2.2.1. Lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Bảng 2.3. Thống kê số liệu về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh
STT Trường THPT T số lớp Tổng số học sinh BGH GV NV Đại học Thạc sĩ Tỷ lệ GV/lớp 1 Trưng Vương 30 1279 4 66 6 76 14 2.20 2 Văn Lâm 34 1414 4 76 4 84 10 2.24 Tổng 64 2693 8 142 10 160 24 2.22
Căn cứ vào bảng 2.3 cho thấy: Số cán bộ quản lý ở hai trường THPT đều đủ theo biên chế; Theo quy địnhtrong thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở GD phổ thông công lập là 2,25 giáo viên/lớp thì tỷ lệ giáo viên/lớp ở trường THPT Văn Lâm là 2,24 chỉ thiếu 0,1 so với tiêu chuẩn, Trường THPT Trưng Vương có tỷ lệ giáo viên/lớp cao thấp hơn chỉ có 2,20 giáo viên/lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên/học sinh của các trường trên địa bàn huyện Văn Lâm tương đối phù hợp.
Mặt khác chúng ta thấy 100% GV THPT tại huyện Văn Lâm đã đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 15% đã đạt trình độ thạc sĩ. Đây là một tỉ lệ cao hơn so với toàn tỉnh (13,18%). Trường THPT Trưng Vương có 20% GV đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ), tỉ lệ này cao hơn của THPT Văn Lâm (12,5% )và tiệm cận về mặt chuẩn đội ngũ trong quá trình xây dựng các trường thành trường chuẩn quốc gia.
2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học
Bảng 2.4: Bảng thống kê số lượng giáo viên theo môn học
Trường Toán Lý Hóa Sinh- CN
Văn Sử Địa Tiếng Anh Công nghệ Tin GD CD GD QP Thể dục Trưng Vương 11 7 5 5 8 4 3 8 3 2 3 2 5 Văn Lâm 13 7 7 5 9 4 3 10 3 4 3 2 6 Tổng 24 14 12 10 17 8 6 18 6 6 6 4 11
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, năm học 2013 - 2014)
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, so với biên chế theo đề án vị trí việc làm của Sở Giáo dục Hưng Yên được giao thì cả hai trường đều thiếu khoảng 1 giáo viên. Trường Trưng Vương môn Toán thừa 01GV còn Tin thì thiếu 02 GV, môn hóa thiếu 01 GV, còn các môn khác thì số GV là hợp lý. Trường THPT Văn Lâm môn Toán thừa 02 GV, Văn thừa 01 GV, môn Sinh thừa 01GV, Địa lý thiếu 01GV, Tiếng Anh thừa 01 GV, Tin thiếu 01 GV, các môn còn lại là hợp lý. Nhìn trung cơ cấu giáo viên theo môn học của hai trường là tương đối hợp lý.
2.2.3. Cơ cấu tuổi và giới tính
Để biết được số lượng giáo viên THPT trên địa bàn nghiên cứu theo độ tuổi, ta có kết quả thu thập trong bảng sau:
Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 12/2013 Trường THPT Tổng số GV Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Dưới 30 Từ 30 – 40 Từ 41 – 50 Trên 50 Trưng Vương 66 14 52 15 42 8 1 Tỉ lệ (%) 21,2 78.8 22,7 63,6 12,1 1,5 Văn Lâm 76 22 54 23 45 4 4 Tỉ lệ (%) 28,9 71,1 30,2 59,2 5,3 5,3 Tổng 142 36 106 38 87 12 5 Tỉ lệ (%) 2,.4 74,6 26,8 61,3 8,4 3,5
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên)
Kết quả thu được từ bảng 2.5 cho thấy: Tỉ lệ GV nữ cao hơn tỉ lệ GV nam rất nhiều (số GV nữ chiếm khoảng 74.6 %). Tỉ lệ GV nữ trong độ tuổi sinh sản (40 tuổi trở xuống) chiếm trên 88.1%, do chiếm phần đông GV trong các trường là GV nữ, nên việc xây dựng gia đình và nghỉ thai sản của các GV nữ đã làm cho nhà trường thiếu giáo viên tạm thời. Với tỷ lệ GV nữ đông thì trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, nhà trường phải tính đến phương án đảm bảo chế độ chính sách đối với GV nữ và người lãnh đạo nhà trường phải có quan điểm về giới trong sự đánh giá công tác của GV.
