4.1.1.Nắm vững quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, phát huy

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 89 - 91)

tính tự chủ, tính sáng tạo của học sinh.

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo. Việc nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục của Đảng để từng bước phát huy tinh thần tự chủ, tư duy sáng tạo của học viên để tăng cường khả năng làm chủ kiến thức, tích cực nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp là nguyên tắc hàng đầu trong công tác đào tạo nói chung và đối với các trường THCN và dạy nghề nói riêng. Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ:" Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề... thực hiện phương châm " học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội "[4].

4.1.2.Quán triệt tính giáo dục toàn diện, nhưng xác định trọng tâm,

trọng điểm, phù hợp với đối tượng người học và thực tiễn giáo dục

ngành ngh

Giáo dục toàn diện là quan điểm lớn trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh: "Trong giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất"[26]. Tính toàn diện là một yêu cầu không thể thiếu được trong QTĐT, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xác định Nội dung và quy trình rèn luyện cơ bản tạo điều kiện cho học viên thể hiện sự cố gắng, nỗ lực

không ngừng để tự hoàn thiện mình cả về đạo đức, tác phong và năng lực thực hành nghề nghiệp. Tuy nhiên yêu cầu toàn diện nhưng không phải mọi Nội dung đều dàn trải, liên miên mà phải xác định những Nội dung trọng tâm , trọng điểm trong công tác đào tạo. Trong các trường THCN và dạy nghề, đó chính là hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, là khả năng tự hoàn thiện tay nghề trong thực tế. Từ sau khi Liên Xô và hệ thống XHCN Đông Âu tan vỡ, trang bị kỹ thuật của lực lượng Hải quân đã có những thay đổi, trước hết về chiến lược sử dụng, trong chiến thuật của từng khả năng vận dụng trong chiến tranh hiện đại và tính năng kỹ chiến thuật của các loại vũ khí mới được quân đội trang bị không chỉ còn là của Liên Xô nữa, mà là của các nước khác, kể cả các nước tư bản. Chính thực tế này yêu cầu các trường phải có những điều chỉnh cần thiết về Nội dung chương trình, phương pháp dạy, phương pháp học để tiếp cận mau lẹ và phù hợp hơn. Mặt khác, mỗi trường, mỗi quân chủng có những đặc điểm khác nhau: về trang bị, về lực lượng học viên, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất...do vậy không thể rập khuôn máy móc, mà trong quản lý cần có những biện pháp, nghệ thuật lãnh đạo như một nguyên tắc cần thiết để tuân thủ và thực hiện.

4.1.3. Đảm bảo tính kế hoạch, tính khoa học trong công tác quản lý

Công tác quản lý, chỉ đạo QTĐT phải đảm bảo một trong những nguyên tắc quản lý cơ bản, đó là tính kế hoạch, tính khoa học. Muốn đảm bảo tính khoa học trong quản lý, cần phải nắm được cơ sở khoa học của nó, đó là phải biết dựa vào thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Hoạt động đào tạo không được dập khuôn và đơn giản, tính khoa học trong quản lý đòi hỏi phải tìm tòi cụ thể và thực tiễn. Đối tượng của giáo dục là những nhân cách cụ thể, đa dạng, do đó tính cụ thể trong quản lý đòi hỏi phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể. Quá trình giáo dục thường diễn ra trong thời gian dài và có nhiều lực lượng tham gia cùng một lúc vì vậy đòi hỏi phải có tính kế hoạch cao. Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, toàn diện và từng mặt là một yêu cầu nghiêm ngặt của công tác quản lý. Nguyên tác này được quán triệt xuyên suốt quá trình thực hiện các chức năng quản lý, trong xây dựng kế hoạch, trong tổ chức thực hiện kế hoạch và trong chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch.

4.1.4. Đảm bảo tính chất lượng, hiệu quả trong quản lý

Chất lượng, hiệu quả là những yêu cầu của công tác quản lý QTĐT bất cứ nhà trường nào. Muốn đạt hiệu quả cao, yêu cầu cần phải nắm được những thành tựu mới của khoa học, vận dụng những thành tựu mới đó vào công tác quản lý. Hiệu quả quản lý phải được tính đến trên cơ sở thực hiện các mục tiêu với những phí tổn nhất định về các nguồn lực cho phép. Đây là một trong những nguyên tắc cần phải quán triệt và thông suốt trong quá trình quản ly'nhà trường.

4.1.5. Đảm bảo tính thống nhất và mối quan hệ phối hợp, hợp đồng

trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

Ngoài cơ sở đào tạo là trường THKT Hải quân, các cơ quan, các đơn vị tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động đào tạo còn bao gồm các cấp quản lý giáo dục như Cục nhà trường Bộ tổng tham mưu Bộ quốc phòng, các phòng ban như phòng nhà trường bộ tham mưu Hải quân, phòng KHCN, các cơ sở là các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp...Ngoài ra các cấp chính quyền địa phương cũng là nơi hỗ trợ đắc lực về chủ trương, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhà trường, do vậy nguyên tắc hợp đồng, phối hợp giữa các cơ quan đơn vị là yêu cầu không thể thiếu trong QTĐT, nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong Nội bộ nhà trường mối quan hệ hợp đồng đó là sự hợp đồng giữa:

Phòng đào tạo với các phòng ban chức năng khác, các khoa và các tổ chức trực thuộc trong trường.

Giữa trường với các cấp chính quyền, với sở, với cục nhà trường Bộ tổng tham mưu Bộ quốc phòng và với phòng nhà trường Hải quân.

Giữa trường với các cơ sở đào tạo khác.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)