TIÊU ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 92 - 94)

Trên cơ sở mục tiêu được xác định trong các văn bản pháp lý, việc cụ thể hóa mục tiêu phù hợp với năng lực, trình độ và tình hình thực tiễn của nhà trường bằng một quy ư1nh chặt chẽ, hợp lý. cần tiến hành quản lý để tăng cường hiệu quả mục tiêu đào tạo một cách đồng bộ. Xác định những biện pháp cụ thể ương mục tiêu đào tạo với trình tự và Nội dung sau:

- Cải tiến quy trình xây dựng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

- Tổ chức quán triệt cụ thể, sâu rộng trong cán bộ, giáo viên và học viên của nhà trường.

- Phân cấp quản lý mục tiêu, yêu cầu đào tạo một cách khoa học.

- Điều chỉnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xét thấy cần thiết để phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tổ chức kiểm tra công tác thực hiện mục tiêu đào tạo.

4.2.1.1.Cải tiến quy trình xây dựng mục tiêu đào tạo một cách chặt

chẽ

Mục tiêu đào tạo về cơ bản phải quán triệt được những vấn đề sau: - Yêu cầu về nhận thức

- Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp - Yêu cầu về phẩm chất, đạo đức - Yêu cầu về sức khỏe

Quy trình xây dựng mục tiêu đào tạo cần tuân thủ theo các bước:

Bước 1: Nghiên cứu văn bản pháp lý liên quan đến công tác đào tạo, đặc biệt là về mục tiêu đào tạo.

Bước 2: Khảo sát thực trạng công tác đào tạo tại trường và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực và sức khỏe.

Bước 3: Dự thảo và đề xuất mục tiêu.

Bước 4: Hoàn chỉnh mục tiêu trên cơ sở tham gia ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và các đơn vị chuyên môn.

Bước 5: Trình phê duyệt.

4.2.1.2.Tổ chức quán triệt mục tiêu đến các đối tượng

Việc quán triệt mục tiêu tới mọi đối tượng tham gia công tác trong nhà trường là điều không thể không làm vì nó giúp cán bộ, giáo viên, học viên định hướng được những yêu cầu cơ bản trong QTĐT ( trong việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học viên). Bởi mục tiêu là là yêu cầu thiết thực, cụ thể, là điểm xuất phát, đồng thời là tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả của QTĐT. Những đối tượng cần phải quán triệt đó là:

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy.

- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong các phòng ban chức năng. - Toàn thể học viên của nhà trường.

Việc tổ chức quán triệt mục tiêu có thể thông qua nhiều hình thức như: Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trước năm học về Nội dung chương trình. Mở hội thảo về thực hiện Nội dung dạy tốt, học tốt, thông qua đó lồng thêm Nội dung quán triệt mục tiêu yêu cầu đào tạo cho cán bộ giáo viên.

Đối với học viên tổ chức lên lớp về quy chế và nhận thức nhiệm vụ học tập, những yêu cầu của học viên trong quá trình đào tạo, ữong đó có Nội dung quán triệt về mục tiêu đạo của nhà trường.v.v...

4.2.1.3.Phân cấp quản lý mục tiêu một cách khoa học

Việc phân cấp quản lý mục tiêu đào tạo một cách khoa học giúp các cấp quản lý và nhà trường cũng như các cơ sở thực hiện nhiệm vụ giảng dạy xác định rõ được trách nhiệm của mình và của đơn vị mình ương QTĐT. Việc phân cấp này theo chúng tôi chia thành ba cấp quản lý đó là:

- Cấp quản lý giáo dục: Các cấp quản lý nhà trường bao gồm Cục nhà trường Bộ Tổng thm mưu, phòng quản lý nhà trường Bộ tham mưu Hải quân. Việc quản lý giúp các cơ quan này theo gioi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu, chững như kiểm tra Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường, từ đó để trực tiếp chỉ đạo nhà trường trong việc kiểm nghiệm sản phẩm đào tạo trên cơ sở đối chiếu mục tiêu yêu cầu đào tạo với thực tiễn QTĐT.

-Nhà trường: Là đơn vị đào tạo cũng như chịu trách nhiệm hoàn toàn về QTĐT. Do vậy quản lý mục tiêu là nhiệm vụ của nhà trường trong suốt QTĐT. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo Ương việc thiết kế, dự thảo và tổ chức thực hiện mục tiêu, trên cơ sở triển khai kế hoạch một cách hợp lý và khoa học để thực hiện hiệu quả mục tiêu đã đề ra đó trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

-Các cơ sỏ phòng ban khoa: Là những nơi trực tiếp triển khai kế hoạch của nhà trường, họ có nhiệm vụ quán triệt sâu sắc mục tiêu và từ mục tiêu họ phải tổ chức quản lý và giảng dạy sao cho có kết quả và chất lượng để đạt được yêu cầu của mục tiêu. Việc thực hiện mục tiêu là thước đo quá trình giảng dạy của giáo viên và các tổ chức quản lý họ, còn chất lượng đào tạo là thước đo của thực hiện mục tiêu đào tạo.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)