Đội ngũ GV các trường THPT huyện Văn Lâm có tỉ lệ GV trẻ tương đối cao, gần 26.8% là GV có độ tuổi từ 30 trở xuống. Đội ngũ GV trẻ vừa có kiến thức, có tính năng động, nhạy cảm, sáng tạo của tuổi trẻ; tuy nhiên kinh nghiệm chưa nhiều, vốn sống thực tế ít, cần được bồi dưỡng nhiều về kỹ năng sư phạm, công tác tổ chức hoạt động, quản lý dạy học, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và hoạt động xã hội.
GV có độ tuổi từ 30 đến 40 luôn chiếm số lượng nhiều nhất(61.3 %). Đây là điểm tương đối thuận lợi của các trường. Những GV này có sức khoẻ tốt, được đào
tạo chính quy, có độ nhanh nhạy để tiếp thu cái mới, có kiến thức và hiểu biết cơ bản, nhiệt tình trong công tác. Qua một thời gian công tác, họ đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nhất định, kinh tế và cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu ổn định nên có nhiều điều kiện đầu tư cho chuyên môn nghiệp vụ,cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Mặt khác đây là lứa tuổi có độ chín về chuyên môn cũng như vốn sống, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm giáo dục, số GV này là lực lượng nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của nhà trường, sẽ giúp thế hệ trẻ những kinh nghiệm bổ ích trong công tác giáo dục.
Tỷ lệ GV có độ tuổi 41 đến 50 tuổi chiếm 8.4 %. Đây chính là đội ngũ nếu được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, được động viên khuyến khích, có chính sách thích đáng, thì chính là đội ngũ GV đầu đàn cho mỗi nhà trường. Tuy nhiên trong số này, một số GV vào nghề đã lâu năm, trình độ đào tạo ban đầu thấp, kiến thức chuyên môn không được vững, khó tiếp cận được phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, đôi khi còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đây thực sự là một trở ngại trong hoạt động của các trường.
2.2.4. Kết quả đánh giá xếp loại thi đua của viên chức
Kết quả đánh giá viên chức sau khi kết thúc năm học được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6. Kết quả xếp loại thi đua của đội ngũ GV, năm học 2013- 2014.
STT Trường THPT Tổng số viên chức BGH Tổng số GV GV đạt LĐTT CSTĐ cấp cơ sở CSTĐ cấp tỉnh Hoàn thành nhiệm vụ 1 Trưng Vương 76 4 66 70 11 0 0 2 Văn Lâm 84 4 76 76 11 0 4 Tổng số 160 8 142 146 14 0 4
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên)
Qua bảng 2.6 cho thấy trong tổng hai trường THPT trên địa bàn nghiên cứu có 160 CB và GV, mỗi trường có 04 CBQL. Kết quả cho thấy trường THPT Trưng Vương và THPT Văn Lâm mỗi trường đều đạt 11 CSTĐ cấp cơ sở trong đó có tất cả CBQL của hai trường, không trường nào có CSTĐ cấp tỉnh; số giáo viên còn lại của THPT Trưng Vương đều đạt LĐTT; Trường THPT Văn Lâm có 4 GV hoàn
thành nhiệm vụ còn lại đạt LĐTT. Từ kết quả trên ta thấy các trường chưa có nhiều điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Nguyên nhân là số CSTĐ theo quy định chỉ là 15% của tổng số CBGV, CSTĐ cấp tỉnh thì phải là CSTĐ cấp cơ sở ba năm liên tiếp và có SKKN được hội đồng khoa học tỉnh xếp loại A,B,C.
