3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường hiểu, biết về chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ giáo
viên về chủ trương “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa” là những
biện pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hoá nhà trường về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn nghề nghiệp trong quản lý là bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường (Đảng, Đoàn TNCS HCM, Công Đoàn,…) về tầm quan trọng và sự cần thiết về sự nghiệp giáo dục của dân tộc, tạo nên sự nhất trí cao và sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường đối với các hoạt động của nhà trường từ đó tích cực, chủ động tổ chức và tham gia vào hoạt động có hiệu quả.
- Giúp cho giáo viên trong nhà trường nhận thức được việc quản lý đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp là việc làm thường xuyên và tất yếu. Hiểu được bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn; biết quy trình đánh giá giáo viên theo Chuẩn; tác dụng của Chuẩn; Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng hoạt động nghề nghiệp.Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên, của sở Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý và xây đội ngũ, kế hoạch phát triển đổi mới giáo dục ...
- Phát động phong trào thi đua với nội dung “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tới tất cả mọi GV trong trường.
- Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện yêu cầu giáo dục của nhà trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải đựơc xem xét từ hai mặt đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng.
- Gắn các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến Chuẩn hóa giáo viên vào các hoạt động hàng ngày của giáo viên, đối chiếu công việc giáo viên phải thực hiện trong kế hoạch giáo dục và dạy học của từng giáo viên để giáo viên soi và phấn đấu đạt được các tiêu chí đã đề ra.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Chi uỷ, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường quán triệt, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo đến đội ngũ giáo viên qua các hình thức: Trên Website của nhà trường; qua
các buổi sinh hoạt Chi bộ, họp Hội đồng giáo dục, trong các đợt học tập chính trị, học tập quán triệt nhiệm vụ năm học, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể ...
- Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức lao động khoa học trong công tác quản lý, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, trong các tổ chức đoàn thể của nhà trường và tạo mối liên kết giữa các cá nhân, tổ chức, các bộ phận dựa trên nguyên tắc khoa học, dân chủ và đoàn kết. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi có điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường.
- Tham mưu với chính quyền địa phương để tập trung nguồn lực phát triển các các cơ sở đào tạo GV trực thuộc trên địa bàn; nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên trong các cơ sở này.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV theo nhu cầu nhân lực của trường; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ quan QLGD ở địa phương để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, CBQL, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phát triển năng lực giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức triển khai sâu rộng phong trào thi đua với nội dung “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tới tất cả mọi GV trong trường.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua của các đoàn thể và gắn công việc hàng ngày với các phong trào thi đua, các hội thi, hội giảng, các đợt thanh kiểm tra…
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chuyên môn với công đoàn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết các thành viên. Bồi dưỡng cho đoàn viên công đoàn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- CBQL nhà trường, nhất là hiệu trưởng, phải có kế hoạch xây dựng nhà trường, kế hoạch hoạt động các nội dung giáo dục cụ thể, hợp lý, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và của cả cộng đồng địa phương. Xây dựng được mục
tiêu chiến lược của nhà trường và tuyên truyền để mục tiêu đó trở thành nhu cầu cần
thiết của cả cộng đồng.
- Làm tốt công tác quán triệt mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi khi của các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Có đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên, của sở Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về đổi mới giáo dục.
- Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn, văn phòng thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch công tác đã đề ra.
- Có sự hưởng ứng mạnh mẽ của các đoàn thể và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.