Tình hình phát triển GD&ĐT huyện VănLâm

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 42 - 45)

Hiện nay hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Đến nay trên 100 % xã phường có hệ thống trường học từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở; toàn huyện đã có 25 trường đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được

đầu tư hoàn chỉnh; đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Công tác huy động học sinh đến trường đúng độ tuổi ở các trường phổ thông được đảm bảo; chất lượng giáo dục luôn được nâng cao. Duy trì sỹ số cấp tiểu học đạt 99,8%; cấp trung học cơ sở đạt 99,8%; cấp trung học phổ thông đạt trên 90%.

a. Quy mô trường, lớp

Hệ thống mạng lới trường, lớp từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông tiếp tục được củng cố và hoàn thiện; quy mô giáo dục đào tạo tiếp tục ổn định.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Văn Lâm

TT Các chỉ số Tổng MN TH THCS THPT TTGDTX 1 Số trường 42 12 13 12 4 1 2 Số lớp 768 268 257 158 81 4 3 Số học sinh 25926 8322 8530 5545 3363 166 4 Số HS/lớp 33,8 31,1 33,2 35,1 41,5 41,5 5 Số giáo viên 1249 371 352 334 178 14

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, năm học 2013 - 2014)

b. Chất lượng, hiệu quả Giáo dục và Đào tạo

Chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được nâng lên rõ rệt: 100% các trường học đủ các môn học; chất dục mũi nhọn tăng.Toàn huyện năm học 2013- 2014 có 09 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 63 giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện; thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 có 30 học sinh đoạt giải; thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng Internet lớp 9 có 137 giải cấp tỉnh, 10 giải cấp quốc gia; thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 có 15 học sinh đoạt giải; thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng Internet lớp 12 có 7 giải cấp tỉnh, 01 giải cấp quốc gia; Tỷ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2013-2014 là 98,03%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014 của 3 trường THPT khu vực huyện đạt trung bình 99,8 %.

Các trường chỉ đạo giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tinh giảm nội dung dạy học, xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn;

tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng và điều kiện dạy học, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường các hoạt động giáo dục giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra; đánh giá kết quả học tập của học sinh. Triển khai nhiều giải pháp để tiếp tục giảm tỉ lệ học sinh yếu, tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi.

Công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống… luôn được các nhà trường chú

trọng qua quá trình đó hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh khả năng

làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống, lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với năng lực sở trường, xây dựng và bảo vệ môi trường

sống...

Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật được quan tâm, trong đó chú trọng giáo dục thái độ, ý thức, hành vi nhân cách, giúp học sinh tự tin trong học tập và rèn luyện. Nền nếp, kỉ cương được tăng cường ở tất cả các cấp học, tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp ngày càng giảm, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội mặc dù tỉ lệ này không đáng

kể.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh” được triển khai, thực hiện nghiêm túc đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức của cả giáo viên và học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống, trong học tập và rèn luyện. Cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai thực hiện nghiêm túc đã củng cố nền nếp trong dạy và học ngày vững chắc; những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá bị đẩy lùi, kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo phản ánh thực chất kết quả dạy và học của mỗi nhà trường.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh phổ thông huyện Văn Lâm năm học 2013-2014 Cấp học Tổng số học sinh Học lực Hạnh kiểm Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % Tốt % Khá % TB % Yếu %

Tiểu học 8530 53,4 29,7 14,8 2,2 0 Thực hiện đầy đủ: 99,99% Thực hiện chưa đầy đủ: 0,01% THCS 5545 17,3 40,7 34,3 7,6 0,1 67,2 24,1 7,8 0,9 THPT 3363 6,5 57,4 33,5 2,6 0 75,5 19,1 4,9 0,5 GDTX 166 0 15,7 82,5 1,8 0 56,6 33,7 9,7 0

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên)

Qua bảng 2.2 trên cho thấy: Tỷ lệ học lực của các cấp học có sự biến đổi rõ rệt. Nếu như cấp tiểu học, học lực giỏi chiếm 53,4% thì đến cấp học cao hơn (THCS và THPT) tỷ lệ này giảm nhiều (THCS: 17,3%, THPT: 6,5%) và đặc biệt đã xuất hiện học lực kém cấp học THCS: 0,1%.

Hạnh kiểm ở các cấp học cũng có sự thay đổi nhưng nhìn chung đạt kết quả rất tốt, cả 3 cấp học, hạnh kiểm khá, tốt của học sinh đều đạt trên 90% và hạnh kiểm yếu cao nhất là ở cấp THCS cũng chỉ chiếm 0,9%.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện văn lâm tỉnh hưng yên theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)