2.2.5. Kết quả đạt đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 2.2.5.1. Kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 2.2.5.1. Kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Hàng năm, sau khi kết thúc năm học, các trường tiến hành đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Sau đây là kết quả đánh giá GV năm học 2013-2014:
Bảng 2.7. Kết quả xếp loại đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp do giáo viên tự đánh giá và tổ chuyên môn đánh giá
ST T Trường THPT TS GV
GV tự đánh giá Tổ chuyên môn đánh giá Xuất sắc Khá Xuất sắc Khá Trung bình SL % SL % SL % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Trưng Vương 66 25 37.9 41 58.6 22 33.3 44 66.7 0 0 2 Văn Lâm 76 34 44.7 42 55.3 30 39.5 44 57.9 2 2,6 5 Kết quả chung 142 59 41.5 83 58.5 52 36.6 88 62 2 1.4
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, năm học 2013 - 2014)
Kết quả thu được từ bảng 2.7 cho thấy: Mức chênh lệch chung giữa nhóm giáo viên tự đánh giá và nhóm tổ chuyên môn đánh giá theo các loại xuất sắc, khá, trung bình lần lượt là: 7%, 3,5% và 1,4%. Nguyên nhân có thể do quan điểm nhìn nhận chủ quan của GV hoặc do tâm lý còn e dè, chưa dám đánh giá thật khi đưa ra các quan điểm, nhận định của mình và chưa có thói quen tự đánh giá bằng mức điểm cụ thể được xác nhận bằng các minh chứng rõ ràng. Bên cạnh đó, những tiêu chí mang tính định tính như các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
định mức độ đáp ứng của mình, ví dụ như các tiêu chí được định lượng bằng các từ
“các”, “một số”, “tự giác”... hay “nắm vững nội dung môn học” và “nắm vững kiến thức môn học”.
Bảng 2.8: Kết quả xếp loại giáo viên do Hiệu trưởng đánh giá
Số TT Trường THPT Tổng số GV Xuất sắc Khá Trung bình Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Trưng Vương 66 12 18.2 52 78.8 2 3.0 2 Văn Lâm 76 20 26.3 53 69.7 3 4.0 5 Kết quả chung 142 32 22.5 105 74.0 5 3.5
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm học 2013 - 2014)
Biểu đồ 2.1 Phân bố kết quả xếp loại GV do GV tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá và Hiệu trưởng đánh giá
Đánh giá của Hiệu trưởng có tính chất quyết định đối với việc quản lý giáo viên theo Chuẩn. Bảng 2.8 cho thấy tỉ lệ GV được hiệu trưởng đánh giá ở mức điểm tối đa thấp hơn khi GV hoặc tổ chuyên môn đánh giá (hiệu số chênh lệch lần lượt là 14,1% ; 12% và 2,1% so với tỉ lệ theo so với kết quả tổ chuyên môn đánh giá). Nhìn một cách tổng thể thì kết quả xếp loại GV của hiệu trưởng và của tổ chuyên môn khá tương đồng. Phần lớn GV được xếp loại ở mức xuất sắc và khá (chiếm > 90%), chỉ có một tỉ lệ thấp GV xếp loại ở mức trung bình.
Trường THPT Văn Lâm có tỉ lệ GV xếp loại xuất sắc cao hơn có thể vì những yếu tố khách quan như: điều kiện trường lớp, chất lượng học sinh. Bên cạnh
đó cũng có thể là nguyên nhân do quan điểm đánh giá chủ quan của GV, tổ chuyên môn và Hiệu trưởng.
Có sự khác nhau về kết quả đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là GV tự đánh giá và cán bộ quản lý đánh giá (TCM và hiệu trưởng), có thể do yếu tố chủ quan chi phối, do quan điểm của từng đối tượng khác nhau, cách hình thành thang đánh giá khác nhau dù có cùng nguồn minh chứng, luận cứ đưa ra, đó chính là sự khác biệt giữa “minh chứng” và “chất lượng minh chứng”. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá còn có sự khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố giới, thâm niên công tác, đơn vị công tác....
Công tác đánh giá, xếp loại GV của các trường THPT về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV. Làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Qua đó giúp Hiệu trưởng các trường bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.
