chung, nội dung và phương thức hoạt động cụ thể là đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, tôn chỉ mục đích, tính chất và năng lực của mỗi tổ chức nhân dân và từng đối tác. Các tổ chức nhân dân cần xác định rõ mục tiêu chiến lược thực hiện mục tiêu, chủ động trong quan hệ với đối tác, thiết kế và triển khai có hiệu quả cao nhất đối với mỗi hoạt động, thực hiện phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” trong hoạt động của mình.

- Về nội dung và cơ chế chỉ đạo phối hợp: công tác chỉ đạo cần tập trung vào việc nghiên cứu, đề ra các chủ trương, quan điểm, định hướng, đánh giá, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, xây dựng cơ chế và bồi dưỡng, nâng cao năng lực đối ngoại cho các tổ chức nhân dân. Cơ chế quản lý cần phát huy được tính chủ động, linh hoạt của mỗi tổ chức, đồng thời đảm bảo sự phân công, phối hợp thống nhất giữa các tổ chức nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác đối ngoại nhân dân.

* Về phương pháp và giải pháp

Thứ nhất, đổi mới, tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại nhân dân.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng đối với công tác đối ngoại nhân dân. Cần làm cho các cấp ủy Đảng nhận thức được vi trí, vai trò của đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, đặc điểm của tình hình đất nước trong thời kỳ mở rộng hôi nhập kinh tế quốc tế,

sự gắn bó giữa đối nội và đối ngoại và yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại nhân dân trong thời kỳ mới. Trên cơ sở đó, các cấp ủy đưa tư tưởng chỉ đạo về công tác đối ngoại vào các chỉ thị, nghị quyết của mình, có kế hoạch và biện pháp quán triệt, triển khai thực hiện đánh giá, tổng kết, phân công lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy, đảm bảo điều kiện kinh phí, vật chất để triển khai công tác đối ngoại nhân dân.

- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại nhân dân. Nội dung lãnh đạo của Đảng cần chuyển mạnh từ chỉ đạo cụ thể theo vụ việc sang xây dựng các chủ trương, định hướng, phổ biến quan điểm, thông tin, quán triệt nhận thức, tổng kết đánh giá, giới thiệu kinh nghiệm, hướng dẫn, phân công và chỉ đạo sự phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân.

Để làm được điều đó, cần chú trọng vào các giải pháp chính như: Tăng cường công tác nghiên cứu về tình hình quốc tế và tình hình phong trào nhân dân thế giới, trên cơ sở đó có các tổng kết, đánh giá, dự báo kịp thời; Đề xuất các chiến lược, chủ trương, trọng tâm và giải pháp trong từng lĩnh vực và vấn đề quốc tế liên quan, xây dựng kế hoạch và phân công cho các công tác tổ chức nhân dân tham gia triển khai thực hiện; Cung cấp các thông tin định hướng, phổ biến các quan điểm, lập trường của ta về các vấn đề đối ngoại và quốc tế cho các tổ chức nhân dân; Theo dõi, tổ chức tổng kết, đánh giá về tình hình công tác và hoạt động đối ngoại nhân dân, phổ biến các kinh nghiệm tốt, rút ra các bài học và đề ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, khắc phục thiếu sót, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.

- Nâng cao năng lực của cơ quan tham mưu của Đảng về công tác đối ngoại nhân dân, trước hết là Ban Đối ngoại Trung ương; Thành lập Hội đồng tư vấn đối ngoại Trung ương gồm các thành viên có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và điều kiện phù hợp để nghiên cứu, tham mưu cho Ban Bí thư và Ban Đối ngoại Trung ương về những nhận định, đánh giá tình hình, về các chủ trương và giải pháp lớn cho công tác đối ngoại nhân dân.

Thứ hai, củng cố, phát triển lực lượng đối ngoại nhân dân, nâng cao năng lực đối ngoại của các tổ chức nhân dân. Đây là biện pháp quan trọng để

đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân. Các giải pháp cơ bản gồm:

- Tăng cường công tác chỉ đạo về đối ngoại trong các tổ chức nhân dân. Các tổ chức nhân dân trước hết là các tổ chức chính trị - xã hội là lực lượng chính trị trên mặt trận đối ngoại nhân dân. Cơ quan lãnh đạo (Ban chấp hành, Ban thường vụ hoặc tương đương) cần xây dựng các nghị quyết chuyên về công tác đối ngoại để nâng cao và thống nhất nhận thức, định hướng hoạt động của tổ chức mình trong lĩnh vực đối ngoại; định kỳ tiến hành đánh giá, tổng kết, bàn về phương hướng và biện pháp đổi mới và tăng cường công tác đối ngoại của tổ chức mình.

- Xây dựng, phát triển bộ máy, tổ chức làm công tác đối ngoại nhân dân cấp tỉnh, thành. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của công tác đối ngoại nhân dân của việc mở rộng hợp tác phi chính phủ trong thời kỳ mới, cần nâng cao năng lực đối ngoại của các địa phương trong đó, cần chú trọng xây dựng, phát triển, củng cố bộ máy làm công tác đối ngoại nhân dân của các tỉnh, thành phố. Cụ thể là thành lập, củng cố tổ chức Liên hiệp các tổ chức hữu nghị của các tỉnh, thành phố với chức năng là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân, là đầu mối vận động và điều phối viện trợ chính phủ nước ngoại và là đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; Bố trí cán bộ chuyên làm công tác đối ngoại trong các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh của tỉnh, thành phố.

