Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 68)

3.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG

3.2.3.2.4.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường

Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại trường THKT Hải quân được thống kê thực tế trên bảng 20 như sau:

Trong tổng số 176 giáo viên của nhà trường có 75,5% có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có 5 người có trình độ tiến sỹ và thạc sỹ, đây là tỷ lệ khá cao đối với một trường THCN, trình độ về chuyên môn đặc biệt là năng lực thực hành của giáo viên tương đối đồng đều đây là đặc điểm rất thuận lợi cho công tác dạy nghề của nhà trường. Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự giác trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tỷ lệ giáo viên là đảng viên rất cao có 150/176 người chiếm 85,2%. số giáo viên trẻ nhiều, nhưng có hạn chế nhất định về phương pháp và khả năng sư phạm. Lực lượng giáo viên cơ bản ngoại ngữ khá mạnh, nhưng giáo viên phụ trách các bộ môn phương pháp, nghiệp vụ sư phạm , các môn về khoa học xã hội và nhân văn thiếu, điều đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhà trường cần có những giải pháp để bồi dưỡng thêm cho giáo viên về phương pháp SƯ phạm và khả năng giảng dạy các môn về thực hành.

3.2.4. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt QTĐT, nó được đánh giá là một trong những yếu tố cơ bản để định sự thành công của kết quả đào tạo.Chương trình đào tạo của nhà trường hiện nay được xây dựng theo quyết định SỐ21/2001/QĐ-

BGDĐT ngày 6 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và công văn hướng dẫn số 77/ NT2 ngày 27 tháng 1 về việc xây dựng chương trình khung cho các trường THCN trong lực lượng vũ trang của cục nhà trường Bộ tổng tham mưu Bộ quốc phòng.

Trên cơ sở chương trình khung của Bộ, nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cho tất cả các ngành. Khối lượng kiến thức được phân bổ một cách hợp lý theo từng học kỳ ữên cơ sở đặc điểm tình hình của từng ngành, trình độ học viên. Đây là kế hoạch mang tính pháp lệnh bắt buộc các khoa, các giáo viên phải tuân thủ một cách nghiêm túc.

3.2.4.1. Tính hợp lý của chương trình đào tạo

Để tìm hiểu tính hợp lý của chương trình đào tạo nhà trường chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 121 giáo viên và 24 cán bộ quản lý với Nội dung câu hỏi trắc nghiệm 3 mức độ đánh giá khác nhau và kết quả thu được như sau:( Bảng 21)

Qua số liệu thu được trên đây, chúng tôi nhận thấy Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường là vấn đề rất quan tâm của không những cán bộ quản lý mà cả đối với giáo viên làm công tác giảng dạy, bởi vì qua hai đối tượng các ý kiến tương đối thống nhất. Tính hợp lý của chương trình được giáo viên đánh giá là 24,8%, cán bộ quản lý là 33,3%. Tương đối hợp lý ý kiến giáo viên là 48,8% và cán bộ quản lý là 50,0%. Đặc biệt việc đánh giá chương trình không hợp lý hai đối tượng trên không thống nhất cao, đối với giáo viên có 26,4% và cán bộ quản lý là 16,7% .Theo chúng tôi tính hợp lý của chương trình đào tạo là chưa cao vì bản thân chương trình khung của bộ vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý thì làm sao khi triển khai cho các trường đã hợp lý được. Mặt khác hàng năm do yêu cầu cần thiết phải cặp nhật kiến thức để phù hợp tiến độ phát triển của KHCN và tình hình thay đổi trang thiết bị vũ khí đặc chủng

của hải quân, do đó đánh giá tính chưa hợp lý của chương trình đào tạo còn cao là có cơ sở. Đó là thực trạng mà đòi hỏi cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhà trường cần bỏ nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, xây dựng hệ thống Nội dung chương trình đào tạo khoa học và hợp lý hơn, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bằng toán xác xuất chúng ta kiểm tra tính thống nhất trong sự lựa chọn ngẫu nhiên của các đối tượng đối với Nội dung về đánh giá tính hợp lý của Nội dung chương trình môn học- Phương pháp kiểm nghiệm " Chi bình phương"

-Giả thuyết: HRoR:Các tỷ lệ quan sát được ở mỗi mực do ngẫu nhiên, không có sự khác biệt quan điểm về cách đánh giá

-So sánh XP

2

P

= 1,34 < 9,21

-Kết luận: Chấp nhận phương án chọn HRoR. Chứng tỏ rằng việc phân tích trên là hoàn toàn có cơ sở, tuy có khác nhau về số ý kiến nhận xét, nhưng không có sự khác nhau về thái độ nhận xét của các đối tượng Giáo viên và cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)