1.3.Nguyên nhân của thực trạng:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 106)

Trong quá trình nghiên cứu, từ khảo sát thực ữạng, đề tài đã nêu ra được những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trong đó nguyên nhân khách quan là sự chỉ đạo các cấp quản lý, hệ thống văn bản pháp quy. Là đối tượng người dạy, người học. Là khối kiến thức tổng thể của Nội dung chương trình đào tạo, những hướng dẫn thực hiện chương trình và quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học của giáo viên và học viên V. V...

Những nguyên nhân chủ quan, đó là ý thức trách nhiệm của đội ngũ quản lý, của người dạy và người học. Là mối quan hệ giữa nhà trường với cơ quan chủ quản, với các cơ sở đào tạo khác...

1.4. Những giải pháp:

Sau khi nghiên cứu thực trạng, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan đề tài đã đề xuất sáu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quá trình đào tạo ở trường THKT Hải quân, đó là:

-Giải pháp một: Tăng cường cải tiến hiệu quả quản lý mục tiêu đào tạo. -Giải pháp hai: Tích cực ổn định và cải tiến phương pháp tuyển sinh. -Giải pháp ba: Cải tiến công tác quản lý Nội dung chương trình đào tạo. -Giải pháp bốn: Đổi mới quản lý phương pháp đào tạo.

-Giải pháp năm: Tăng cường quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên.

-Giải pháp sáu: Tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

1.5.Tính khả thi của những giải pháp

Sau khi đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường THKT Hải quân, chúng tôi đã khảo sát tính khả thi của các giải pháp trên. Kết quả hơn 80% các đối tượng được khảo sát cho rằng các giải pháp đề xuất có tính khả thi cao trong thực tiễn. Tuy nhiên tính khả thi đó còn phụ thuộc

vào sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên toàn trường, cùng với sự giúp đỡ của các cấp quản lý và chính quyền địa phương.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Bộ tổng tham mưu Bộ quốc phòng cần tạo điều kiện cho các nhà trường khối THCN được tự chủ động trong công tác tuyển sinh như việc ra đề thi, các trường tự chịu trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này, để công tác tuyển sinh được áp dụng thi tuyển theo ngành nghề riêng biệt phù hợp với lĩnh vực đào tạo.

2.2.Phòng nhà trường Bộ tham mưu Hải quân cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác chỉ đạo, định hướng chiến lược đào tạo trước mắt cũng như lâu dài, tham mưu cho quân chủng việc xác định chương trình đào tạo các ngành nghề có tính lâu dài phù hợp với hướng sử dụng trang thiết bị và vũ khí trong tương lai. Tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về kinh phí, trang bị và dụng cụ dạy học cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên.

2.3.Trường THKT Hải quân cần nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đối với công tác rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên, rèn luyện tính tổ chức, tác phong chỉ huy và kỷ luật.

Đề tài nghiến cứu tuy đạt được những kết quả nhất định như trên, song do điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là khả năng và thời gian của người nghiên cứu nên chắc chắn còn những điểm thiếu sót. Với những thiếu sót đó, nếu có điều kiện, cơ hội tiếp tục nghiên cứu hi vọng rằng đề tài sẽ khắc phục được những điểm hạn chế hoàn thiện ở mức độ cao hơn trong lĩnh vực khoa học.

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường THCN nói chung, đặc biệt là khối các nhà trường THCN trong quân đội trong việc cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội nói chung và cho quân đội nói riêng.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)