Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 25)

2.1.2.3.Phát triển giáo dục đào tạo gắn vời nhu cầu phát triển kinh tế-

2.1.2.4.Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo

Công bằng xã hội trong giáo dục được hiểu: ai cũng được quyền học hành và có trách nhiệm, nghĩa vụ phát triển giáo dục.

Để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Đảng, Nhà nước sẽ:

- Tạo mọi điều kiện để ai cũng được học hành, đặc biệt là người nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho những người học giỏi, phát triển tài năng.

- Tạo điều kiện để mọi người thể hiện trách nhiệm của mình đối với việc phát triển giáo dục.

2.1.2.5.Đa dạng hoá các loại hình đào tạo:

- Tạo ra nhiều loại hình trường lớp, nhiều hình thức, nhiều cấp độ, chương trình đào tạo khác nhau.

- Mục đích quan điểm này là tạo cho mọi người có thể tự do lựa chọn phù hợp với mỗi người. Đây cũng là phương thức thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Nhà nước thống nhất quản lý về Nội dung chương trình, quy chế, thi cử, cấp bằng, tiêu chuẩn giáo viên... của tất cả các loại hình đào tạo.

Tóm lại: Những Nội dung cơ bản nêu trên về quan điểm của Đảng với GDĐT cũng được Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992), Luật giáo dục ( 1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX của Đảng (2001) và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 chỉ rõ. [7]

2.2.KHÁI NIỆM QUẢN LÝ

2.2.1. Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý đã xuất hiện rất sớm cùng với sự hình thành các cộng đồng người. Từ xa xưa các nhà quản lý và các nhà tư tưởng đã thấy rõ vai trò của nhân tố con người trong hoạt động quản lý.

Nhà triết học cổ đại Xôcrat (460 - 399 trước công nguyên) đã từng chỉ ra rằng, trong hoạt động quản lý nếu biết sử dụng con người thì sẽ thành công, trái lại nếu không làm được điều đó sẽ sớm sai lầm và thất bại.

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả lĩnh vực của đời sống con người, ở đâu có con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý.

Khái niệm về quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Theo Mary Parker Follet " quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiên thông qua người khác."

Theo F.Taylor (1856 - 1915) là người đầu tiên làm cho các vấn đề của quản lý thành đối tượng của môn học khoa học độc lập và chính ông đã biến các tư tưởng quản lý thành các nguyên tắc và kỹ thuật lao động cụ thể, tạo ra được năng suất và hiệu quả cao trong sản suất: " Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất".[13]

Theo nhà lý luận quản lý Henry Fayol:" Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra". [13]

Quản lý theo sự phân tích của K. Mark là : "Chức năng chủ yếu quản lý là liên hợp, tháp hợp tất cả các mặt hoạt động của tổ chức và của những người tham gia tổ chức đó thành một chỉnh thể". [17]. Theo K, Mark chức năng quan trọng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt vơi sự phân công, hợp tác dưới sự điều khiển, chỉ huy thống nhất, đồng bộ trong các hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống.

K. Mark cho rằng:" Mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung có quy mô tương đối lớn hoặc nhiều hoặc ít cần có sự chỉ huy, nhằm điều hòa hoạt động của các cá nhân và thực hiện các chức năng nói chung sinh ra trong vận động tổng thể của sản xuất khác với sự vận động của một công cụ độc lập." [30]

Theo Kzlova o. V thì :" Quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất ".[23]

Các nhà nghiên cứu về quản lý và QLGD nước ta, các giáo sư, các nhà tư tưởng trong quá trình nghiên cứu của mình cũng đã đưa ra các định nghĩa, các khái niệm về quản lý như sau : Theo GS Hà Thế Ngữ:" Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống, là quá trình tác động đến hệ thống nhằm

đạt được những mục tiêu nhất định, những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái của một hệ thống mà người quản lý mong muốn ".[24]

Theo GS Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm :"Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ, động viên kích thích họ trong quá trình lao động". [8]

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ:" Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ định ) có tổ chức, có lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã chọn ".[17]

Theo TS Nguyễn Văn Lê:" quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra ".[26]

Theo TS Nguyễn Tấn Phước:" Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách hiệu quả mọi tài nguyên ( gồm con người, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền bạc, bí quyết công nghệ v.v...) để hoàn thành các mục tiêu đã định ".[5]

Theo TS Nguyễn Thị Liên Diệp :" Quản trị là một phương thức làm cho những hoạt động được hoàn thành với một hiệu suất cao, bằng và thông qua những người khác. Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị có thể sử dụng. Đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm ưa ".[12]" Quản trị là những hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung". [12]

Theo tác giả Mai Hữu Khuê :" Quản lý là sự tác động có mục đích của cán bộ quản lý đối với tập thể con người nhằm làm cho hệ thống hoạt động bình thường, giải quyết được nhiệm vụ đề ra." [21]

Như vậy: Có rất nhiều cách định nghĩa, có rất nhiều cách khái niệm khác nhau về quản lý tùy theo cách tiếp cận khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Nhưng theo chúng tôi định nghĩa về quản lý của GS Vũ Dũng hiểu theo nghĩa tổng quát nhất:"

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó". [14] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên: cần phân biệt giữa quản lý với lãnh đạo. Đây là hai thuật ngữ không đồng nhất về mặt ý nghĩa. " Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lý, còn quản lý là quá trình chủ thể tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng tác động dài hạn. "[34]. " Lãnh đạo thiên về quyết sách của phương châm chính trị lớn về chấp hành chính sách, tổ chức lực lượng hoàn thành mục tiêu tổ chức." [30]

Kết luận : Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội, tức là hoạt động quản lý chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người. Còn đối với một cá nhân người ta tự điều khiển hoạt động của mình.

Quản lý bao gồm công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.

Có thể nói hệ thống quản lý là sự tác động tương hỗ biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.

- Quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý, dự báo kết quả.

- Quản lý là nghệ thuật bởi lẽ nó là hoạt động đặc biệt, hoạt động này đòi hỏi vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt những kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức đã được đúc kết. Người quản lý thông qua tri thức và kinh nghiệm áp dụng những kỹ năng cần thiết vào tổ chức con người và công việc.

Quản lý được tồn tại với tư cách là một hệ thống. Điều đó có nghĩa là quản lý có cấu trúc và vận động trong một môi trường xác định. ( Có thể mô tả cấu trúc đó như sau:)

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 25)