Để quản lý tốt đội ngũ giáo viên trong trường thì việc kiểm tra, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Hàng năm, theo kế hoạch các trường đều tổ chức thanh tra toàn diện GV, cứ sau mỗi học kỳ, các trường thường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm. Ngoài ra cuối năm học các trường tổ chức đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009.
Kết quả đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên của các trường THPT trên địa bàn trong thời gian vừa qua thu được như sau:
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ STT Nội dung Mức độ Rất tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá có sự
tham gia của GV 82 60,7 24 17,8 29 21,5
2
Kiểm tra, đánh giá hồ sơ chuyên môn 86 63,7 33 24,4 17 12,6 3 Đánh giá giáo viên về việc lập kế hoạch dạy
học và giáo dục 81 60 32 23,7 22 16,3
4 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp
giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn 75 55, 6 32 23,7 28 20,7 5 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giảng
dạy thông qua dự giờ và thao giảng 97 71,9 22 16,3 16 11,8
Qua bảng 2.13 và công tác kiểm tra, đánh giá của các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ta rút ra một số nhận xét:
Các trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá có sự tham gia của GV (và hoạt động kiểm tra, đánh giá được tiến hành thường xuyên trong năm học). Có 60,7% số người được hỏi cho là rất tốt và 17,8% cho là bình thường. Điều đó chứng tỏ nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá sát thực tế và dân chủ làm cho GV thấy đây là một hoạt động thường niên làm tương đối bài bản.
Nội dung kiểm tra đánh giá hồ sơ chuyên môn; Kiểm tra, đánh giá giáo viên về việc lập kế hoạch dạy học và giáo dục; Kết quả khảo sát có trên 63,7% số người được hỏi cho là rất tốt và 24,4% cho là bình thường. Điều này chứng tỏ nội dung kiểm tra đánh giá trên là thiết thực trong việc quản lý đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn; có tới 55,6% cho rằng nội dung này rất tốt và 23,7 cho là bình thường. Do đó đây là hoạt động các nhà trường đã làm khá tốt trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên.
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy thông qua dự giờ và thao giảng. Nội dung này khi được hỏi có tới 71,9% cho rằng rất tốt và 16,3% cho là bình thường. Đây cũng là nội dung trong các nhà trường đã rất quan tâm để đánh giá năng lực dạy học của GV đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp.
Việc kiểm tra, đánh giá, GV của các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng các trường bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả. Tuy nhiên kết quả kiểm tra đánh giá phần nào còn mang tính động viên, chưa thực chất, chưa phản ánh đầy đủ các năng lực cần có của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
2.3.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên
Kết quả đánh giá hoạt động thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên của các trường THPT trên địa bàn trong thời gian vừa qua thu được như sau:
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá hoạt động thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ
STT Nội dung
Mức độ
Rất tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL %
1
Có những cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khích lệ, tạo động lực, cơ hội cho ĐNGV được cống hiến
40 29,6 65 48,2 30 22,2
2
Đảm bảo các quyền lợi vật chất của người giáo viên như tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ làm thêm giờ, nâng lương trước thời hạn, cơ hội được đi học…
83 61,5 28 20,7 24 17,8
3
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo
56 41,5 45 33,3 34 25,2
4
Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ, xây dựng bầu không khí thân thiện, dân chủ, công bằng, tạo sự đồng thuận
trong ĐNGV để mọi người hăng say làm việc
5
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao để giáo viên được tham gia giao lưu, thi đấu.
68 50,4 37 27,4 30 22,2
6
Thực hiện chế độ tài chính công khai minh bạch, công bằng về quyền lợi và chính sách cho mọi đối tượng.
55 40,7 45 33,3 35 25,9
Qua bảng 2.14, ta thấy, khi được hỏi về cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khích lệ, tạo động lực, cơ hội cho ĐNGV được cống hiến thì 29,6% cho rằng rất tốt, 48,2% cho rằng bình thường. Điều đó chứng tỏ các nhà trường đã phần nào tạo được những cơ chế động viên khích lệ GV.
Đảm bảo các quyền lợi vật chất của người giáo viên như tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ làm thêm giờ, nâng lương trước thời hạn, cơ hội được đi học…có 61,5% cho là rất tốt, 20,7% cho là bình thường.
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn được hội đồng nhà trường giải quyết đầy đủ, đúng đối tượng, không để cho người lao động phải thắc mắc về quyền lợi của mình, nhờ đó động viên, khích lệ giáo viên tin tưởng và yên tâm công tác.
Đánh giá công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ về bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo có 41,5% số người được hỏi cho là rất tốt, 33,3% cho là trung bình. Điều đó chứng tỏ các nhà trường đã quan tâm đến việc sử dụng đội ngũ sau đánh giá.
Đánh giá về công tác kiểm tra nội bộ, xây dựng bầu không khí thân thiện, dân chủ, công bằng, tạo sự đồng thuận trong ĐNGV để mọi người hăng say làm việc thì có 43% số người được hỏi cho rằng rất tốt, 30% cho rằng bình thường. Qua đó thấy rằng hoạt động này cần được các nhà trường làm tốt hơn.
Thực hiện chế độ tài chính công khai minh bạch, công bằng về quyền lợi và chính sách cho mọi đối tượng, khi được hỏi có 40,7% cho rằng rất tốt, 33,3% cho rằng bình thường. Đây là một vấn đề các nhà QL phải làm tốt hơn nữa.
Hoàn cảnh sống của cán bộ, giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, người lãnh đạo phải làm
sao để cải thiện chế độ tiền lương, tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong một
môi trường tốt cho giáo viên.
Để quản lý tốt được đội ngũ giáo viên, các cấp quản lý trong các trường THPT cần phải căn cứ vào kết quá đánh giá theo Chuẩn, Hiệu trưởng tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bằng các quyết định về mặt tổ chức như: Đề bạt, thăng chức, bố trí giáo viên có kết quả đánh giá cao vào các vị trí then chốt trong nhà trường…
2.4. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.