2.3.6.3.Đối tượng của quá trình đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 41)

Đối tượng QTĐT trong các trường chính là nhân cách của người học. Đó chính là những con người có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để sống và hoạt động tích cực, chủ động trong một xã hội văn minh, có khả năng liên tục hoàn thiện bản thân trong một xã hội hiện đại, thích nghi với sự phát triển của đất nước theo cơ chế thị trường, nhạy bén với sự biến đổi của thời đại, của nền kinh tế tri thức.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu về nhân cách như sau:" Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đ1nh và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ." [15]

Đối tượng QTĐT là " Tổ hợp những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ hành động của từng người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do con người sáng tạo, với xã hội và với bản thân." [20]

2.3.6.4.Nội dung quá trình đào tạo

Nội dung QTĐT về cơ bản gồm các bước sau: -Xác định mục tiêu đào tạo

-Xác định trình độ đầu vào của học viên -Xác định Nội dung chương trình

-Xác định các quy trình dạy học

-Xác định kiểm ưa, đánh giá kết qua đào tạo

Các Nội dung của QTĐT có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm giúp QTĐT đạt kết quả như mong muốn.

2.3.6.4.1.Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo là những yêu cầu mà người học phải đạt được về tri thức, về kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp sau một quá trình học tập, đào tạo ở nhà trường. VÌ vậy việc

xác định mục tiêu đào tạo có một ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả của QTĐT. Nó giúp cho người dạy xác định việc hướng dẫn cho người học nghiên cứu vấn đề g1, đến mức độ nào, từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp, đánh giá được khách quan, đúng đắn kết quả học táp của học viên. Nó giúp cho người học biết mình phải học g1 để có thể làm được những g1 sau khi học xong.

2.3.6.4.2. Xác định trình độ ban đầu của học viên

Đây là cơ sở rất quan trọng, cần thiết để tiến hành tổ chức giảng dạy và học tập. Nó giúp cho người dạy lựa chọn phương pháp truyền đạt kiến thức phù hợp với đối tượng. Giúp cho người học biết được trình độ của bản thân để chủ động vạch kế hoạch phấn đấu và học tập.

Khi nghiên cứu học viên các nhà trường cần xem xét và so sánh trình độ của họ về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ so với yêu cầu về mục tiêu ( đầu ra) của khóa học.

2.3.6.4.3.Xác định Nội dung chương trình giảng dạy

Nội dung chương trình là sợi chỉ đỏ xuyên suốt QTĐT, là chất liệu biến đầu vào thành đầu ra. Nội đung dạy học các môn học phải đảm bảo các yêu cầu, cơ bản thiết thực, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam. Người giáo viên trong quá trình thiết kế và giảng dạy, ngoài việc quán triệt các yêu cầu trên vào Nội dung môn học của mình, cần cố gắng giáo dục những ữuyền thống tốt đẹp của dân tộc và những yêu cầu mới của đất nước của thời đại đối với con người cho học viên, như truyền thống yêu đất nước, nhân ái, nghĩa tình....các yêu cầu ổn định và phát triển, giáo dục dân số...

Đối với trình độ THCN cần đảm bảo cho học viên những kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành thật cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng và năng lực thực hành, có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết vào công tác chuyên môn.

Để đảm bảo mục tiêu đào tạo như trên cho mỗi bậc học, rõ ràng Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, học tập cho mỗi bậc học phải là yếu tố quyết định. Đối với bậc học là THCN chương trình phải được xây đựng thế nào lượng kiến thức chuyên môn sâu, rộng phù hợp với nghề nghiệp, tay nghề khi ra trường công tác.

2.3.6.4.4.Xác định phương tiện, kỹ thuật dạy học

Nhà quản lý phải tính toán và phối hợp, xây dựng, sử dụng các điều kiện thời gian, không gian tài chính, các thiết bị và phương tiện dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu đào tạo.

Nội đung và cách tiến hành xác định các điều kiện phương tiện kỹ thuật dạy học gồm:

-Xác định hợp lý thời gian, không gian tài chính, cơ sở vật chất cần thiết. -Xác định các phương tiện dạy học.

2.3.6.4.5.Xác định quy trình dạy học

Thiết kế quy trình dạy học sao cho phù hợp, đây chính là bản kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu QTĐT " biến đầu vào thành đầu ra ". Một đặc điểm cần chú ý khi thiết kế quá trình dạy môn học phải cố gắng sử dụng hợp lý các hình thức tổ chức để có thể đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất. Trong mỗi hình thức tổ chức giảng dạy dù trên lớp, tự học ở nhà, tự nghiên cứu hay tham quan, thảo luận thì mỗi phương pháp tổ chức đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy cần kết hợp các phương pháp kết hợp khoa học, sao cho người học chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhất.

2.3.6.4.6.Kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt, không thể thiếu trong quy trình đào tạo, nó có chức năng đánh giá và thẩm định chất lượng đào tạo.

Việc kiểm ưa đánh giá nhằm mục đích:

• Thu thập kịp thời các mối liên hệ ngược về các hoạt động học tập, nghiên cứu của người học, phát hiện kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học.

• Đánh giá được kết quả hoạt động học tập trên cơ sở xác định mục đích yêu cầu đã đề ra để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình đào tạo, tăng cường tri thức khoa học, phát triển tư duy khoa học và giáo dục phẩm chất đạo đức cho những nhà quản lý tương lai.

Kiểm tra, đánh giá có thể ảnh hưởng hai mặt. Nó có thể cản trở cho sự phát triển giáo dục nếu kiểm ưa đánh giá chệch với mục tiêu đào tạo và sử dụng những loại hình không phù hợp với mục đích của kiểm tra. VÌ vậy để thực hiện tốt một quy trình đào tạo nhà trường cần chú ý đến công tác kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong QTĐT để qua đó có thể đánh giá được chất lượng giảng dạy của trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.7. Quản lý quá trình đào tạo

Quản lý QTĐT là Nội dung cơ bản nhất của QLGD. Là quản lý một hệ thống bao gồm những nhân tố cấu thành QTĐT trong mối quan hệ biện chứng theo hướng phát triển. Nội dung của hoạt động quản lý QTĐT bao gồm:

-Quản lý mục tiêu đào tạo. -Quản lý công tác tuyển sinh. -Quản lý quá tr1ng dạy học. -Quản lý Nội dung chương trình. -Quản lý cơ sở vật chất.

Chương 3 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG THKT HẢI QUÂN

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 41)