Qua tham khảo giáo viên:

Một phần của tài liệu Phát triển cho học sinh hệ thống ngôn ngữ toán học trong quá trình dạy học môn toán ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 40 - 42)

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỄN HỆ THỐNG NGƠN NGỮ TỐN HỌC CỦA HỌC SINH

2.2.1. Qua tham khảo giáo viên:

Khi giảng dạy mơn tốn Đại số 10, một số Giáo viên cho rằng: bài Mệnh đề là quá mới, quá lạ đối với học sinh khi chuyển tiếp từ cấp trung học cơ sở sang trung học phổ thơng. Thật vậy, Mệnh đề là bài đầu tiên trong Sách giáo khoa đại số lớp 10. Trong bài này xuất hiện từ vựng mới: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, ký hiệu với mọi: ∀, tồn tại, cĩ một: ∃.

Theo định nghĩa Sách giáo khoa: “Mệnh đề là một phát biểu chỉ nhận một giá trị đúng hoặc sai. Một mệnh đề khơng thể vừa đúng vừa sai.”. Đây là một khái niệm hồn tồn mới ở học sinh. Bên cạnh các phát biểu được viết thành văn cịn được xử dụng thêm ký hiệu ∀,∃. Mỗi khái niệm, mỗi ký hiệu đưa ra mang một bản chất sự việc khác nhau và cĩ ý nghĩa khác nhau. Khi dạy bài này, một số giáo viên đưa ra ý kiến là nên cho nhiều ví dụ cụ thể để học sinh dễ tiếp nhận kiến thức mới.

- Mặt trời mọc ở hướng nam. Đây là mệnh đề, mệnh đề cĩ giá trị sai. - Cá bơi dưới nước. Đây là mệnh đề, mệnh đề cĩ giá trị đúng.

- Trời đẹp quá! Khơng là mệnh đề.

Nếu khơng cĩ ví dụ cụ thể tùng trường hợp thì học sinh sẽ khơng phân biệt được mệnh đề, bản chất sự khác nhau giữa mệnh đề và phát biểu, giữa mệnh đề và một câu. Nhưng để học sinh xác định tính đúng sai của một mệnh đề là cả một lượng kiến thức lớn và liên tục.

A = “∀n∈N: n2 > n”. Đây là mệnh đề, mệnh đề cĩ giá trị đúng.

Học sinh đã chưa hiểu rõ bản chất ký hiệu ∀, chỉ cần một giá trị sai thì mệnh đề sai. Chính vì vậy, mệnh đề A cĩ giá trị sai, giải thích: 0∈N: 02 > 0 là sai.

B= “∃x∈R: x2 + 5x = 0”.Đây là mệnh đề, mệnh đề cĩ giá trị sai.

Cũng như trên, học sinh đã chưa hiểu rõ bản chất ký hiệu ∃, chỉ cần một giá đúng thì mệnh đề đúng. Chính vì vậy, mệnh đề B cĩ giá trị đúng, giải thích: 0∈R: 02 + 5.0 = 0 là đúng.

* thuận lợi: sự nhiệt tình của giáo viên, sự tìm tịi ham học hỏi cái mới của học sinh.

* khĩ khăn: khi dạy cho học sinh một lượng kiến thức mới, cũng chính là cung cấp cho học sinh một lượng từ vựng mới tương ứng với cái đang học. Trong mỗi từ vựng đĩ, đặc biệt là từ vựng tốn học thì ngữ, nghĩa bản chất của nĩ rất quan trọng, nếu hiểu chưa rõ, hoặc hiểu sai sẽ dẫn đến hiểu sai bản chất sự việc, đối với mơn tốn là mất căn bản thì rất khĩ khắc phục.

* Biện pháp: khi học một bài mới, tương ứng một hệ thống từ vựng mới thì quan trọng nhất là đi từ trực quan sinh động cho học sinh dễ tiếp thu, thứ hai là lập đi lập lại để kiến thức vừa học được học sinh dễ dàng nhớ, thứ ba là phân biệt rõ bản chất sự việc để học sinh khơng gây ngộ nhận, chỉ rõ các sai lầm khi học sinh xử dụng các kiến thức đĩ chưa hợp lý. Tuy nhiên khi chỉ rõ sai lầm cho học sinh thì ta vẫn phải khuyến khích học sinh, bởi vì đĩ là sự sáng tạo của học sinh, từ đĩ mới dẫn đến niềm đam mê học hỏi cái mới của học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển cho học sinh hệ thống ngôn ngữ toán học trong quá trình dạy học môn toán ở trường Trung Học Phổ Thông (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w