Tóm lại, qua cách đánh giá của 3 nhóm đối tượng ta thấy: điểm mạnh của GV hiện nay chính là có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng những yêu cầu của Chuẩn. Đây là điều kiện cần có và phải có trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Bởi lẽ, nói đến phẩm chất, nhân cách là nói đến những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi người, thường được thể hiện ra bằng thái độ, hành vi ứng xử. Đây là những yêu cầu cơ bản trong nhân cách của người thầy, là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Kết quả đánh giá GV của 3 nhóm đối tượng về mức độ đáp ứng Chuẩn ở từng tiêu chí phụ thuộc vào đặc điểm của từng trường có thể do chế độ lao động, môi trường lao động, điều kiện sống và làm việc, đặc điểm học sinh..
- Tuy nhiên, công tác đánh giá ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:
+ Một số tiêu chí khó lượng hóa, khó thu thập minh chứng. Vì vậy, tạo ra kết quả khác nhau trong đánh giá GV giữa các trường.
+ Việc đánh giá ở một số trường còn mang tính hình thức, nâng đỡ là chính nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của các trường THPT trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã điều tra, khát sát 145 cán bộ quản lý, giáo viên của hai trường THPT và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của chuyên gia về chất lượng đội ngũ giáo viên
ST
T Các tiêu chuẩn và tiêu chí
Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1 + tc1.1. Phẩm chất chính trị 132 91 13 9 0 0 0 0 2 + tc1.2. Đạo đức nghề nghiệp 124 85,5 21 14,5 0 0 0 0 3 + tc1.3. Ứng xử với HS 113 77,9 24 14,5 11 7,6 0 0 4 + tc1.4. Ứng xử với đồng nghiệp 108 74,5 17 11,7 20 13,8 0 0 5 + tc1.5. Lối sống, tác phong 105 72,4 35 24,2 5 3,4 0 0
TC2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
6 + tc2.1. Tìm hiểu đối tượng giáo dục
83 57,2 34 23,4 24 16,6 0 0
7 + tc2.2. Tìm hiểu môi trường giáo dục
97 66,9 23 15,9 20 13,8 5 3,4
TC3. Năng lực dạy học
8 + tc3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học
75 51,7 36 24,8 34 23,4 0 0
9 + tc3.2. Bảo đảm kiến thức môn học
69 47,6 47 32,4 24 16,6 5 3,4
10 + tc3.3. Bảo đảm chương trình môn học 82 56,6 35 24,1 24 16,6 4 2,7 11 + tc3.4. Vận dụng các phương pháp dạy học 50 34,5 45 31,0 22 15,2 18 12,4 12 + tc3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học 68 46,9 21 14,5 31 21,4 25 17,2
13 + tc3.6. Xây dựng môi trường học tập
14 + tc3.7. Quản lý hồ sơ dạy học 137 94,5 5 3,4 3 2,1 0 0 15 + tc3.8. Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh 87 60 33 22,8 21 14,5 4 2,7 TC4. Năng lực giáo dục 16 + tc4.1. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 67 46,2 44 30,4 34 23,4 0 0
17 + tc4.2. Giáo dục qua môn học 51 35,2 62 42,8 26 17,9 6 4,1 18 + tc4.3. Giáo dục qua các hoạt
động giáo dục
60 41,4 56 38,6 25 17,2 4 2,8
19 + tc4.4. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 96 66,2 41 23,8 15 10,3 3 2,1 + tc4.5 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức GD 55 37,9 60 41,4 22 15,2 8 5,5
+ tc4.6. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
68 46,9 60 41,4 12 8,3 5 3,4
TC5. Năng lực hoạt động chính trị - xã hội
22 + tc5.1. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng
75 51,7 38 26,2 30 20,7 2 1,4
23 + tc5.2. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội
83 57,2 43 29,7 14 9,7 5 3,4
TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
24 + tc6.1. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
44 30,3 65 44,8 22 15,2 4 2,7
25 + tc6.2. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn GD
70 48,3 47 32,4 21 14,5 7 4,8
Kết quả của bảng 2.9 cho thấy: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ GV trong các tiêu chí ở tiêu chuẩn 1 hầu hết đều đạt loại khá trở lên, năng lực dạy học, năng lực giáo dục… của đội ngũ giáo viên nhìn chung đều đạt yêu cầu, đảm nhiệm được công việc chuyên môn được giao theo chuyên ngành đã được đào
tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số giáo viên có năng lực dạy học