QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 31 - 34)

2.1.2.3.Phát triển giáo dục đào tạo gắn vời nhu cầu phát triển kinh tế-

2.3. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG.

2.3.1. Khái niệm quản lý giáo dục

QLGD là bộ phận của hệ thống quản lý xã hội. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc:" QLGD hay còn được hiểu là QLTH, QLNT là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh." " QLNT, QLGD là tổ chức hoạt động dạy học... có tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam XHCN... cần cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước "[19]

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang:" QLGD nói chung và QLTH nói riêng là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý ( hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà mục tiêu hội tụ là QTDH - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. "[31]

Như vậy: QLGD là loại hình quản lý đa dạng và phức tạp do hệ thống giáo dục có mục tiêu nhất quán cao, mang tính nhất thể hóa, trong phạm vi rộng. Chính vì vậy hoạt động QLGD cần huy động được lực lượng toàn thể xã hội tham gia, nhằm đáp ứng các mục tiêu văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước. Hiểu một cách đầy đủ QLGD là sự tác động một cách có kế hoạch, có chủ định của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục, làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, trên cơ sở vận dụng các quy luật của quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục, hướng đến việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục đã được xác định. QLGD mang tính xã hội cao, sâu sắc vì " đối tượng cơ bản nhất của QLGD là con người, những chủ thể của quá trình GDĐT, nhân vật trung tâm quyết định sự thành bại của việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục."[17]

Về bản chất QLGD là sự tác động của nhà quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ thống của mục tiêu giáo dục. QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp, kế hoạch hóa, tài chính cung tiêu ... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng. Tác động có hệ thống, có kinh nghiệm, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục CSCN cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ.

QLGD là QLNT là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức được hoạt động thực hiện được các tính chất của nhà trường việt Nam XHCN, cần cụ thể hóa đường lội giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.

Khác với những cơ sở không phải là trường học . PGS.TS Trần Tuấn Lộ so sánh: " Thứ nhất: Nhiệm vụ của nhà trường là dạy học, giáo dục con người " Đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước." ( Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII về " Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo")"[27]

Như vậy đặc điểm của nhà trường là môi trường quản lý con người. Con người trong nhà trường ( đối tượng quản lý) là các em học sinh, là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, những con người cần được trang bị tri thức KHKT, nghề nghiệp, cần được trao dồi tư duy trí tuệ.

Thứ hai: Nhà trường ngoài nhiệm vụ dạy học, nghiên cứu ra đó còn là môi trường giáo dục con người. Mà giáo dục con người là sự quản lý tác động đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, là nhân sinh quan , thế giới quan, lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu chế độ XHCN." [27]

Tóm lại là giáo dục để con người có nhân cách. Sản phẩm của nhà trường là nhân cách học sinh.

Còn đối với cơ quan không phải là nhà trường:" Có quản lý con người và cả sự quản lý cơ sở vật chất. Tuy nhiên mục đích quản lý con người đó không phải là các em học sinh, mà con người đó là đối tượng làm ra vật chất, làm ra kinh tế, hay làm việc g1 đó không phải là giảng dạy, là học tập, là giáo dục. Sản phẩm quản lý không hoàn toàn là nhân cách mà là kinh tế là lợi nhuận, là sản phẩm..'' [27].

3.3.2. Mục tiêu của quản lý giáo dục

" Mục tiêu là yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý. Mục tiêu quản lý là trạng thái của hệ thống mà ta muốn thu được. Trạng thái hay kết quả đó hiện chưa có hoặc đang có nhưng ta muốn duy tr1. Trạng thái hay kết quả chỉ đạt được thông qua các tác động quản lý. "[24]. Có nhiều loại mục tiêu quản lý:

+ Mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt. + Mục tiêu chung, mục tiêu bộ phận. + Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu được phát triển một cách xác định - mục tiêu định lượng, mục tiêu định tính. Trong viêc xác định các mục tiêu phải biết phân biệt mục tiêu chủ yếu, mục tiêu chính, mục tiêu phụ ,các ưu tiên ... Kèm theo việc xây dựng mục tiêu phải xác định các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện mục tiêu.

Trong giáo dục các mục tiêu phải được phân chia theo ngành học, cấp học, theo vùng lãnh thổ, theo các mặt hoạt động giáo dục... Các loại mục tiêu giáo dục đã được ư1nh bày trong các văn kiện đại hội của Đảng và nhà nước, ghi trong chỉ thị năm học hàng năm của Bộ giáo dục và đào tạo.

Việc xác định mục tiêu giáo dục phải dựa vào yêu cầu khách quan của quy luật giáo dục. Quy luật giáo dục được chia làm hai loại:

. Quy luật phát triển nền học vấn và quy luật quá trình nâng cao văn hóa xã hội, phổ cập giáo dục.

. Chi phối quá tành hình thành và phát triển nhân cách người học.

Việc đề ra các mục tiêu quản lý phải chú ý đến giai đoạn phát triển của đối tượng, trình độ quản lý của chủ thể và những đặc trưng của thực tiễn quản lý.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động quản lý quá trình đào tạo tại trường trung học kỹ thuật hải quân và một số giải pháp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)