2.3.4.5.Phương pháp mới trong quản lý:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 38)

- Phương pháp ma trận MYTK ( chữ viết tắt của tiếng anh là SWOT) T : mặt mạnh (Strong); Y:mặt yếu (Wesk) T :thời cơ, thận lỢi(Opprtunities) và K : nguy cơ, khó khăn ( Threat). Phương pháp này người hiệu trưởng cần thực hiện các giai đoan:

+ Làm sáng tỏ :

- Mặt bằng xuất phát: số lượng, chất lượng giáo viên, nguồn tài chính, cơ sở vật chất...

- Các mục tiêu cần đạt tới (trong khoảng thời gian nhất định )

- Đặc trưng các nhân tố chủ quan ( mặt mạnh yếu, khả năng chuyển yếu thành mạnh và ngược lại)

- Đặc trưng các nhân tố khách quan (thời cơ, nguy cơ, thuận lợi khó khăn, khả năng biến khó khăn thành thuận lợi và ngược lại...)

+ Lập ma trận ( 3 hàng , 3 cột) như hình sau :

+ Như vậy bốn tình huống cơ bản: MT, YT, MK, YK. Ứng với mỗi tình huống cần có một chiến lược bao gồm những giải pháp, biện pháp có tính hiện thực và khả thi.

Cần lưu ý rằng phương pháp ma trận trên đây có thể áp dụng cho một hoạt động nhằm thực hiện một chủ trương cụ thể. Chẳng hạn như chủ trương giảng dạy thích hợp các môn học yêu cầu người hiệu trưởng phải phân tích đầy đủ các nhân tố thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt yếu về phương diện chủ quan cũng như khách quan (lực

lượng giáo viên, trình độ giáo viên, đời sống giáo viên, cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lí...) để từ đó thiết lập ma trận và chọn chiến lược thích hợp.

2.3.5. Các chức năng quản lý giáo dục

Hoạt động quản lý thường được chuyên môn hóa và gọi là chức năng quản lý. QLGD có một số chức năng cơ bản sau:

- Kế hoạch hóa.

- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý. - Thông tin.

- Dự báo.

- Soạn thảo và ra quyết định. - Công tác cán bộ.

- Công tác ngân sách kinh phí - Tổ chức thực hiện quyết định.

- Điều chỉnh phối hợp chỉ đạo hành chính. - Kích thích (vật chất, tinh thần)

- Kiểm tra, kiểm kê. - Tổng kết.

Các chức năng trên có vị trí khác nhau ( kế hoạch hóa là chủ đạo, xác định mục tiêu là tiền đề...) và được thực hiện hoặc đồng thời, hoặc trước sau. Cũng có thể đối với một quá trình quản lý nào đó, không nhất thiết thực hiện đầy đủ các chức năng nói trên.

Một dãy những chức năng quản lý kế tiếp nhau theo thời gian một cách lô gíc tạo thành chu trình quản lý. Chu trình này bao gồm các chức năng sau:

+ Soạn thảo và ra quyết định + Tổ chức thực hiện quyết định

+ Tổng kết

Việc thực hiện chu trình quản lý tạo nên tính hoàn chỉnh trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên việc thực hiện chu trình đó không tách rời việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn thực hiện chu trình quản lý không tách khỏi chức năng kế hoạch hóa, xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý...Tùy từng đối tượng quản lý và tình huống cụ thể, việc thực hiện chu trình quản lý kết hợp một cách hợp lý, đúng đắn có thể tạo nên "quy trình công nghệ quản lý."

2.3.6. Quá trình đào tạo .

2.3.6.1.Khái niệm về quá trình đào tạo

QTĐT là quá trình xuyên suốt từ công tác tuyển sinh ( đầu vào ), cho đến khi tốt nghiệp ( đầu ra) của học viên, trong đó bao gồm chủ yếu là quá trình dạy và học của giảng viên và học viên. Hoạt động dạy và quá trình học có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, mặc dù cả hai được tiến hành do hai chủ thể khác nhau, thực hiện hai chức năng khác nhau. Để thực hiện quá trình này chúng ta cần tạo ra được môi trường và các điều kiện nhằm hỗ trợ cho việc tiến hành hoạt động cụ thể ở đây là trường học. Trường học là nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục và đào tạo theo mục tiêu đã đề ra vì vậy trường học được coi như một thể chế xã hội.

Quản lý trường học bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận, bản chất, chức năng, phương pháp quản lý... Nhiệm vụ quản lý trường học là tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ gắn bó, hướng mọi thành viên tập trung vào nhiệm vụ của nhà trường.

2.3.6.2.Bản chất quá trình đào tạo

" Bản chất QTĐT là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo của người thầy giáo, nhà khoa học, nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp và dạy lý tưởng đạo đức nghề nghiệp. "[3]

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 38)