- Phát triển, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về đối ngoại của các tổ chức nhân dân là lực lượng chủ công trong công tác đối ngoại nhân dân. Việc phát triển, nâng cao năng lực cho đội ngũ này là biện pháp then chốt để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân. Do vậy, cần chú ý đẩy mạnh việc chuẩn hóa các tiêu chí tuyển chọn cán bộ làm đối ngoại của các tổ chức nhân dân, chú trọng các tiêu chí về nhận thức chính trị, kiến thức xã hội, trình độ ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về đối ngoại... Kiên quyết áp dụng tiêu chí mới trong công tác tuyển dụng cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân; tổ

chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại nhân dân; tổ chức các đợt tập huấn chuyên đề về đối ngoại nhân dân cho cán bộ đối ngoại của các tổ chức nhân dân; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng trình bày, thuyết phục, đàm phán, diễn thuyết, đấu tranh trên diễn đàn, xây dựng tài liệu, thông tin, giao dịch điện tử, thiết kế và tổ chức hoạt động đối ngoại...

- Mở rộng mạng lưới, xã hội hóa lực lượng làm công tác đối ngoại nhân dân. Cùng với việc củng cố, nâng cao năng lực đối ngoại của các tổ chức nhân dân, cần mở rộng mạng lưới chủ thể tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa lực lượng tham gia công tác đối ngoại nhân dân, từng bước thực hiện phương châm “Biến đối ngoại thành sự nghiệp của toàn dân”. Cụ thể, chúng ta cần phải:

+ Đẩy mạnh việc phổ biến, cung cấp các thông tin có chiều sâu về tình hình quốc tế và kiến thức đối ngoại cho quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn, hội thảo, nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức quốc tế, xây dựng và củng cố thế giới quan cách mạng cho quần chúng nhân dân.

+ Huy động, tạo mọi điều kiện cho quần chúng tham gia các hoạt động đối ngoại, giao lưu quốc tế trong và ngoài nước với các hình thức khác nhau.

+ Phát hiện, lựa chọn các cá nhân có nhận thức chính trị, thái độ tích cực, có năng khiếu và nhiệt tình hoạt động đối ngoại để hình thành và phát triển các mạng lưới báo cáo viên, cộng tác viên phục vụ cho các hoạt động đối ngoại.

+ Phát triển các hình thức tổ chức quần chúng hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước hoặc các tổ chức tập hợp theo lĩnh vực phù hợp với sở trường liên quan đến công tác đối ngoại như về môi trường, phát triển bền vững, về phòng chống HIV/AIDS, về sức khỏe sinh sản, về thương mại công bằng...

+ Phát hiện, lựa chọn để xây dựng đội ngũ chuyên gia về đối ngoại trong các trí thức, nhân sĩ, cán bộ hưu trí làm tư vấn và hỗ trợ trong việc tổ chức các hoạt động đối ngoại.

Thứ ba, đổi mới cơ chế chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân. Việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đối ngoại là hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện để phát triển được tính chủ động của mỗi tổ chức

nhân dân, đồng thời đảm bảo sự phân công, phối hợp thống nhất giữa các tổ chức nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đối ngoại nhân dân. Có nghĩa là cần phải: Thực hiện phân cấp mạnh về quản lý hoạt động đối ngoại nhân dân, triển khai thực hiện phân cấp theo tinh thần chỉ thị 44- CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa VII để tạo điều kiện thực hiện đúng chức năng chỉ đạo của Ban Bí thư, chức năng tham mưu của Ban Đối ngoại Trung ương và phát huy tính chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò, trách nhiệm của đảng đoàn và lãnh đạo của các tổ chức quần chúng; Thiết lập cơ chế phân công, phối hợp hoạt động đối ngoại của các tổ chức nhân dân, thiết lập cơ chế phối hợp hợp lý, chặt chẽ giữa các tổ chức nhân dân nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quan hệ và hoạt động đối ngoại, đồng thời phát huy được thế mạnh của mỗi tổ chức, phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong công tác đối ngoại nhân dân; Tăng cường sự phối kết hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác đối ngoại, đồng thời nâng cao hiệu quả của từng lĩnh vực hoạt động chính trị trong công tác đối ngoại, đồng thời nâng cao hiệu quả của từng lĩnh vực hoạt động đối ngoại.

Thứ tư, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đối ngoại nhân dân. Đây là khâu quyết định để nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại nhân dân. Các giải pháp cơ bản bao gồm:

- Tăng cường tính mục tiêu, tính chiến lược trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Để công tác đối ngoại nhân dân góp phần thiết thực vào sự nghiệp đối ngoại chung, cần phải xác định rõ mục tiêu và chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Mục tiêu chung ổn định của công tác đối ngoại nhân dân là làm cho ngày càng nhiều người dân các nước hiểu và có thiện cảm với Việt Nam, mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, tranh thủ các nguồn lực quốc tế để phát triển đất nước.

Xuất phát từ các mục tiêu chung trên, cần xác định được các địa bàn, lĩnh vực, đối tác, vấn đề trọng tâm, đề ra các mục tiêu cụ thể áp dụng với từng địa phương, lĩnh vực, đối tác và xây dựng chiến lược của mình để thực hiện các mục tiêu đó, phân công và xác định vai trò và nhiệm vụ của mỗi tổ chức

nhân dân liên quan. Việc lựa chọn, quyết định tiến hành các hoạt động phải dựa trên cơ sở hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với việc thúc đẩy các mục tiêu đề ra.

Mỗi tổ chức nhân dân căn cứ vào chức năng, đặc điểm của mình cần xác định rõ các trọng tâm, mục tiêu và xây dựng được chiến lược hành động, kế hoạch công tác hàng năm để thực hiện nhất quán các mục tiêu đó.

Tư tưởng chỉ đạo trong công tác quản lý cũng cần được chuyển từ quản lý hoạt động sang quản lý hiệu quả cuối cùng. Việc đánh giá hiệu quả là trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra.

- Tăng cường tính nhân dân, tính chủ động và linh hoạt trong quan

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (Trang 90 -102 )

×