Đội ngũ giáoviên trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 25 - 28)

Luật Giáo dục 2005 khẳng định:

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp [20, tr.56].

Điều 30 – Chương IV điều lệ trường trung học ghi: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn đội, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh. Vì thế, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực lượng của tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

1.3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

+ Tiêu chuẩn giáo viên trung học phổ thông

- Phẩm chất đạo đức trong sáng;

- Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn; - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; - Lý lịch bản thân rõ ràng.

+ Chức năng, nhiệm vụ:

- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch, soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra đánh giá quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục, các hoạt động bộ môn;

- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ nhà trường;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo;

- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục.

1.3.2.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT

Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánhg giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo, của nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ.

Đội ngũ giáo viên THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang bị kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Từ sự phân tích trên, ta thấy rõ: đội ngũ giáo viên có nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT của mỗi quốc gia. Vì vậy cần phải đổi mới công tác QL đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

1.2.2.3. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Điều19 –Điều lệ trường trung học ghi:

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 25 - 28)