TUYỂN SINH

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 95)

Công tác tuyển sinh giữ vai trò quan trọng trong QTĐT. Chất lượng đầu vào tốt, QTĐT sẽ có cơ hội và thuận lợi cho nâng cao chất sản phẩm đầu ra, sẽ đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo. Những năm qua trường THKT Hải quân tổ chức tuyển sinh trong khuôn khổ quy định, bó hẹp nên có ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào. Để cải tiến công tác tuyển sinh theo chúng tôi:

Hàng năm không tổ chức sơ tuyển trước khi thi tuyển, để tạo cơ hội cho nhiều người được dự thi. Mở rộng đối tượng và số lượng thí sinh dự thi nhà trường có điều kiện tuyển chọn được nhiều nhân tài trong người học. Thực hiện công tác tuyển sinh theo quy trình sau:

Bước 1: Thông báo chỉ tiêu tuyển sinh theo các ngành nghề đào tạo ứên phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 2: Đăng ký hồ sơ dự thi

Bước 3: kiểm tra hồ sơ, kiểm ưa sức khỏe

Bước 4: Tổ chức thi theo ngành, chấm thi theo qui định Bước 5: Thông báo kết quả và gọi nhập học

Bước 6: Kiểm tra sức khỏe và khả năng bơi lội, thẩm tra lý lịch và phẩm chất chính trị, báo cáo chốt quân số nhập trường.

4.2.3. GIẢI PHÁP BA CẢI TIẾN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO

Cơ sở để quản lý Nội dung chương trình đào tạo là quy định về văn bản hướng dẫn chương trình khung THCN. Nhà trường giao nhiệm vụ cho phòng đào tạo, phòng KHCN và các khoa giáo viên, trong đó phòng đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm chính (tổ chức, hợp đồng, dự thảo...) triển khai xây dựng Nội dung chương trình và triển khai thực hiện sau khi đã hoàn tất và phê duyệt.

4.2.3.1.Hoàn thiện quy trình xây dựng Nội dung chương trình

Cần tiến hành xây dựng quy trình theo các bước sau:

Bước 1: Dự thảo văn bản: Phòng đào tạo phối hợp với phòng KHCN chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo chương trình căn cứ vào hướng dẫn xây dựng chương trình khung của Bộ, căn cứ vào mục tiêu yêu cầu đào tạo đã được xác định, thực trạng công tác đào tạo của nhà trường dự thảo phải được chuẩn bị một cách chu đáo, có sự phối hợp đồng bộ, phân công trách nhiệm rồ ràng và có kế hoạch xây dựng cụ thể.

Bước 2: Góp ý dự thảo văn bản: Sau khi hoàn thành dự thảo văn bản phải được đưa ra lấy ý kiến của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhằm tăng cường tập trung trí tuệ đảm bảo tính hợp lý khoa học của Nội dung chương trình, tăng cường trách nhiệm đối với các tổ chuyên môn, các khoa vì chính họ là những cơ sở triển khai và thực hiện chương trình đào tạo của nhà ưường, trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng cho học viên.

Bước 3: Hội thảo và hoàn chỉnh: Trên cơ sở ý kiến đóng góp phòng đào tạo hoàn chỉnh vãn bản Nội dung để trình duyệt.

Bước 4: Trình duyệt văn bản: Nội dung chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, nó trở thành Nội dung chương trình chính thức, mang tính pháp lý để tổ chức triển khai.

4.2.3.2.Bảo đảm cấu trúc hợp lý của Nội dung chương trình

Cấu trúc của Nội dung chương trình đào tạo phải được xây dựng gồm các phần sau:

- Đối tượng đào tạo

- Mục tiêu, yêu cầu đào tạo

- Phân chia thời gian: việc phân chia thời gian phải tính toán hết sức khoa học, với bậc THCN và dạy nghề phải chú trọng và phân chi hợp lý tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, coi trọng năng lực thực hành nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trong Nội dung.

Với các chương trình môn học cũng được xây dựng theo trình tự các bước và chú ý xây dựng mục đích yêu cầu của từng môn học phù hợp với Nội đung và đối tượng người học.

Tóm lại: Chương trình, giáo trình cần được xây dựng theo hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp đào tạo. cần quy định cụ thể thời gian lên lớp, lý thuyết, số giờ thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cùng với biện pháp bắt buộc một cách chặt chẽ, khi dạy các môn học phải cung cấp cho học viên tài liệu nghiên cứu cần thiết, tăng cường kiểm tra phần tự học.

4.2.4. GIẢI PHÁP BỐN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO

TẠO

4.2.4.1.Đổi mới phương pháp dạy và học

Như đã trình bày ở chương 3, hiện nay phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường chủ yếu được sử dụng kiểu phương pháp " thầy đọc, trò ghi". Đây là phương pháp thụ động hóa người học, học viên chỉ học những g1 thầy dạy, không có khả năng tham khảo thêm tài liệu, sách báo, mạng., người học tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kém khả năng sáng tạo và khả năng tư duy, tự học. Người thầy đóng vai trò trung tâm, một lối dạy truyền thống, không phát huy được đầy đủ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học viên. VÌ vậy cần phải chuyển sang phương pháp đào tạo khác, trong đó người thầy đóng vai trò thiết kế và người học đóng vai trò nhà thi công, đây là phương pháp chủ động hóa người học, lấy người học làm trọng tâm, coi người học làm chủ thể của quá trình dạy và học. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, kiểm ưa quy trình học, không làm thay người học. Người học phải tự điều khiển quá trình tiếp

thu kiến thức, tham khảo mở rộng kiến thức theo tài liệu, sách vở, các thông tin trên mạng, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên... Thầy nêu vấn đề, trò tập giải quyết vấn đề, có sự đối thoại giữa thầy và trò, trò với trò, hai hoạt đông dạy và học cùng phối hợp với nhau, cùng phát huy tác dụng, dẫn tới chất lượng đào tạo, hình thành nên những con người có đầu óc sáng tạo, có khả năng tự nghiên cứu, khả năng tự đi xa suốt cuộc đời trên con đường học vấn, bên cạnh đó cần kết hợp thêm phương pháp giảng dạy nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu, qua đó học viên sẽ tự lực, sáng tạo trong việc tìm tòi và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập, phát triển tính tích cực sáng tạo của người học.

Để nâng cao chất lượng dạy và học cùng với vân đề đổi mới Nội dung chương trình, bảo đảm giáo trình tài liệu, trang thiết bị dạy học, cần kiên quyết chỉ đạo và thực hiện phương pháp dạy và học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin áp dụng trong quá trình dạy học.

4.2.4.2.Quản lý việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, một công cụ và là động lực quan trọng và hiệu quả nhất trong đổi mới Nội dung, phương pháp dạy và học. Việc áp dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin trong QTĐT sẽ tạo ra bước chuyển biến có tính đột phá trong việc đổi mới toàn diện chương trình, Nội dung, phương pháp dạy, học, trong tổ chức đánh giá, thi kiểm tra, bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan, công bằng trong thi cử. Theo chúng tôi nhà trường cần tập trung:

-Phát triển mạnh mạng máy tính, nối mạng giữa các đơn vị, kết nối thông tin qua đường trục internet quốc gia để phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Rà soát lại chương trình môn học tin học, bổ sung cặp nhật kiến thức mới kịp thời, thường xuyên.

-Tổ chức kiểm tra và có kế hoạch cụ thể để động viên, bắt buộc việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 95)